[VHGT] Xem bên ngoài họ làm gì để giảm thiểu TNGT

camry2030

Xe buýt
Biển số
OF-52801
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
819
Động cơ
460,676 Mã lực
Nơi ở
Califonimơ
Kính gửi các cụ, sáng nay mở OF ra đọc, thấy chủ đề về ATGT toàn tin buồn, tai nạn trên cầu Vĩnh Tuy làm một bác đi xe máy tử vong tại chỗ ( mà là em của anh Hiếu - đội trưởng đội bóng đa CAHN, đội mà ngày xưa em rất yêu quí), em vào chia buồn xong, lại một thớt khác đưa tin tai nạn khác, một bác dừng xe đầu dốc bị tuột dốc, xe cán vào chính bác lái xe, định comment chia buồn tiếp nhưng trong lòng em quả thật thấy làm sao ý, sao nhiều tai nạn lãng nhách thế????? mà người chết cũng thật đáng thương và đáng trách. Em cầu mong không phải đọc những tin như vậy hàng ngày.
Hiện tại, nước mình đã sau chiến tranh mấy trục năm rồi, mà số lượng người tử vong do TNGT cao hơn thời chiến ( mỗi năm 12.000 người không có cơ hội nhìn thấy anh mặt trời ), có phải mình đang sống ở một xã hội nguy hiểm hơn thời chiến????
Em biết sức em hay sức của toàn diễn đàn OF chắc chắn không thể thay đổi tình hình, nhưng mọi người đều mong muốn Giao thông ngày một an toàn hơn.
Vì vậy em lập thớt này để thôi thì mình chưa nghĩ được ra cách khắc phục, thì xem xung quanh, các nước xử lý ntn để giảm thiểu TNGT?
Em tạm không đề cập đến việc cơ sở hạ tầng, vì rất khó và nước ta còn nghèo ( tham nhũng còn lớn ) không thể thay đổi ngay được vấn đề nay.
Vậy xem bên ngoài họ làm thế nào ? các bác có cơ hội sống, làm việc và cảm nhận về phương pháp điều hành giao thông ở các nước khác vào góp ý nhé
 
Chỉnh sửa cuối:

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
Cán bộ, lãnh đạo có chiên môn của các cơ quan hữu quan đi học tập khảo sát nườm nượp về còn chẳng nói được ở bên ngoài họ làm thế nào, tay ngang như các bác ở đây có nói thì ai nghe :D
 

hmcuong

Xe hơi
Biển số
OF-128532
Ngày cấp bằng
27/1/12
Số km
143
Động cơ
376,510 Mã lực
Nơi ở
Vinh chứ ở mô
loạn lạc chiến tranh , giàu sang đói khổ , xã hội đi xuống , tệ nạn xã hội ...... do người đúng đầu cả . nghiêm minh công bằng thì sao ?? và 1 điều nữa nhân dân ta đã quên đi những phẩm chất của 1 dân tộc anh hùng .
 

camry2030

Xe buýt
Biển số
OF-52801
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
819
Động cơ
460,676 Mã lực
Nơi ở
Califonimơ
Em bình loạn thêm:
Vậy khi LĐ yếu kém, chiến tranh loạn lạc.......!@#$%^ thì mình cũng buông xuôi ( ý em chỉ gói gọn trong việc giao thông )? kệ *** mọi người, kệ *** là cách đi của mình còn nhiều rủi ro tai nạn?
 

