[Funland] Một chuyện mà tưởng đơn giản nhưng khó giải quyết

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,618
Động cơ
407,843 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Nhà em để lại cho các cụ tất, xin mỗi cái danh sách để sau này đáp lễ người ta
 

tienaka

Xe điện
Biển số
OF-440445
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
4,887
Động cơ
262,963 Mã lực
Nơi ở
đang load
Còn tuỳ ít hay nhiều. Nhiều quá thì chia theo kiểu khách ai người đó giữ. Ít thì thôi làm cái sổ tiết kiệm gửi cụ làm vốn phòng thân sau này ốm yếu
 

Mr.Alo

Xe lăn
Biển số
OF-109607
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
11,636
Động cơ
490,289 Mã lực
Nơi ở
Lang Thang Bốn Bể
Cái này do trưởng quyết thôi
Việc chia lại tiền phúng viếng cho mọi người cũng là việc bình thường vì giờ họ đi mình sau mình đi lại , viếng nhiều thì sau đi lại nhiều . Chả việc gi phải tị nhau cả
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,178
Động cơ
114,238 Mã lực
Tuổi
51
Kính các Cụ , theo em thì thế này:

Tiền phúng là tiền của khách đên viếng người đã mất. Trước là thắp hương tiễn biệt, tỏ lòng tôn kính. Sau là có đóng góp một chút (tùy tấm lòng và điều kiện) để chia sẻ với gia đình trong việc an táng như là đóng góp người nhà. Vì hồi xưa, thời PK và thời bao cấp , Các GĐ ai cũng nghèo khó , mỗi lần tang ma là chạt ngược chạy xuôi, đã thành tập tục khó bỏ.

1. Một số cụ nhà có điều kiện, không muốn mắc nợ dây dưa, nợ ân tình nên ủng hộ cách dán bảng miễn chấp (phúng) điếu. Tuy nhiên người viếng, không bằng tiền thì lại đi chợ mua hoa quả, vòng hoa, nhang đèn ,... đến viếng. Vừa lãng phí dư thừa, vừa mất công vào chợ chọn lọc, có khi tiền còn cao hơn tiền phúng. Mà gia chủ không thể từ chối được. Cuối cùng GĐ vẫn phải mang tiếng nợ ân tình, người mất cũng vẫn nhận ơn. Còn khổ hơn sau này không nhớ giá trị đồ lễ nhiều ít mà đáp trả lại.

2. Việc sử dụng tiền phúng:

Tiền phúng là tấm lòng của thân bằng quyến thuộc, bạn bè, bá tánh gần xa viếng và góp cho gia đình tang chủ nên không thể chối từ. Với những nhà họ hàng lớn, quan hệ rộng thì só tiền phúng khá lớn (vài trăm, vài tỷ, và hơn nữa...), Xử lý sao cho hợp lý?

Theo ý nghĩa tiền phúng là tiền khách viếng chia sẻ với gia đình, liên quan đến tang lễ cho người mất. Thực ra đó là tiền nợ nhân gian, tiền bá tánh. Chỉ dùng cho việc tang ma chứ không nên chia các con, tiêu xài.
- Gia đình có điều kiện tang ma tự bỏ chi phí, tiền phúng điếu còn lại thì trích một phần làm từ thiện còn để riêng. Sau này GĐ, con cháu trích đáp lễ, đi phúng lại GĐ khách đến viếng (khi có dịp), cho đến tiêu hết, dư thì làm từ thiện.

- Gia đình có không điều kiện lo tang ma, thì trích tiền phúng điếu làm tang ma. Còn thừa thì để dùng riêng cho cúng tế người mất ( cầu siêu, phóng sinh, chẩn tế, từ thiện, cúng thất tuần, 59, 100 ngày, xây mộ, giáp năm, ,...), còn dư thì từ thiện và để TK riêng, để trích đáp lễ, đi phúng lại GĐ khách viếng (khi có dịp).

