[Thảo luận] Vượt phải là như thế nào, tại sao lại không được định nghĩa trong Luật

chemgio33

Xe tải
Biển số
OF-136427
Ngày cấp bằng
29/3/12
Số km
295
Động cơ
371,850 Mã lực
1. Không có biển cấm vượt phải mà chỉ có biển cấm vượt.
2. Theo quy định của Luật GTĐB hiện hành, các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
- Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái
- Khi xe điện đang chạy giữa đường
- Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được
3. Cấm vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
- Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Ðiều này
- Trên cầu hẹp có một làn xe
- Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế
- Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt
- Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt
- Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ
Ngoài các trường hợp trên, đều phải vượt bên trái.
Tuy nhiên cần phân biệt rõ vượt phải với đi làn bên phải tốc độ nhanh hơn xe đi làn bên trái (nhưng không được vượt quá tốc độ cho phép)
chủ thớt nên đọc kỹ bài repot này rồi nghĩ xem trong luật có quy định thế nào là vượt phải k!
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,572
Động cơ
521,440 Mã lực
Em thấy nhiều thành viên Off cãi thắng được xxx khi vịm vào phần này!
Nhưng thực ra, nếu ở nước ngoài thì không thể qua được xxx khi xe mình chạy qua xe khác từ phía bên phải. Ngay ở VN mấy ông xxx tỉnh thêm một chút thì họ vẫn ngoặc được vào lỗi sai làn: ở đường BTL-NB vẫn bị thu bằng 30 ngày (Điều 13 phần quy định tốc độ nhanh hơn-chậm hơn trên các làn đường)!
Cụ ơi, chậm hơn và nhanh hơn trong luật là so với tốc độ tối đa đc phép chạy trên đường đó.
Chứ ko phải chậm hơn so với xe bên trái. Giả sử xe làn trí nó dừng lại thì toàn bộ làn xe bên phải đều phải dừng lại hết à. Theo lý luận của xxx thì tiếp tục đi đều vượt phải hết.
Xxx nói thế cũng tin thì mất xèng là đúng rồi.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
27,371
Động cơ
872,761 Mã lực
Cụ ơi, chậm hơn và nhanh hơn trong luật là so với tốc độ tối đa đc phép chạy trên đường đó.
Chứ ko phải chậm hơn so với xe bên trái. Giả sử xe làn trí nó dừng lại thì toàn bộ làn xe bên phải đều phải dừng lại hết à. Theo lý luận của xxx thì tiếp tục đi đều vượt phải hết.
Xxx nói thế cũng tin thì mất xèng là đúng rồi.
Xe đang đừng với xe đang đi khác nhau nhiều đấy bác: khi bánh xe bác đang quay, và va chạm với phương tiện yếu hơn thì xxx quy được cho bác lỗi "Không làm chủ tốc độ", còn bánh xe bác không quay thì đó là lỗi của người kia vì không có tốc độ để bắt bác phái làm chủ. Xe đang vào đỗ cũng phải có xi nhan và chắc bác cũng chẳng dại "vượt phải" người ta...
Còn ở cái điều 13 (trong Luật) ấy họ không ghi tốc độ cụ thể mà chỉ "xe chạy chậm hơn...". Chậm hơn hay nhanh hơn chắc xxx có thể nói từ mấy mét/giờ trở lên, vì họ so sánh cái nào vượt (hay đi) qua cái kia thì chắc chắn sẽ "chạy nhanh hơn"?

Còn đi ngoài đường, đặc biệt trên mấy cái đường cao tốc thì em vẫn cứ phải vượt phải. Nhiều cái xe phía trước biển tròn xanh ghi 60 mà chạy có khi còn dưới 50, đi sau, nháy đèn chán rồi còi. Nhìn qua kính sau họ vẫn buôn với người ngồi bên, bất chấp... Không vượt thì chắc cả quãng đường mình phải cùng họ vi phạm. Chỉ có điều, chưa bao giờ thấy xxx nhắc nhở cac động tác lái xe như vậy cả. Ở nước ngoài thì nhỉ cần nhấc điện thoại là đủ!
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xì hơi lốp
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
22,956
Động cơ
629,091 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Chịu khó mà nghe xe dẫn đoàn nói: các phương tiện di chuyển chậm lại, đi về phía bên tay phải, dừng xe nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.
Tiếp nữa: các phương tiện di chuyển chậm đi về phía làn đường sát lề đường bên phải. Các phưong tiện di chuyển tốc độ cao hơn đi về phía bên trái để tránh ùn tắc giao thông. Muốn dừng đỗ xe thì phải ra tín hiệu rẽ phải, từ từ chuyển hướng dần về phía bên phải, dừng đỗ xe sát lề đường vỉa hè theo qui định. Nếu không rõ thì khi đi học chịu khó mà hỏi thầy nhé. Không thầy đố mày làm nên, chưa học xong đã lo chửi giả, ra đời cứ lý luận lăng nhăng.
Nếu thích hỏi xoáy thì chịu khó xem đua F1, xe vào trạm ở bên tay phải, đi theo đường gom bên tay phải cho đạt tới tốc độ cho phép rồi mới nhập làn để tiếp tục đua.
Dân trí hâm bỏ mẹo. Mở cửa lâu rồi mà lắm thằng vẫn còn ngu thế. Vịt mình chỉ sáng tác được cái cục phân thôi nhé - học theo còn chưa xong lại cứ hay bày đặt làm trò sáng tác, thảo nào tham gia giao thông xứ Vịt chẳng khác nào dạy học thằng học lớp 12 nhốt chung cùng học với thằng lớp 4.

