Em cho rằng giai đoạn gần đây, nhiều vấn đề được nhận diện một cách thẳng thắn, tuy nhiên nó chưa thực sự chạm đến gốc gác của vấn đề, do vậy các chính sách đưa ra không giải quyết được tận gốc.
Ví dụ thế này, trước thực trạng chi phí giáo dục đang là gánh nặng đối với đại đa số người dân, NN miễn học phí, nhưng học phí chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi phí giáo dục.
Tương tự như vậy, NN có giảm hoặc miễn các loại thuế, phí cho DN thì chưa chắc những khoản đó giúp giảm đáng kể CP cho DN. Mà hô hào giảm CP không chính thức thì không biết các CP không chính thức đó là gì, thì sao giảm.
Một nhận định không úp mở gần đây là rất nhiều các trở lực do các quy định của CQQL NN lập ra, nó không những đè bẹp KTTN, mà còn gây vướng cho chính cho QLNN. Nó vướng đến mức không thể gỡ được, sửa nhiều lần cũng không có tác dụng nữa, có những quy định vừa thông qua, chưa kịp có hiệu lực đã bất cập.
Vậy, cần phải đi đến tận cùng của vấn đề, tại sao nó lại như vậy. Có một giả thiết là, đối tượng thụ hưởng chính sách, hoặc bị tác động lớn bởi chính sách đã không tham gia, hoặc không tham gia đủ sâu, hoặc không đủ khả năng tham gia hoạch định các chính sách để tạo ra môi trường sống cho chính họ.
Ví dụ về cách xây dựng chính sách thế này.
Ở một nước kia, khi có sự xuất hiện của sp thủy sản trên thị trường với giá cạnh tranh, nguy cơ đe dọa lợi ích của các nhà nuôi trồng thủy sản trong nước, họ thông qua hiệp hội của mình trình một đạo luật bảo vệ sức khỏe người dân (nghe có vẻ chẳng liên quan đến tôm cá), đạo luật này quy định về dư lượng thuốc kháng sinh trong thực phẩm nuôi trồng, mà có lẽ, chỉ những người trực tiếp nuôi trồng mới hiểu hết các khía cạnh sâu xa của nó, dĩ nhiên chỉ có họ mới đạt được trước khi đối thủ đạt được, hoặc đối thủ có đạt được thì giá thành chắc chắn không thấp hơn họ.
Rõ ràng đây là cách làm cực kỳ khôn ngoan, họ không vi phạm các thỏa thuận thương mại, ngoại giao quốc tế, mang lại lợi ích cho toàn dân, và đương nhiên bảo vệ được lợi ích riêng của họ.
Như vậy, trên quan điểm kiến tạo môi trường phát triển KTTN, nên chăng giao cho khối DNTN (thông qua hội, các hiệp hội) xây dựng các chính sách cho họ. CQQL NN thay vì là cơ quan chủ trì soạn thảo như trước đây họ đã làm, dẫn đến hậu quả chồng chéo hiện nay, thì chuyển sang vai trò phản biện, góp ý, QH phê chuẩn trên cơ sở tuân thủ HP.
Em đang làm kinh doanh (không phải buôn bán, thương mại), công việc tụi em làm không dính dáng gì đến tiền Nhà nước, không nhận ưu đãi,... cạnh tranh không chỉ giữa mấy ông nội địa với nhau, mà cả với các tập đoàn lớn nước ngoài.
Tụi em tồn tại hơn 2 chục năm rồi và em nhận xét là môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp tư nhân dù chưa được như kỳ vọng, nhưng tốt lên từng ngày. Vướng mắc nhất của tụi em hiện nay không còn là vốn, thị trường thì trăm người bán, ngàn người mua mà là những chi phí không được đặt tên, không được đưa vào sổ sách. Nếu Nhà nước thực sự giảm được những chi phí này thì em thấy các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ ở VN hoàn toàn có cơ hội phát triển!