Thế tóm lại giờ ông BQT dân bầu lên, chỉ có con dấu, sau đó có hai trường hợp: 1. CDT chưa bàn giao hạ tầng nước (thường gặp trong các cc hỗn hợp), bán nước cho dân ko hoá đơn; 2. BQT đã nhận bàn giao nước, ký hd với cty cung cấp nước, thuê ông BQL, và BQL này thu tiền dịch vụ, tiền nước của dân ko hoá đơn.
Trong hai trường hợp trên thì ông BQT muốn xuất hoá đơn cũng khó vì làm gì có mã số thuế. Bảo thuê kế toán nhưng mà thuê làm những gì mới được ạ?
Chả nhẽ BQT nào cũng phải có mst và gpkd để xuất hoá đơn VAT?
Vấn đề ở đây bác sẽ thấy rõ:
1. Thông thường BQT ký hợp đồng thuê dịch vụ quản lý vận hành với BQL (Cty có tư cách pháp nhân). BQL thu tiền của dân sẽ phải xuất hoá đơn GTGT đầu ra cho từng căn hộ như: phí quản lý, gửi xe, tiền nước sinh hoạt v.v... Vì hầu hết các khoản thu đều đã bao gồm thuế GTGT.
Thực tế rất nhiều chung cư người dân không biết hoặc không quan tâm đến việc nhận hoá đơn GTGT các khoản tiền do mình đóng góp. Đây là kẽ hở cho những kẻ trục lợi tiền thuế GTGT.
2. BQT là đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân, hoạt động theo mô hình Cty cổ phần, có MST.
Ở đây tôi xem vụ việc CC Sơn Kỳ 1 thấy thế này:
1. BQT sai nghiêm trọng khi không đăng ký mở MST tại cơ quan thuế.
2. BQT và BQL cùng bắt tay nhau sử dụng hoá đơn giả để chiếm đoạt tiền thuế GTGT phí quản lý, số tiền trên mỗi tháng hơi nhiều nếu cộng dồn từ 2017 đến nay.
Cụ thể: do BQT không có MST nên trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ kê khai báo thuế GTGT hàng tháng với cơ quan thuế. Lợi dụng việc không có MST nên BQT bắt tay với BQL (Cty Tâm Nguyên) phát hành hoá đơn giả mạo (sai nội dung, số tiền so với hoá đơn thật kê khai báo cáo thuế).
Như vậy, khoản tiền thuế GTGT hàng tháng trên hoá đơn từ 2017 đến nay thất thoát đi đâu, ai hưởng lợi?