Cụ nói đúng ở điểm họ có quyền biểu quyết, nhưng kết luận rằng họ có thể tạo ảnh hưởng lên các công ty mà quỹ của họ nắm cổ phần thì nửa đúng nửa sai.
BLK rất hiếm khi là nhà đầu tư chủ động mà phần lớn là thụ động, có nghĩa là họ chỉ bỏ tiền mà không kiểm soát hay cố gắng kiểm soát hoạt động của công ty. BLK thường chỉ nắm tối đa khoảng 5%-8% cổ phần ở các công ty mà họ bỏ vốn vào, rất hiếm khi nắm hơn. Vì sao? Vì 8% thường được coi là ngưỡng an toàn để một nhà đầu tư được coi là thụ động, không kiểm soát công ty.
Cụ thể, nếu cụ lên google tìm, ví dụ như "BlackRock schedule 13G 13D filings Apple", cụ sẽ thấy một loạt các schedule 13G mà BLK đã nộp lên SEC liên quan đến Apple, công ty mà BLK nắm khoảng 6,7% cổ phần. Cụ sẽ không thấy cái Schedule 13D nào cả. 13G là bản dành cho các nhà đầu tư thụ động, 13D dành cho nhà đầu tư chủ động. Bằng việc nộp schedule 13G, BLK nói với cả thị trường rằng tôi là nhà đầu tư thụ động, không kiểm soát công ty. Nếu phát hiện có dấu hiệu BLK là nhà đầu tư chủ động, các bên như ban lãnh đạo công ty đó, cổ đông khác hoặc các nhóm lợi ích liên quan có quyền kiện BLK gian dối.
Vì sao BLK chủ yếu sắm vai nhà đầu tư thụ động? Vì khi đó họ được rất nhiều:
- Về mặt quản lý: họ không phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lý như khi họ là nhà đầu tư chủ động. Các quỹ của BLK rất hay gặp trường hợp phải đầu tư vào hàng loạt công ty lớn trong cùng một ngành nghề. Khi đó việc là nhà đầu tư thụ động sẽ khiến họ tránh bị coi như đang muốn lũng đoạn thị trường, làm suy giảm cạnh tranh... Chính vì vậy mà họ có thể đầu tư vào cả loạt công ty cùng ngành nghề như các công ty công nghệ Apple, Nvidia, Microsoft, Google, Meta... mà không bị cơ quan quản lý tuýt còi.
- Về mặt pháp lý: họ tránh được nhiều rắc rối kiện tụng mà các nhà đầu tư chủ động hay gặp.
- Về mặt hình ảnh: thứ nhất họ làm yên lòng các công ty mà họ đầu tư vào. Hầu hết các công ty không muốn có cổ đông lớn hay chọc ngoáy vào hoạt động của công ty. Thứ hai họ cũng muốn hấp dẫn các nhà đầu tư, bao gồm cả các nhà đầu tư cá nhân rằng chúng tôi đầu tư thụ động, là nơi nhà đầu tư yên tâm tích lũy tài sản trong dài hạn, rủi ro được giảm thiểu.
Tất cả những thứ trên giúp họ tăng quy mô tài sản quản lý, giảm chi phí, từ đó tăng doanh thu lợi nhuận.
Vì vậy nên BLK chỉ can thiệp tối thiểu vào các công ty mà họ đầu tư theo tính chất định hướng chiến lược để làm sao công ty mà các quỹ của họ bỏ vốn vào ngày càng phát triển, mang lại lợi ích dài hạn cho cổ đông, chứ họ không can thiệp hoạt động hàng ngày hay theo kiểu lũng đoạn thao túng. Lũng đoạn thao túng là ăn kiện ngay, rất nhiều bên chỉ chờ BLK hở ra là kiện. Bị kiện thua vừa mất tiền, vừa làm tổn hại ghê gớm uy tín công ty, mà trong ngành quản lý quỹ, uy tín là quan trọng nhất.
Bản thân việc lũng đoạn thao túng lợi bất cập hại. Ngoài việc bị kiện, việc thao túng một công ty, một ngành nghề có thể khiến công ty hay ngành nghề đó có lợi, nhưng lại mang thiệt hại đến cho công ty, ngành nghề khác. BLK bỏ tiền vào rất nhiều công ty ngành nghề khác nhau, lợi ích của họ là tất cả cùng lên, chứ không phải kéo 1 thằng lên nhưng lại làm thiệt hại nhiều thằng khác. 2/3 tài sản của BLK nằm ở các quỹ thụ động bám theo các index, 1 thằng lên nhiều thằng xuống thì khiến index đi xuống, không có lợi gì cho BLK hay các quỹ index của BLK.