camry2030

Xe buýt
Biển số
OF-52801
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
819
Động cơ
460,676 Mã lực
Nơi ở
Califonimơ
I/ Vấn đề đào tạo lái xe:
ở nước mình, những bất cập về đào tạo lái xe thì chẳng nói các bác cũng biết: học giả, dạy giả, dạy một cách đối phó để học viên dễ đỗ nhất..... Túm lai là vấn đề đào tạo này được "thị trường hóa " một cách triệt để. Muốn không học, mà có bằng? giá xxxx đồng, muốn học nhưng không cần thiết học đủ? xxxx đồng. muốn thi chắc chắn đỗ? xxxxx đồng. Dễ như trở bàn tay.
Vậy en đặt vấn đề, nếu như xiết chặt khâu này, liệu có bác nào trong OF lên chửi không? hoặc có chấp nhận thi 3 lần không đỗ không?
Mĩnh cấp bằng 1 lần, lái xe vĩnh viễn ( đổi bằng sau 5-10 năm chỉ là hình thức hành chính )
Em có đọc bào về đào tạo lái xe ở Úc, paste để anh em tham khảo:
Học lái xe: Dễ và nghiêm hơn ở ta
Bạn đừng bao giờ nghĩ có thể "mua" được bằng lái xe ở Úc nhé, hoặc chí ít là đưa tiền cho thầy dạy để được học qua loa. Nếu muốn học lái xe bạn có thể tự học lý thuyết ở nhà đến khi nào thuộc làu thì thôi. Sau khi cảm thấy tự tin, bạn có thể đi thi lý thuyết. Ngay cả học thực hành cũng vậy, bạn cũng không nhất thiết phải đến trung tâm dạy lái xe.
Bạn có thể nhờ ai đó đã có bằng Full (được coi như là bằng cao nhất do đã lái xe lâu năm, được cấp loại bằng này) ngồi bên cạnh hướng dẫn. Bạn cứ tập cho thật thạo thì có thể đến trung tâm mướn thầy giáo dạy cho mình.
Ở Úc, ai cũng có thể trở thành người hướng dẫn lái xe, miễn là có bằng Full. Bạn phải trải qua các bằng lái lần lượt từ bằng L, rồi P1, P2 và cuối cùng là bằng Full. Như T. một trong những người mà tôi quen làm nghề lái tàu, nhưng vẫn làm thêm nghề dạy lái xe.
Cách thi ở Úc cũng giống ở ta. Có 2 cách thi, thi trên máy tính và thi trên giấy dành cho những người không thông thạo máy tính. Đương nhiên bạn không thể quay cóp như ở Việt Nam hay nhờ người nhắc bài vì luôn có camera quan sát và quan trọng là ý thức của người học thường rất cao. Bạn có thể đến thi bất cứ lúc nào trong ngày làm việc.
Thi lý thuyết có 2 vòng: vòng 1 phải trả lời đúng 100%, vòng 2 có khoảng 50 câu hỏi thì phải trả lời đúng ít nhất 42 câu. Bạn có thể thi đi thi lại nhiều lần nếu vẫn cứ trượt cho đến khi đỗ thì thôi. Khi đã thi đỗ lý thuyết người lái sẽ được chụp ảnh, lấy dấu vân tay và được nhận bằng L (bằng Learner cho người học lái) kèm một cuốn nhật ký học lái. Từ lúc này bạn có thể dán biển chữ L lên xe và cùng 1 người kèm lái là chạy xe trên đường được.
Thời hạn tối thiểu để học lái từ lúc có bằng L đến khi có bằng P1 là 6 tháng với 75 giờ học chạy xe trực tiếp ngoài đường trong mọi tình huống, thời tiết. Với người dưới 25 tuổi thì thời hạn này là 12 tháng. Ngược với ở Việt Nam là khi cấp bằng thì đã có thể chạy vù vù và không cần dán biển báo người mới lái lên kính xe, như vậy thực ra khá nguy hiểm.
Ở Úc, người mới có bằng L và bằng P1 bắt buộc phải mang theo bằng và dán ở kính trước, kính sau 2 biển chữ L hoặc chữ P theo đúng kích cỡ quy định để người đi đường biết còn tránh, lái trên đường cao tốc thì L và P1 chỉ được đi trên làn qui định, không được đi ra các làn tốc độ cao. Nếu không dán lên kính xe sẽ bị phạt 250 đô, 2 lần như thế sẽ phải thi lại. Sau 1 năm lái với bằng P1 không vượt quá các lỗi vi phạm theo quy định, bạn mới được thi lấy bằng P2 và thêm 6 tháng lái xe an toàn nữa, bạn mới có thể nhận bằng Full.
, những hành vi không an toàn, dù là rất nhỏ đều bị xử phạt rất nặng.Đúng là cả một quá trình nghiêm ngặt nhưng chính vì vậy mới khiến ở Úc rất ít có lái xe ẩu và rất ít tai nạn giao thông xảy ra.
Luật là luật
Hải, một người Việt Nam, sang Adelaide được 6 năm, kể cho tôi nghe một câu chuyện: Có lần anh uống rượu hơi say, liền tấp xe vào vệ đường ngủ. Thế mà cảnh sát đến lập biên bản. Xin xỏ rồi thậm chí định cả đút tiền (như ở Việt Nam) nhưng cái tội uống rượu lái xe là một tội to. Hải phải ra tòa, thuê luật sư cãi, rồi nộp phạt và bị treo bằng mất hơn 6 tháng. Cảnh sát ở Úc cực kỳ nghiêm túc nên đừng có bao giờ nghĩ cách dấm giúi tiền hoặc gọi người quen để được cho qua.
Khi mới lái ra đường, đôi khi tôi cũng hơi quên là đi tốc độ hơi nhanh so với bảng chỉ dẫn, về nhà tim cứ nhảy thon thót vì rất có thể nhận được phiếu phạt của cảnh sát gửi đến. Các camera quay vi phạm thường gắn ở các ngã tư, gắn trong các xe cảnh sát nằm ven đường hoặc cùng tham gia giao thông và thường có các biển báo: Đoạn đường có camera. ( các bác bị bắn tốc độ vẫn thường lên OF chửi rủa xả stress, nhưng nếu sang ÚC là không có cơ hội đâu )

Ở Úc khi đã có bảng hướng dẫn trên đường thì bạn phải tuyệt đối tuân thủ. Ví dụ có biển chỉ dẫn: Có trường học, khi thấy trẻ em phải đi chậm dưới 25km/h, bạn bắt buộc phải đi chậm. Nếu đi nhanh dù chỉ quá một chút bạn cũng có thể bị cảnh sát phạt nặng với tội đi quá tốc độ.
Anh bạn tôi kể: Mình ở đây hơn 30 năm, lái xe rất cẩn thận, thế mà vừa tuần trước bị ghi phiếu phạt 375 đô vì đi với tốc độ 37km/h qua cửa trường học khi chỉ có một cậu bé đứng chờ mẹ đến đón bên vệ đường.
Hoặc chỗ đỗ xe ghi rất rõ được đỗ trong vòng bao lâu, từ mấy giờ đến mấy giờ mà bạn lại đỗ vượt quá thời gian quy định thì bạn cũng nhận phiếu phạt. Hoặc bạn đi sau xe khác mà lại dí đầu xe của bạn vào đuôi xe trước gần quá cũng bị quy là vi phạm. Được cái, biển hướng dẫn giao thông ở Úc rất to, chữ viết rõ ràng, dễ nhìn thấy từ xa và nằm ở những vị trí bắt mắt nhất cho lái xe từ mọi hướng.
Luật nghiêm như thế nên kiểu gì thì lái xe cũng phải tuân thủ. Dần dần thành thói quen. Đôi khi tôi đi ở những đoạn đường vắng teo vắng ngắt, gặp đèn đỏ thì vẫn phải dừng lại chờ khi đèn xanh mới đi tiếp. Ở Việt Nam thì đã... vù rồi.
Chạy trên đường tôi thường xuyên gặp các cụ già cỡ 60 - 80 tuổi vẫn phóng xe băng băng. Lái xe từ lúc 16 tuổi nên khi về già các cụ vẫn phản xạ rất tốt. Như bà Maria, một người mà tôi quen đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn hay chở tôi đi làm tình nguyện mà các kỹ năng lái điêu luyện, phản xạ rất nhanh và lái xe cực kỳ bình thản.
Đức Trung
( nếu luật nghiêm thì chẳng nói làm gì, vì thực tế ở Việt Nam mình chưa nghiêm. đọc đến đây chắc nhiều bác chém là nếu đẹp như Úc, nghiêm như Úc, tổ chức giao thông khoa học và hướng đến sự an toàn như Úc, thì em chẳng bao giờ phạm luật , nhưng em bình loạn thêm là: sao mình không tự tuân thủ luật GT và các nguyên tắc GT? nhất là các OF? kệ cho hệ thống không nghiêm, hạ tầng còn kém, ý thức đại bộ phận còn thấp, thì mình vẫn cứ tuân thủ đúng, kệ *** thằng nào đi sau còi và chửi vì mình đi chậm )
 

