Với các nhà ống hiện nay (đang tồn tại), thì hầu như ko đạt tiêu chí này bác ah! 2 bên 2 nhà, sau đít 1 nhà thì ko có khoảng trống để mà mở ô thoáng/cửa sổ, cửa sau thì càng bất khả thi.
Em xét thấy từ sinh hoạt hàng ngày trong nhà em (1 mẫu nhà ống 40m2, cầu thang giữa nhà, 2 bên chia 2 phòng, kiểu nhà ống đặc trưng và phổ biến tại Việt Nam), thì thấy ko cầu kì gì ở khâu thoát hiểm với đơn giản 1 việc là chừa lại cái ban công mặt tiền mỗi tầng (ko song sắt, chuồng cọp) là được. Không quá 10 giây để người ở phòng trong cùng chạy ra tới được ban công phòng ngoài. Lý tưởng hơn nếu các nhà hàng xóm đều có ban công thì có thể trèo sang được. Vấn đề có lẽ là khi đang ngủ, bị động, để cháy tạo khói đặc và sức nóng lớn. Tình huống này có thể đề phòng trước như bác nói là bằng lắp báo khói và chuẩn bị sẵn số lượng mặt nạn phòng khói ngạt (ko đắt, dễ tìm)
May mắn là chưa ở trong tình huống hỏa hoạn bao giờ, nên em cũng chưa nắm hết được 1001 cách cháy nó ntn. Nhưng em xét trong 1 ngôi nhà để ở bình thường (nói vậy để loại trừ các nhà kết hợp kinh doanh, buôn bán đặc thù), cụ thể như nhà em thì ko rõ có nguồn gì cháy quá to để đến mức người trong nhà phải bị kẹt lại bên trong cả