- Không nên chia tiền phúng còn dư cho các con (chia đều hay chia theo bạn bè của ai). Tiền phúng rất độc vì là tiền cúng của thập phương bá tánh (như tiền cúng chùa). Đâu phải người ta cho cá nhân mình mà hưởng ví sai mục đích (kể cả khi có quan hệ với mình nên họ mới viếng). Mình được chia xài thì người mất mang nợ, bản thân mình cũng mang nợ (bá tánh) nên không nên đụng đến mà nên để riêng, dùng cho làm đám, cúng tế người mất trả lễ hay làm từ thiện cho hết.

Tuy nhiên, tiền Phúng chỉ nên lấy dùng cho Giỗ đầu, giáp năm là tối đa. Nếu dư thì để quỹ hay làm từ thiện, Không nên chi dùng cho các lần cúng giỗ sau, vì đó là phần trách nhiệm riêng của con cháu. Người mất dùng số tiền đó cũng mang nợ phần nào....
 
Chỉnh sửa cuối:

Nhạc

Xe container
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
9,328
Động cơ
555,252 Mã lực
Kính các Cụ , theo em thì thế này:

Tiền phúng là tiền của khách đên viếng người đã mất. Trước là thắp hương tiễn biệt, tỏ lfng tôn kính. Sau là có đóng góp một chút (tùy tấm lòng và điều kiện) để chia sẻ với gia đình trong việc an táng như là đóng góp người nhà. Vì hồi xưa, thời PK và thời bao cấp , Các GĐ ai cũng nghèo khó , mỗi lần tang ma là chạt ngược chạy xuôi, đã thành tập tục khó bỏ.

1. Một số cụ nhà có điều kiện, không muốn mắc nợ dây dưa, nợ ân tình nên ủng hộ cách dán bảng miễn chấp (phúng) điếu. Tuy nhiên người viếng, không bằng tiền thì lại đi chợ mua hoa quả, vòng hoa, nhang đèn ,... đến viếng. Vừa lãng phí dư thừa, vừa mất công vào chợ chọn lọc, có khi tiền còn cao hơn tiền phúng. Mà gia chủ không thể từ chối được. Cuối cùng GĐ vẫn phải mang tiếng nợ ân tình, người mất cũng vẫn nhận ơn. Còn khổ hơn sau này không nhớ giá trị đồ lễ nhiều ít mà đáp trả lại.

2. Việc sử dụng tiền phúng:

Tiền phúng là tấm lòng của thân bằng quyến thuộc, bạn bè, bá tánh gần xa viếng và góp cho gia đình tang chủ nên không thể chối từ. Với những nhà họ hàng lớn, quan hệ rộng thì só tiền phúng khá lớn (vài trăm, vài tỷ, và hơn nữa...), Xử lý sao cho hợp lý?

Theo ý nghĩa tiền phúng là tiền khách viếng chia sẻ với gia đình, liên quan đến tang lễ cho người mất. Thực ra đó là tiền nợ nhân gian, tiền bá tánh. Chỉ dùng cho việc tang ma chứ không nên chia các con, tiêu xài.
- Gia đình có điều kiện tang ma tự bỏ chi phí, tiền phúng điếu còn lại thì trích một phần làm từ thiện còn để riêng. Sau này GĐ, con cháu trích đáp lễ, đi phúng lại GĐ khách đến viếng (khi có dịp), cho đến tiêu hết, dư thì làm từ thiện.

- Gia đình có không điều kiện lo tang ma, thì trích tiền phúng điếu làm tang ma. Còn thừa thì để dùng riêng cho cúng tế người mất ( cầu siêu, phóng sinh, chẩn tế, từ thiện, cúng thất tuần, 59, 100 ngày, xây mộ, giáp năm, ,...), còn dư thì từ thiện và để TK riêng, để trích đáp lễ, đi phúng lại GĐ khách viếng (khi có dịp).

