có cụ trong này cứ đánh đồng không có chữ quốc ngữ ra đời thì sẽ có bộ chữ khác,
Cũng có cụ so sánh chữ quốc ngữ dễ học dễ viết, chữ Nôm nhiều nét khó viết khó học.
Cơ mà điều quan trọng không phải là mặt chữ latinh dễ viết dễ học thế nào, mà là quy tắc ghép vần đằng sau nó.
Từ trước cho tới lúc chữ quốc ngữ ra đời, toàn bộ hệ chữ viết của người Việt phụ thuộc vào chữ Nôm và chữ Hán, vốn là các hệ chữ biểu ý, có nghĩa là dùng chữ để diễn tả ý nghĩa của từ. các từ không có quy tắc ràng buộc rõ ràng về mặt phát âm, nên muốn học chữ nào, người học bắt buộc phải học thuộc mặt chữ , kiểu viết, cách viết. Có tới 8000 chữ Hán cơ bản, muốn đọc được viết được, phải học từng con chữ trong 8000 chữ đó. chữ Nôm lại càng khó, vì chữ Nôm đước sinh ra để diễn tả các từ, các dấu mà không tồn tại trong chữ Hán, cho nên muốn học chữ Nôm phải thành thạo chữ Hán. Để thành thạo chữ Nôm và chữ Hán người giỏi cũng phải mất 5 - 10 năm.
Chữ QUốc Ngữ, đặc trưng của nó vốn là chữ biểu âm, có nghĩa là dùng chữ để mô tả âm thanh, nghe thế nào thì viết thế đó, viết thế nào thì đọc thế đó. chỉ cần quen với vài quy tắc ghép vần, thì người học hoàn toàn có thể tự suy ra các từ còn lại.
Để học chữ quốc ngữ, chỉ cần học thuộc 29 chữ cái và các quy tắc ghép vần, âm. Chỉ cần vài tháng là người học có thể thành thạo và hoàn toàn làm chủ nó.
Bản thân hệ biểu âm đã là sự tiến hóa vượt trội so với biểu ý, là suy nghĩ out of the box so với nhân sĩ Việt Nam thời bấy giờ, yêu cầu người soạn phải có sự hiểu biết về ngôn ngữ và nền tảng tiếp xúc với hệ biểu âm từ trước. Có thể nói không phải ngẫu nhiên mà cụ Rhodes và các tu sĩ công giáo có thể soạn ra được bộ chữ quốc ngữ.
Và lịch sử đã thể hiện sự ưu việt đó của chữ quốc ngữ, khi mà chữ Nôm, chữ Hán bị đào thải và chữ quốc ngữ nhanh chóng được đón nhận và phổ biến. chỉ trong vòng 10 năm đã đào tạo ra được hơn 10 triệu người biết chữ chỉ tính riêng miền bắc. điều mà nghìn năm lịch sử với chữ Nôm và chữ Hán không làm được.
Có thể nói có được chữ quốc ngữ là đặc ân của người Việt, và vai trò không thể chối bỏ trong lịch sử để người VIệt có thể bứt phá và có được thành tựu trong ngày hôm nay.
Người Hàn họ tự hào vì đất nước họ có Hangul, cũng là hệ chữ biểu âm, ghi chép gọn lẹ, dễ dàng, chính xác, giúp cho hàng triệu người Hàn có thể đọc và viết. Trong khi nhiều cụ lại sẵn sàng sỉ vả và xổ toẹt vào chữ quốc ngữ, đánh đồng nó với chữ Nôm bị đào thải trong quá khứ.