nhathuoconline

Xe điện
Biển số
OF-30723
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
2,887
Động cơ
507,650 Mã lực
Nơi ở
nhathuoconline
Website
www.nhathuoc360.com
Bên ngoài họ chấp hành luật rất nghiêm, cấm có chuyện gọi điện nhờ vả, xxx có ăn hối lộ nhưng không phổ biến.
 

camry2030

Xe buýt
Biển số
OF-52801
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
819
Động cơ
460,676 Mã lực
Nơi ở
Califonimơ
Ôi sao em post phát lặp lại 2 lần nhỉ
 

Keineem

Xe buýt
Biển số
OF-24386
Ngày cấp bằng
18/11/08
Số km
778
Động cơ
499,360 Mã lực
Dân thường thì ngoài tự bản thân và vận động người trong gia đình người quen tuyệt đối tuân thủ giao thông thì cũng chả có cách nào hơn đâu cụ ạ.Phần lớn tai nạn giao thông là do vi phạm giao thông + bất hợp lý của hệ thống đường bộ , đường sắt.
Hơn thế nữa nếu chúng ta tất cả được đi ô tô thì số lượng chết chắc chắn ít hơn đi xe máy.
 

HUNGSMUN

Xe container
Biển số
OF-25242
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
9,139
Động cơ
584,633 Mã lực
Anh # lo được nhưng mấy hôm nay bận giải trình vụ thất thoát ở tập đoàn dầu khí rồi.
Nếu tình trạng tham nhũng, gây thất thoát cho nhà nước nhiều như bây giờ thì sẽ có thêm nhiều người chết vì mất hết niềm tin vào *** và nhà nướcX_X
 

camry2030

Xe buýt
Biển số
OF-52801
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
819
Động cơ
460,676 Mã lực
Nơi ở
Califonimơ
2/ Xử phạt đánh mạnh vào ý thức:
em đọc bài này thấy bên Nhật xử phạt như thế này ạ:
Mark Willacy, phóng viên của Hãng Truyền thông Quốc gia Úc (ABC) thường trú tại Tokyo đã ghi lại một vài khía cạnh dí dỏm của đời phóng viên của mình ở Nhật Bản khi ông phải tham dự buổi đào tạo lại lái xe

Lưu thông - Luật lệ lưu thông và hình phạt nếu vi phạm luật này tại mỗi nước mỗi khác. (ABC. TV)
Phóng viên Mark Willacy đã được nếm trải cung cách làm việc quan liêu của các quan chức cảnh sát Nhật Bản khi ông buộc phải tham gia một khóa đào tạo lại lái xe tại Nhật Bản. Nguyên nhân là do ông đã mắc lỗi vượt vạch vàng trong một chuyến đi chơi cùng gia đình.
“Tôi mường tượng như phải quay lại thời kỳ đen tối của thế kỷ trước. Phía đầu lớp học là một chiếc bảng trắng, máy chiếu, một chiếc đồng hồ. Ông Watanabe, một cựu cảnh sát mặc bộ quân phục hải quân phẳng phiu, tay cầm một chiếc thước có thể kéo dài ra được,” ông Mark Willacy kể lại.
“Quanh lớp học là chín học viên khác, trong đó có một nữ và tám nam. Giống như tôi, họ đã phạm những lỗi nhẹ khi lái xe. Một ông thậm chí mặc một chiếc áo sơ mi vải flannen và đi đôi bốt lông. Hình ảnh đó khiến tôi cảm thấy nhớ nhà”, Willacy hồi tưởng.
“Nếu ông, bà ngủ gật, tôi sẽ đánh thức dậy,” ông Watanabe cảnh báo. Rõ ràng là ngủ gật không chỉ xảy ra khi người ta ngồi sau vô lăng.
Vi phạm luật lưu thông