P/s: tại sao lại phải cấm tay lái nghich lưu thông ở VN thì sẽ rõ như ban ngày. Nếu chưa rõ nữa thì chịu khó nghe bài hát của trẻ con: đường em đi là đường bên phải, đường ngược lại là đường bên trái - chỉ được vượt bên phải trong các tình huống cho phép để đảm bảo an toàn GT.
Nói như cụ là chưa hết nhẽ: Đi xe đúng trong làn của mình, khi chuyển làn phải quan sát và đủ điều kiện chuyển mới chuyển. Làn ai thì cứ thế mà phóng đừng vượt quá tốc độ cho phép. Em chi sợ mấy thằng ngu, chuyển làn từ làn bên trái sang làn bên phải không xi nhan, không quan sát gương.
 

chevroletcruz

Xe điện
Biển số
OF-87626
Ngày cấp bằng
6/3/11
Số km
2,011
Động cơ
426,363 Mã lực
Nơi ở
miền gái đẹp
vn chỉ cho xe vượt trái, nên cứ vượt bên phải thì hiển nhiên là không được
 

vanhiep.4891

Xe hơi
Biển số
OF-149540
Ngày cấp bằng
17/7/12
Số km
135
Động cơ
359,260 Mã lực
Trường hợp nào không được vượt xe
http://www.mt.gov.vn/PrintView.aspx?ArticleID=11734

1. Về việc vượt bên phải xe:

Tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ quy định về sử dụng làn đường như sau “trích”:

- Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Vì vậy, trên đường có nhiều làn đường (cùng chiều) đã được phân định bằng vạch sơn, biển báo hiệu (hoặc không có biển báo hiệu) theo quy định, các phương tiện chạy nhanh hơn phải đi làn bên trái; trong trường hợp phương tiện đi ở làn bên trái chạy chậm, các phương tiện đi ở làn bên phải muốn vượt phải xin vượt theo quy định.

Tuy nhiên, nếu trên đường có nhiều làn đường (cùng chiều) và có vạch sơn hay biển báo hiệu quy định loại xe và tốc độ quy định của làn xe đó, khi phương tiện của bạn đi trên làn xe đó phải bảo đảm tốc độ theo quy định; nếu vì lý do nào đấy phương tiện đi trên làn đường bên trái phương tiện của bạn giảm tốc độ thấp hơn phương tiện của bạn thì phương tiện của bạn không bị coi là vượt phải.
 

hiepsangs

Xe buýt
Biển số
OF-84596
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
786
Động cơ
418,239 Mã lực
Theo e hiểu thì có thể vượt phải trong 1 số trường hợp. (Tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ quy định về sử dụng làn đường như sau “trích”:........không bị coi là vượt phải.)
 

PhanhGap

Xe điện
Biển số
OF-25617
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
2,625
Động cơ
514,370 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội Phố
Ông nào thích vượt phải trong các điều kiện chưa cho phép thì cứ thử vượt phải xe bus trong thành phố, đảm bảo có ngày xe bus tạt vào bến ép ông đấy lên nhà chờ để hóng mát.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Luật quy định xe di chuyển chậm hơn phải đi về bên phải, nhưng hầu hết xe chạy nhanh hay chậm đều chiếm làn trái, tranh nhau cái làn trái ấy còn làn phải bỏ không. Tội chó gì phải thế nhỉ, làn nào thoáng và không cấm xe mình thì mình đi thôi, miễn không quá tốc độ, thằng đi làn bên cạnh chạy chậm thì tự nó tụt lại chứ ai thèm vượt. Chiểu theo Luật thì thằng đi chậm mà đi bên trái là sai trước cái đã.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top