- Biển số
- OF-399776
- Ngày cấp bằng
- 5/1/16
- Số km
- 90
- Động cơ
- 231,882 Mã lực
Tiện việc trao đổi về gỗ em xin phép trích dẫn bài của cụ, góp thêm ý kiến cho các cụ nào quan tâm.Như vậy, nếu bảo đảm gỗ nhập từ nguồn đã xử lý mối mọt, chống cong vênh co ngót thì đóng cánh tủ rất OK.
Phần thùng tủ nếu chấp nhận màu gỗ truyền thống thì quá OK.
Trường hợp muốn thùng tủ màu sáng bắt buộc phải sơn bệt phủ lên mặt gỗ.
Cánh tủ cũng vậy, nếu muốn màu khác phải sơn bệt.
Cánh gỗ tự nhiên (nếu sơn chủ yếu dùng gỗ sồi, tần bì) sơn bệt khả năng chống va đập và độ bóng, mịn bắt mắt của cánh khó có thể bằng cánh arcylic bóng hoặc bóng mờ...
Nhưng được cái ưu điểm là dễ chế tạo theo các thiết kế cổ điển với các đường soi, văn hoa kiểu cách.
Và nhìn chung, lấy gỗ tần bì làm chuẩn, yêu cầu cao, thì giá thành thường cao hơn gỗ công nghiệp.
Nếu làm các gỗ cao cấp hơn như óc chó... giá tăng lên rất cao... mà khả năng lựa chọn các yếu tố khác lại ít hơn (màu thùng, màu cánh...).
Tuy nhiên, topic đang bàn về chống mối...
Theo tôi, dùng gỗ CN chống mối vẫn dễ thực hiện hơn gỗ tự nhiên.
- Về thẩm mỹ: bóng hay mờ hay thô mộc còn tùy thuộc vào phong cách thiết kế nội thất (wabisabi thô mộc, hiện đại thì thường bỏng bảy, hay mấy kiểu óc chó thì bóng mờ lì 90%, hay đơn giản chỉ cần lau màu...) Đây là sở thích, là phong cách nên khó áp đặt và đương nhiên vật liệu sử dụng phải đáp ứng để đảm bảo đúng thiết kế.
- Cánh acrylic thì chủ yếu phù hợp phong cách hiện đại chứ đưa vào phong cách khác (vintage, indochine, neoclassic) đâu có phù hợp? Và acrylic mọi người hay dùng làm cánh tủ bếp trên nhưng thực ra 1 tgian sử dụng sẽ bị ố ngả màu.
- Thùng tủ ngoài MDF, picomat hay gỗ thịt ra thì có thể cân nhắc Plywood. Tùy thiết kế có thể phủ min, laminate hoặc sơn pu. Gỗ Plywood hiện có 2 loại E1 và E0 đỡ độc hại hơn, cứng hơn, chịu nước tốt hơn, bắt vít chắc chắn hơn và đắt hơn MDF Thái. Thời điểm này MDF thái tầm 430k/tấm còn Ply tầm 560-620/tấm tùy loại.