Mark đã bị ‘kết án’ ngồi với ông Watanabe hai giờ đồng hồ do vi phạm một trong những lỗi ‘nghiêm trọng’ trên đường phố ở Nhật. Ông đã vượt qua vạch vàng mặc dù khi dừng ở ngã tư đèn đỏ, xe đang chạy với tốc độ ‘rùa bò’ 5 km/h.
Sự việc xảy ra khi Mark đang lái xe trở về nhà sau khi đưa gia đình tới vòng quay Ferris cao 115 mét ở quận Odaiba, Tokyo. Khi viên cảnh sát đi tới cửa sổ ô tô, hai cô con gái bắt đầu la hét. “Chú cảnh sát sắp bắt bố vào tù rồi,” cô con gái năm tuổi của ông mếu máo.
Vợ ông trấn an chúng khi viên cảnh sát yêu cầu ông ra khỏi xe và đi theo anh ta. Cô con gái lớn của ông rên rỉ: ‘Bố sắp phải vào tù.”
Mark được dẫn đến một đồn cảnh sát và yêu cầu ngồi xuống trong khi viên cảnh sát điền thông tin vào một mẫu quyết định xử phạt. Sau đó, viên cảnh sá cầm máy điện thoại, quay số và đưa điện thoại cho Mark.
“Anh có biết anh vừa mắc lỗi gì không?” một giọng nói tiếng Anh từ đầu dây bên kia hỏi. “Có,” tôi trả lời. “Tôi vượt vạch vàng khi đang đi với tốc độ 5 km/h.”
Sự việc xảy ra cách đây 18 tháng. Mark đã nộp tiền phạt và không hề nghĩ đến việc này nữa. Đột nhiên, vài tuần trước, ông nhận được một thư thông báo ông phải tiếp tục trả giá do lỗi lầm của mình: ông bị ‘kết án’ phải ngồi 2 giờ với ông Watanabe.
Thật không may, cả bài học được dạy bằng tiếng Nhật. Mark chỉ hiểu một chút ít còn phần lớn ông không hiểu gì. Ông đưa cô Yayoi đi cùng để dịch nội dung bài học. Nếu nói là Mark bị luật pháp Nhật Bản trừng phạt, cô ấy cũng đã bị ‘phạt’ theo.
Yayoi dịch một loạt các câu hỏi trắc nghiệm, một trong đó có câu ‘bạn có cảm thấy bực mình khi ai đó cắt ngang đường ngay trước bạn hay không?” “À, chắc là có,” Mark lẩm bẩm trả lời.
“Bạn có bực mình với cách lái xe như vậy của người khác không?” Ồ, có thể, luôn luôn thế.
Sau khi chứng tỏ rằng Mark đã không tuân thủ luật đi đường ở Nhật Bản, ông Watanabe bật một đoạn băng trên đĩa DVD.
Đoạn băng có đủ mọi hình ảnh tai nạn đường bộ xảy ra: một người đi bộ, một người đi xe đạp, hai người đi xe máy xe va quệt. Hầu hết những vụ tai nạn này đều do một nữ lái xe gây ra, Mark gọi cô ta là ‘Người cuối cùng’.
Tuy nhiên, hiện thực đang diễn ra ở phía đầu lớp học. Người đàn ông mặc chiếc áo sơ mi flannel đang ngủ gà ngủ gật, đầu gật về phía trước. Cằm ông chạm vào ngực khiến ông giật mình tỉnh giấc, trở về với thực tại của lớp học đào tạo lại lái xe.
Bài học nhớ đời!

Sau hai giờ tra tấn bằng những đoạn phim và bài thuyết giáo, ông Watanabe hạ thước xuống, tắt máy chiếu, đóng dấu xác nhận đã tham dự lớp học và cho các học viên giải tán. Những người bạn đồng cảnh ngộ của Mark đang nửa tỉnh nửa mê bật dậy và bước ra khỏi lớp.
Trước khi Mark rời khỏi lớp học, ông Watanabe đi về phía ông mỉm cười, khen ông đã ghi chép trong giờ học và khi xem các đoạn băng chứ không ngủ gật như những học viên khác. Mark không lòng dạ nào nói cho ông ta biết rằng thực tế ông đang ghi chép lại những chi tiết để viết một câu chuyện về chương trình này.
Từ sự việc này, Mark học được một điều. Ông sẽ không bao giờ dám vượt vạch vàng ở Nhật Bản.
 

raymon

Xe hơi
Biển số
OF-134943
Ngày cấp bằng
17/3/12
Số km
126
Động cơ
371,320 Mã lực
Nơi ở
Quảng Bình quê ta ơi...
I/ Vấn đề đào tạo lái xe:
ở nước mình, những bất cập về đào tạo lái xe thì chẳng nói các bác cũng biết: học giả, dạy giả, dạy một cách đối phó để học viên dễ đỗ nhất..... Túm lai là vấn đề đào tạo này được "thị trường hóa " một cách triệt để. Muốn không học, mà có bằng? giá xxxx đồng, muốn học nhưng không cần thiết học đủ? xxxx đồng. muốn thi chắc chắn đỗ? xxxxx đồng. Dễ như trở bàn tay.
Vậy en đặt vấn đề, nếu như xiết chặt khâu này, liệu có bác nào trong OF lên chửi không? hoặc có chấp nhận thi 3 lần không đỗ không?
Mĩnh cấp bằng 1 lần, lái xe vĩnh viễn ( đổi bằng sau 5-10 năm chỉ là hình thức hành chính )
Em có đọc bào về đào tạo lái xe ở Úc, paste để anh em tham khảo:
Học lái xe: Dễ và nghiêm hơn ở ta
Bạn đừng bao giờ nghĩ có thể "mua" được bằng lái xe ở Úc nhé, hoặc chí ít là đưa tiền cho thầy dạy để được học qua loa. Nếu muốn học lái xe bạn có thể tự học lý thuyết ở nhà đến khi nào thuộc làu thì thôi. Sau khi cảm thấy tự tin, bạn có thể đi thi lý thuyết. Ngay cả học thực hành cũng vậy, bạn cũng không nhất thiết phải đến trung tâm dạy lái xe.
Bạn có thể nhờ ai đó đã có bằng Full (được coi như là bằng cao nhất do đã lái xe lâu năm, được cấp loại bằng này) ngồi bên cạnh hướng dẫn. Bạn cứ tập cho thật thạo thì có thể đến trung tâm mướn thầy giáo dạy cho mình.
Ở Úc, ai cũng có thể trở thành người hướng dẫn lái xe, miễn là có bằng Full. Bạn phải trải qua các bằng lái lần lượt từ bằng L, rồi P1, P2 và cuối cùng là bằng Full. Như T. một trong những người mà tôi quen làm nghề lái tàu, nhưng vẫn làm thêm nghề dạy lái xe.
Cách thi ở Úc cũng giống ở ta. Có 2 cách thi, thi trên máy tính và thi trên giấy dành cho những người không thông thạo máy tính. Đương nhiên bạn không thể quay cóp như ở Việt Nam hay nhờ người nhắc bài vì luôn có camera quan sát và quan trọng là ý thức của người học thường rất cao. Bạn có thể đến thi bất cứ lúc nào trong ngày làm việc.
Thi lý thuyết có 2 vòng: vòng 1 phải trả lời đúng 100%, vòng 2 có khoảng 50 câu hỏi thì phải trả lời đúng ít nhất 42 câu. Bạn có thể thi đi thi lại nhiều lần nếu vẫn cứ trượt cho đến khi đỗ thì thôi. Khi đã thi đỗ lý thuyết người lái sẽ được chụp ảnh, lấy dấu vân tay và được nhận bằng L (bằng Learner cho người học lái) kèm một cuốn nhật ký học lái. Từ lúc này bạn có thể dán biển chữ L lên xe và cùng 1 người kèm lái là chạy xe trên đường được.
Thời hạn tối thiểu để học lái từ lúc có bằng L đến khi có bằng P1 là 6 tháng với 75 giờ học chạy xe trực tiếp ngoài đường trong mọi tình huống, thời tiết. Với người dưới 25 tuổi thì thời hạn này là 12 tháng. Ngược với ở Việt Nam là khi cấp bằng thì đã có thể chạy vù vù và không cần dán biển báo người mới lái lên kính xe, như vậy thực ra khá nguy hiểm.
Ở Úc, người mới có bằng L và bằng P1 bắt buộc phải mang theo bằng và dán ở kính trước, kính sau 2 biển chữ L hoặc chữ P theo đúng kích cỡ quy định để người đi đường biết còn tránh, lái trên đường cao tốc thì L và P1 chỉ được đi trên làn qui định, không được đi ra các làn tốc độ cao. Nếu không dán lên kính xe sẽ bị phạt 250 đô, 2 lần như thế sẽ phải thi lại. Sau 1 năm lái với bằng P1 không vượt quá các lỗi vi phạm theo quy định, bạn mới được thi lấy bằng P2 và thêm 6 tháng lái xe an toàn nữa, bạn mới có thể nhận bằng Full.
, những hành vi không an toàn, dù là rất nhỏ đều bị xử phạt rất nặng.Đúng là cả một quá trình nghiêm ngặt nhưng chính vì vậy mới khiến ở Úc rất ít có lái xe ẩu và rất ít tai nạn giao thông xảy ra.
Luật là luật
Hải, một người Việt Nam, sang Adelaide được 6 năm, kể cho tôi nghe một câu chuyện: Có lần anh uống rượu hơi say, liền tấp xe vào vệ đường ngủ. Thế mà cảnh sát đến lập biên bản. Xin xỏ rồi thậm chí định cả đút tiền (như ở Việt Nam) nhưng cái tội uống rượu lái xe là một tội to. Hải phải ra tòa, thuê luật sư cãi, rồi nộp phạt và bị treo bằng mất hơn 6 tháng. Cảnh sát ở Úc cực kỳ nghiêm túc nên đừng có bao giờ nghĩ cách dấm giúi tiền hoặc gọi người quen để được cho qua.
Khi mới lái ra đường, đôi khi tôi cũng hơi quên là đi tốc độ hơi nhanh so với bảng chỉ dẫn, về nhà tim cứ nhảy thon thót vì rất có thể nhận được phiếu phạt của cảnh sát gửi đến. Các camera quay vi phạm thường gắn ở các ngã tư, gắn trong các xe cảnh sát nằm ven đường hoặc cùng tham gia giao thông và thường có các biển báo: Đoạn đường có camera. ( các bác bị bắn tốc độ vẫn thường lên OF chửi rủa xả stress, nhưng nếu sang ÚC là không có cơ hội đâu )