- Không nên chia tiền phúng còn dư cho các con (chia đều hay chia theo bạn bè của ai). Tiền phúng rất độc vì là tiền cúng của thập phương bá tánh (như tiền cúng chùa). Đâu phải người ta cho cá nhân mình mà hưởng ví sai mục đích (kể cả khi có quan hệ với mình nên họ mới viếng). Mình được chia xài thì người mất mang nợ, bản thân mình cũng mang nợ (bá tánh) nên không nên đụng đến mà nên để riêng, dùng cho làm đám, cúng tế người mất trả lễ hay làm từ thiện cho hết.

Tuy nhiên, tiền Phúng chỉ nên lấy dùng cho Giỗ đầu, giáp năm là tối đa. Nếu dư thì để quỹ hay làm từ thiện, Không nên chi dùng cho các lần cúng giỗ sau, vì đó là phần trách nhiệm riêng của con cháu. Người mất dùng số tiền đó cũng mang nợ phần nào....
Trên e ko theo được phép quý thế. Cứ của họ hàng làng xóm thì gửi các cụ, các cụ mất hết gửi bác trưởng để bác đi đáp lễ lại họ hàng làng xóm. Của cơ quan đoàn thể thì khách ai nấy giữ sau đại diện gđ đi đáp lễ lại. Chả thấy khoản nào từ thiện cả.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,178
Động cơ
114,238 Mã lực
Tuổi
51
Trên e ko theo được phép quý thế. Cứ của họ hàng làng xóm thì gửi các cụ, các cụ mất hết gửi bác trưởng để bác đi đáp lễ lại họ hàng làng xóm. Của cơ quan đoàn thể thì khách ai nấy giữ sau đại diện gđ đi đáp lễ lại. Chả thấy khoản nào từ thiện cả.
Cái này là tùy tâm, tùy phong tục mỗi GĐ thôi chứ không không có bài bản nào rõ ràng. Nhưng người ta phúng làm đám cho các Cụ (bố mẹ mình), con cái cầm về làm gì? (dù là bạn đồng nghiệp với mình). Lấy tiền phúng làm từ thiện cho cha mẹ (người mới mất), Còn sau mình bỏ tiền riêng đáp lễ lại bạn bè coi như trả thay, để báo hiếu cho cha mẹ.

Tiền cúng đám ma dư Làm từ thiện là lấy tiền bá tánh làm phước trả lại cho bá tánh để GĐ và người mất không mang nợ. Công đức từ thiện đó sẽ hồi hướng cho người mất, người phúng và GĐ tang chủ hưởng. Đó là tiền nạn chứ không phải tiền phước.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachnguyen98

Xe tải
Biển số
OF-165965
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
370
Động cơ
350,119 Mã lực
Bẩm CCCM chả là vừa rồi nhà cháu có về một vùng quê của người thân đang công tác và sinh sống lập nghiệp tại thủ đô đã lâu. Khi gia đình có người thân mất mọi người con cháu về lo hậu sự cho cụ thật là chu đáo và hoàn tất theo phong tục của địa phương và dòng họ nơi ấy.Nhưng có một việc xảy ra mà bạn cháu hỏi " Theo ông và quê ông thì giải quyết thế nào còn tôi đau đầu quá " nhưng cháu không có phương án nào cho người bạn thân ấy vì việc đó cháu chưa đến với cháu mặc dù bất cứ ai trên cõi đời này cũng trải qua nhiều nhất là 4 sự việc như vậy. đó là, sau khi công việc ma chay mồ mả hoàn tất tốt đẹp thì công việc kiểm đếm số tiền phúng viếng của họ hàng, làng xóm, người thân của hai cụ, và khách của các cơ quan đòan thể của các con, Trai, Gái, Dâu ,Rể đến viếng, Sau đó các con đưa cho cho cụ còn lại thì cụ tuyên bố khách của đứa nào cầm hết về đứa ấy vì cụ không muốn phiền đến các con nhưng các con thống nhất là số tiền chi ra hết bao nhiêu và tiền viếng cụ của họ hàng chi ra còn lại bao nhiêu thì chia đều cho 5 đứa con, rồi đứa nào giúp cụ còn sống thì tùy theo điều kiện từng đứa, tuy nhiên do quan hệ xã hội bên ngoài có đứa ít có đứa nhiều mặc dù không đứa nào phải bỏ tiền túi ra để đóng góp cho cụ nhưng một số đứa có nhiều hơn thì bị mang tiếng là cầm tiền phúng cha phúng mẹ , do đó nó đau đầu tâm sự với nhà cháu và hôm nay cháu mang lên đây hỏi CCCM có lời giải theo như thế nào là hợp lý để cháu còn có kinh nghiệm cho nhà mình vì các cụ cũng nhiều tuổi rồi chưa biết lúc nào nên cháu rất cảm ơn CCCM cho lời khuyên.
Quan điểm của em là tiền viếng khách của ai trả người đấy còn làng xóm họ hàng giao Bố Mẹ giữ để trả nghĩa. Còn chi phí tang lễ thì chia đều cho các con, trong số các con ai giàu có thì gánh cho người nghèo còn xêm xêm như nhau thì chia đều. Chi phí giỗ Chạp thì tất cả mọi người phải có trách nhiệm góp cho Bố Mẹ hoặc người đứng ra thờ cúng mới phải đạo.
 

