- Biển số
- OF-811594
- Ngày cấp bằng
- 27/4/22
- Số km
- 122
- Động cơ
- 18,211 Mã lực
Tôi đang comment lại 1 bác khác bảo là đội lướt, mua 3 tỷ, bán 3,1 tỷ thì chọn phương án nộp 20% chênh lệch giá. Theo phương án này thì trừ các thuế phí khác thì chẳng còn bao nhiêu nên chẳng ai làm. Nếu có làm thì nhà nước vẫn hoan nghênh (vì vẫn thu được 20 triệu thuế TNCN + 15 triệu phí trước bạ).Cụ nói em thấy sách gk quá mà k đúng thực tế diễn ra.Chứ đầu cơ nó bán lãi cả tỷ nó mới bán chứ đời nào lãi 100-200tr! Cụ cộng 10, 20,40tr kia nó chỉ là muỗi thôi ! Lại còn cố thuyết phục với tìm người mua thật ở 10 năm thì)). Cái 3 tỷ kia nó chỉ là giá hợp đồng thôi mà cụ. Em nói 3 tỷ đã là cao rồi đấy. Em đang nói theo thực tế ấy. Phải người giao dịch nhiều mới hiểu rõ được vấn đề mà ra luật cho sát. Tránh bị quá nhiều kẽ hở
Như cụ nói, mua 3 tỷ phải đợi lên 4 tỷ mới bán. Lúc này bên bán có 2 lựa chọn:
- PA1: Nếu theo phương thức chênh lệch 20% giá mua bán: vậy thuế TNCN là 20% x (4 tỷ - 3 tỷ) = 200 triệu.
- PA2: Nếu theo phương thức thời gian nắm giữ:
+ Dưới 2 năm: áp 10% giá bán --> Thuế TNCN = 10% x 4 tỷ = 400 triệu
+ Từ 2 năm - 5 năm: áp 6% --> Thuế TNCN = 6% x 4 tỷ = 240 triệu.
Vậy bác định trốn theo phương thức nào: ghi giá thấp chỉ 3.5 tỷ thôi. OK. Người mua lúc này chỉ được ghi nhận giá đầu vào có 3.5 tỷ. Theo PA1: thuế lúc này chỉ nộp có 100 triệu, trốn được 100 triệu (cưa đôi, mỗi ông 50 triệu). Nếu sau này bán lại mà vẫn tính theo PA1, tức người mua bán được 4.5 tỷ. Vậy thuế lúc đó phải nộp bao nhiêu: 20% x (4.5 tỷ - 3.5 tỷ) = 200 triệu. Vậy là người mua lần đầu phải nộp bù cho nhà nước 100 triệu do đã trốn của lần giao dịch trước, thực tế thì ông ấy chỉ được cưa có 50 triệu, vậy là ông mua vẫn bị mất oan 50 triệu cho bên bán. Do đó, tại giao dịch lần 1 này, chẳng dại gì mà chấp nhận đồng ý ghi 3.5 tỷ để trốn. Nếu ông ấy không có ý định bán lại nữa, thì ông ấy may ra mới chấp nhận ghi 3.5 tỷ kia để được hưởng 50 triệu cưa đôi.