Ở Úc khi đã có bảng hướng dẫn trên đường thì bạn phải tuyệt đối tuân thủ. Ví dụ có biển chỉ dẫn: Có trường học, khi thấy trẻ em phải đi chậm dưới 25km/h, bạn bắt buộc phải đi chậm. Nếu đi nhanh dù chỉ quá một chút bạn cũng có thể bị cảnh sát phạt nặng với tội đi quá tốc độ.
Anh bạn tôi kể: Mình ở đây hơn 30 năm, lái xe rất cẩn thận, thế mà vừa tuần trước bị ghi phiếu phạt 375 đô vì đi với tốc độ 37km/h qua cửa trường học khi chỉ có một cậu bé đứng chờ mẹ đến đón bên vệ đường.
Hoặc chỗ đỗ xe ghi rất rõ được đỗ trong vòng bao lâu, từ mấy giờ đến mấy giờ mà bạn lại đỗ vượt quá thời gian quy định thì bạn cũng nhận phiếu phạt. Hoặc bạn đi sau xe khác mà lại dí đầu xe của bạn vào đuôi xe trước gần quá cũng bị quy là vi phạm. Được cái, biển hướng dẫn giao thông ở Úc rất to, chữ viết rõ ràng, dễ nhìn thấy từ xa và nằm ở những vị trí bắt mắt nhất cho lái xe từ mọi hướng.
Luật nghiêm như thế nên kiểu gì thì lái xe cũng phải tuân thủ. Dần dần thành thói quen. Đôi khi tôi đi ở những đoạn đường vắng teo vắng ngắt, gặp đèn đỏ thì vẫn phải dừng lại chờ khi đèn xanh mới đi tiếp. Ở Việt Nam thì đã... vù rồi.
Chạy trên đường tôi thường xuyên gặp các cụ già cỡ 60 - 80 tuổi vẫn phóng xe băng băng. Lái xe từ lúc 16 tuổi nên khi về già các cụ vẫn phản xạ rất tốt. Như bà Maria, một người mà tôi quen đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn hay chở tôi đi làm tình nguyện mà các kỹ năng lái điêu luyện, phản xạ rất nhanh và lái xe cực kỳ bình thản.
Đức Trung
( nếu luật nghiêm thì chẳng nói làm gì, vì thực tế ở Việt Nam mình chưa nghiêm. đọc đến đây chắc nhiều bác chém là nếu đẹp như Úc, nghiêm như Úc, tổ chức giao thông khoa học và hướng đến sự an toàn như Úc, thì em chẳng bao giờ phạm luật , nhưng em bình loạn thêm là: sao mình không tự tuân thủ luật GT và các nguyên tắc GT? nhất là các OF? kệ cho hệ thống không nghiêm, hạ tầng còn kém, ý thức đại bộ phận còn thấp, thì mình vẫn cứ tuân thủ đúng, kệ *** thằng nào đi sau còi và chửi vì mình đi chậm )
Phục với comment dài ngoằng của cụ :D
 

camry2030

Xe buýt
Biển số
OF-52801
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
819
Động cơ
460,676 Mã lực
Nơi ở
Califonimơ
Một bác khoai tây vào góp ý cho GT ở Việt Nam:
Vài ý tưởng nhỏ cho an toàn giao thông
TT - Sống ở VN được ba năm nhưng nhiều lần tôi không khỏi kinh ngạc với cách điều khiển giao thông của những người đi đường.
Những người Việt ở quán cà phê không ngày nào trôi qua mà họ không nói đến tình trạng hỗn loạn giao thông phải đối diện hằng ngày.

Một bảng truyền thông ở Indonesia với nội dung: “Bạn có muốn tham gia cùng tôi? Cái chết luôn cận kề bên bạn. Hãy cẩn thận khi điều khiển giao thông. Hãy để tôi là nạn nhân duy nhất. Tuân thủ luật lệ giao thông”- Hình tác giả bài viết sưu tập
Tôi được biết năm 2012 được chọn là năm an toàn giao thông, đồng nghĩa với việc siết chặt trật tự, kỷ cương trên đường. Tôi nghĩ đây là một đề xuất rất thiết thực trong tình trạng hiện nay.
Tuy nhiên, thay vì bắt người dân phải tuân theo những nguyên tắc khô cằn, tôi nghĩ vấn đề quan trọng là nâng cao ý thức từng người tham gia giao thông. Hãy thay đổi thái độ của họ hơn là giới thiệu thêm về luật lệ và quy tắc không phải ai cũng có thể ghi nhớ và thực hiện khi cầm lái.
Có thể đưa an toàn giao thông thành những dự án nhỏ trong trường học, khuyến khích làm apphich quảng bá, tổ chức các buổi hội chợ, diễu hành trên đường phố cổ vũ an toàn giao thông. Chúng ta cũng có thể in những slogan (khẩu hiệu truyền thông) trên áo thun phát miễn phí cho học sinh, hay sơn trên bức tường trước cổng trường học những câu slogan “đi vào lòng người” để giáo dục học sinh và cả bố mẹ các em về an toàn giao thông.

STIVI COOKE
Nhiều người trẻ ở VN mặc áo thun có những câu tiếng Anh khó hiểu hay kỳ quặc ở sau áo. Tôi không biết họ có hiểu hết ý nghĩa của những câu nói đó trước khi cân nhắc mua một chiếc áo và mặc nó trên đường. Sẽ thiết thực hơn nếu họ mặc những chiếc áo có những dòng chữ nhắc nhở người đi đường: “Hãy nhìn đường, đừng nhìn tôi!”, “Tại sao di động lại quan trọng hơn tính mạng trên đường?”, “Đừng đội nón bảo hiểm để trang trí”...
Thay vì những apphich mang tính vận động, tại sao chúng ta không làm ngược lại: vẽ những hình ảnh hài hước với đề tài “Những người lái xe ngốc nghếch...”. Ví dụ, trên đường, ở các trục đèn giao thông hay những nơi thu hút tầm mắt, chúng ta có thể đặt những apphich như: “Bạn là người lái xe ngốc nghếch... nếu bạn không nhìn bên trái trước khi quẹo”, “Bạn là người lái xe ngốc nghếch... nếu bạn không giảm tốc độ khi đèn vàng”...
Nếu được, hãy tổ chức một cuộc thi đặt khẩu hiệu an toàn giao thông, vẽ tranh biếm họa, tạo sân chơi cho những bạn trẻ có óc sáng tạo, đam mê nghệ thuật. Những tác phẩm đoạt giải có thể in trên các sản phẩm như áo thun, túi, nón, giỏ và bán với giá phải chăng để khuyến khích nhiều người mặc trên đường.
Ở nước Úc của tôi cũng có những cuộc vận động về an toàn giao thông rất mạnh mẽ, bao gồm những apphich, những mẩu quảng cáo gây cười, thậm chí gây sốc. Mục tiêu chính là nhắm vào từng cá nhân, kêu gọi trách nhiệm của họ trong việc tuân thủ luật lệ giao thông như quan sát đường sá, không uống rượu rồi lái xe hay vừa lái xe vừa nhắn tin, trả lời điện thoại...
Tôi chờ những hoạt động thiết thực nhấn mạnh ý thức từng người trong việc chấp hành đúng luật lệ nhằm giảm tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn tính mạng cho gia đình và người thân.
STIVI COOKE (giáo viên, người Úc)
 

camry2030

Xe buýt
Biển số
OF-52801
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
819
Động cơ
460,676 Mã lực
Nơi ở
Califonimơ
Em cũng có dịp tham quan một số nước có nền giao thông tiên tiến, cảm nhận của bản thân em có một số điểm sau:
- tất cả những người tham gia giao thông đều hiểu và rất thuộc luật giao thông, ( vì cái giá của không thuộc luật là rất lớn ), nhưng quan trọng là khi điều khiển phương tiện giao thông, đa số đều hướng theo : An toàn là trên hết ( trừ mấy nhóc tổ lái bên đó nhá ). gặp người đi bộ sang đường kể cả sang đường ở nơi không được phép, họ sẵn sàng dừng xe để nhường, bật đèn Hazda để báo cho xe sau...
- Đặc biệt em cảm nhận được ở họ văn hóa Nhường Nhịn, hầu như rất ít khi có tình trạng luồn lách, đè đầu, lấn đường để vượt lên bằng mọi giá, tính kiên nhẫn của người lái xe rất cao. ( em chắc hầu như Ofer anh em mình rất hiếm người có đức tính này ). Xe từ đường nhánh ra bao giờ cũng dừng lại, quan sát thất an toàn mới đi, họ sử dụng biển STOP rất nhiệu quả.
 
Chỉnh sửa cuối:

dungce912

Xe điện
Biển số
OF-136606
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
2,619
Động cơ
394,678 Mã lực
Nơi ở
Trên yên xe dưới gốc cây
nếu hệ thống GT vn mà được như ÚC, mọi người đi oto chứ ko đi 2b như Vn thì ngay lập tức con số 12.000 người/năm giảm xuống 1.200 ng/năm ngay
 

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
Em cũng có dịp tham quan một số nước có nền giao thông tiên tiến, cảm nhận của bản thân em có một số điểm sau:
- tất cả những người tham gia giao thông đều hiểu và rất thuộc luật giao thông, ( vì cái giá của không thuộc luật là rất lớn ), nhưng quan trọng là khi điều khiển phương tiện giao thông, đa số đều hướng theo : An toàn là trên hết ( trừ mấy nhóc tổ lái bên đó nhá ). gặp người đi bộ sang đường kể cả sang đường ở nơi không được phép, họ sẵn sàng dừng xe để nhường, bật đèn Hazda để báo cho xe sau...
- Đặc biệt em cảm nhận được ở họ văn hóa Nhường Nhịn, hầu như rất ít khi có tình trạng luồn lách, đè đầu, lấn đường để vượt lên bằng mọi giá, tính kiên nhẫn của người lái xe rất cao. ( em chắc hầu như Ofer anh em mình rất hiếm người có đức tính này ). Xe từ đường nhánh ra bao giờ cũng dừng lại, quan sát thất an toàn mới đi, họ sử dụng biển STOP rất nhiệu quả.
Điều bôi đỏ này em đồng ý với bác :D

Em đã thử đề cập đến vấn đề NHƯỜNG thế này:
...
3. Theo em, trước mắt để Xây dựng Văn hóa GT, BĐH nên tập trung vào chữ "NHƯỜNG" trên nền tuân thủ luật GTĐB. Mật độ GT của HN chưa phải là cao, kể cả so với các nước trong khu vực. Nếu "nhường" được thực hiện tốt thì vấn đề ùn tắc sẽ được giải quyết khá nhiều. Tất nhiên, để tập trung vào đây phải đặt ra các "bối cảnh" có thể áp dụng "nhường", và biện pháp "nhường" tương ứng. Đồng thời, mọi người tham gia phong trào, cả ô tô lẫn xe máy, phải cùng nhất trí sẽ áp dụng các biện pháp "nhường" khi gặp bối cảnh đã xác định khi tham gia GT.
Và nhận được trả lời của Admin:
@ bác litiume: Rất cảm ơn sự góp ý của bác! tuy nhiên bác nói văn hóa "nhường", cái này hơn mông lung!!! "Nhường" chỉ nên áp dụng với những người đi đúng luật, với những người chen đường, lấn làn vượt lên rồi tạt đầu thì cũng phải nhường cho họ sao? Nếu nhường thì 1 lần họ làm được, sẽ chắc chắn có lần sau, 1 người làm được sẽ chắc chắn có người thứ 2 làm theo. Vấn đề là ý thức của người tham gia giao thông.
Cùng với một số mem cực kỳ tích cực xây dựng VHGT kiểu OF:
Thưa cụ. theo em có lẽ cụ nên đọc luật giao thông sau đó cụ hãy cho ý kiến. Chứ cụ phát biểu thế này em lo là nhiều đá bay đến cụ đấy ạ. Em ít học em chỉ phát biểu như vậy thôi ạ.
Em đã đọc tất cả những comment của Bác nói thật em thấy rất rất may là Bác không có xe mặc dù Bác biết lái xe. Vì theo em nghĩ tất cả những người như Bác (những người hiểu về cái gọi là "nhường" ấy) khi tham gia giao thông mà có xe thì giao thông HN không bao giờ khá được ạ. Tham gia giao thông cần tuân thủ đúng luật đúng quy định chứ không nên nói đến cái "nhường" ở đây; vì nếu "nhường" thì có thể nhường một người hay hai người tham gia giao thông thôi chứ không thể dừng hẳn lại nhường cho tất cả mọi người đi hết rồi mới đến lượt ta vì như vậy thì chỉ có mà hàng ngày ra cổng rồi trở lại nhà thôi không thể thoát ra đến đường phố được. Bác thấy sao nếu giao thông của ta hiện nay đang trong tình trạng là một sự chuyển động trong hỗn loạn thì cái gọi là nhường của Bác thực hiện như thế nào ạ? Ở đây OF của ta chỉ kêu gọi mọi người hãy di chuyển khi tham gia giao thông hãy cố gắng di chuyển theo đúng phần đường hay nói cách khác là làn đường được quy định cho mỗi loại phương tiện tham gia giao thông thì cái gọi là "nhường" của Bác nêu trên mới thực hiện được Bác ạ.
Ban đầu em định thử thêm vài minh họa bằng hình vẽ về các trường hợp theo em là nên "nhường" và/hoặc phải "nhường". Nhưng sau khi ăn cả rổ gạch dù chỉ mới ướm ướm xem sao, em chạy 2B/4B cứ "nhường" cho những trường hợp tự em thấy hợp tình, hợp lý, hợp luật, nhưng chẳng dám thử rủ rê ai nữa :))

Bác chủ có còn muốn nói đến chuyện NHƯỜNG ở OF không =))
 

camry2030

Xe buýt
Biển số
OF-52801
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
819
Động cơ
460,676 Mã lực
Nơi ở
Califonimơ
Điều bôi đỏ này em đồng ý với bác :D

Em đã thử đề cập đến vấn đề NHƯỜNG thế này:


Và nhận được trả lời của Admin:


Cùng với một số mem cực kỳ tích cực xây dựng VHGT kiểu OF:



Ban đầu em định thử thêm vài minh họa bằng hình vẽ về các trường hợp theo em là nên "nhường" và/hoặc phải "nhường". Nhưng sau khi ăn cả rổ gạch dù chỉ mới ướm ướm xem sao, em chạy 2B/4B cứ "nhường" cho những trường hợp tự em thấy hợp tình, hợp lý, hợp luật, nhưng chẳng dám thử rủ rê ai nữa :))

Bác chủ có còn muốn nói đến chuyện NHƯỜNG ở OF không =))
Em chưa đọc các comment của bác, không biết các admin có hiểu sai không? nhưng em cũng thấy không thoải mái thay cho cụ khi Admin trả lời như thế. Cách trả lời đại loại kiểu " rất may là bác không có xe mặc dù bác biết lái xe " theo ngôn ngữ báo trí gọi là lỗi áp đặt mang tính miệt thị ( em vừa dọc được ơ 1 blog ). điều này làm cho bác mất hết nhiệt tình góp ý.
ở thớt tham gia góp ý slogan vận động VHGT đợt hai, em cũng có comment như này
camry2030 viết
Em ủng hộ việc dán logo để tuyên truyền văn hóa giao thông.
Nhưng em xin góp một chút ý kiến cá nhân như này:
Slogan hiện tại là: " Xin đừng chen lấn, rồi sẽ đến lượt bạn " để nhắc nhở việc chen lấn hiện nay rất phổ biến và là nguyên nhân gây tắc đường, nhưng em thấy nó vẫn chưa có tính thuyết phục cao. ( VD: em không chen mà bọn nó chen thì bao giờ em mới về đến nhà? ). Tức là trong thâm tâm người đọc vẫn chưa thấy thoải mái lắm.
Theo thiển ý của em, Slogan lên sửa đổi sang tuyên truyền sự "Nhường Nhịn" trong văn hóa giao thông. Khi mọi người thấy sự nhường nhịn là một đức tính tốt, là văn hóa cao đẹp thì sẽ không còn cảnh tren lấn, cắt cua qua đầu xe, chèn ép nhau, vượt phải để cướp đường, lấn làn xe ngược chiều để cướp đường vượt lên trước.
"Nhường nhịn" sẽ là căn bản trong mọi hành vi giao thông, nếu tất cả nhường nhịn nhau thì đường chật mấy cũng không bị tắc lâu, xe đông mấy cũng không bị xảy ra tai nạn.
Vì vậy em mạnh dạn đề suất slogan : " Nhường một mét đường, muôn xe thông suốt
Nhịn một nhịp ga, nhà nhà ấm êm "

có thể hơi dài, các bác sửa giúp em. Nhưng ý của em là nhường một mét đường thị mọi xe đều thông suốt, nhịn một cú đạp ga, sẽ ăng độ an toàn lên rất lớn, mà ai cũng an toàn thì nhà nhà mới ấm êm đươc chớ.
được cụ Jas trả lời như thế này:

Ý kiến của cụ e thấy cũng rất hay và ý nghĩa. Tuy nhiên hơi dài nên khó đặt vào banner và ng đi đường cũng khó đọc hết và khó nhớ. E nghĩ đã là slogan thì phải cô đọng, súc tích, ít lời, nhiều ý, đi thẳng vào vấn đề mới mang tính hiệu quả cao.
Và cuối cùng là mọi sự kiểm duyệt cho lần phát động thứ 2 này đã đc các min,mod đã thông qua và giờ đang tiến hành in ấn để cho ra sản phẩm rồi ạ. Mong rằng đến lần phát động tiếp theo sẽ đc sự quan tâm góp ý sớm hơn của cụ nói riêng cũng như các cụ OF nói chung để chương trình ngày càng có giá trị và ý nghĩa:)a
 

camry2030

Xe buýt
Biển số
OF-52801
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
819
Động cơ
460,676 Mã lực
Nơi ở
Califonimơ
Em mạn đàm tý về sự nhường nhịn trong giao thông, tất nhiên các cụ không nên hiểu là em đỗ ị cái thằng cụ ra giữa đường chờ mọi người đi hết rồi mới đi, như thế là nhịn thụ động, vớ vỉn và rất dễ bị các cụ trong này ném đá, chém cho tơi tả. Điều em muốn nói ở đây cái sự nhịn chính là mình đi thật đúng luật, không sốt ruột, không cố gắng chèn thằng :o3 bên cạnh đang nhăm nhe đè đầu mình :P. Dựa vào các đợt phát động của các nhóm ( VD như OF ta ) để tuyên truyền. Ví như các OFer lấy sự Nhường Nhịn làm cái " chất " cho mình ( ngoài những cái "chất" rất riêng của OFer là nghĩa hiệp, trọng công bằng, cá tính, quai quái, éo biết sợ mà em nhận thấy ở hầu hết các thành viên ), thì dần dần tác động vào ý thức của cộng đồng. Có thể các bác nói là không làm được đâu, muối bỏ bể thôi, nhưng nếu mình không bắt đầu thì đợi đến bao giờ?
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,752
Động cơ
607,592 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
nếu hệ thống GT vn mà được như ÚC, mọi người đi oto chứ ko đi 2b như Vn thì ngay lập tức con số 12.000 người/năm giảm xuống 1.200 ng/năm ngay
Ý thức giao thông quan trọng hơn đường xá nhiều.
Tại sao mọi người cứ cắt mũi ô tô để dễ dàng nhận cái chết.
Tại sao cứ vượt đèn đỏ.
Tại sao va chạm với nhau lại hay đánh nhau và nhận lại lưỡi dao oan nghiệt.
Tại sao lại đi xe máy đầu trần.
Tại sao lại thích có bằng LX mà không phải học. Rất nhiều người cảm thấy mình oai vệ hơn khi làm được điều này.
Rõ ràng tư duy của người Việt có vấn đề.
 

sylilave

Xe buýt
Biển số
OF-41950
Ngày cấp bằng
30/7/09
Số km
514
Động cơ
471,295 Mã lực
Dân thường thì ngoài tự bản thân và vận động người trong gia đình người quen tuyệt đối tuân thủ giao thông thì cũng chả có cách nào hơn đâu cụ ạ.Phần lớn tai nạn giao thông là do vi phạm giao thông + bất hợp lý của hệ thống đường bộ , đường sắt.
Hơn thế nữa nếu chúng ta tất cả được đi ô tô thì số lượng chết chắc chắn ít hơn đi xe máy.
Nhưng đi xe máy chết ít hơn đi ô tô vì xe máy chở ít người hơn. Cháu CHUỒN nhanh không thì bị TẢ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top