Saigon3

Xe tải
Biển số
OF-140257
Ngày cấp bằng
1/5/12
Số km
400
Động cơ
361,210 Mã lực
Viết cái chữ rõ ,to, dễ thấy ở bản cáo phó " Miễn phúng điếu " .
Gia đình mình đã làm như thế. Không chỉ ghi “Miễn phúng điếu” mà còn ghi thêm “Cảm ơn Quý vị đã đến viếng. Chúng tôi xin phép không nhận tiền phúng điếu, nhang đèn, hoa quả, vòng hoa.” Thể theo nguyện vọng của người đã mất, gia đình làm đám tang giản dị, sau đó đem thiêu và thuê thuyền đưa tro cốt ra ngã ba sông, nơi rộng mênh mông rải chứ không làm mộ. Khi con cái cưới thì thuê thuyền ra ngã ba sông rải hoa và cúng ông bà. Mình ở miền Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nhudadauyeu

Xe tăng
Biển số
OF-65105
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
1,151
Động cơ
446,466 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Long Biên
Tuỳ từng gia đình thôi ạ, hầu hết những ng em quen biết đều để lại cho bác trưởng giữ để lo cúng giỗ ạ
 

wae alpha

Xe tải
Biển số
OF-577300
Ngày cấp bằng
4/7/18
Số km
208
Động cơ
141,864 Mã lực
Nơi ở
Long Biên Hà Nội
Quan điểm bạn của cháu là cũng đa phần như CCCM tren này là Tiền phúng điếu của họ hàng thông gia bạn bè người thân của hai cụ là để ra còn tổng chi tiêu trong đám hết bao nhiêu bổ đầu cho tất cả các con của cụ chủ yếu là con trai còn con gái cũng chưa phải bổ đầu.sau đó tiền của bạn bè cơ quan đoàn thể của đứa nào giao cho đứa ấy sau đó tùy đứa nào đóng góp thêm theo điều kiện mỗi người. Đây không phải là chia tiền phúng mà thể hiện sự trách nhiệm của mỗi đứa con với cha mẹ bây giờ còn một cụ thì hỏi được chứ mai kia cụ còn lại mất thì cứ như bây giờ mà làm tránh tình trạng có đứa có điều kiện nhưng do vợ hoặc chồng hoặc tính ích kỷ nó chẳng gúp gì cho bố mẹ lúc sông cũng như lúc chết mà lại nói ra nói vào ra vẻ đạo đức và có hiếu lắm, nhưng thực ra cái thằng nó có tâm nó nghỉ việc về chăm lo bưng bô đổ cứt chăm bẵm thì nó không nói to và không biết tranh với các chị to mồm kia. còn sau này 49-50 và giỗ đầu thì cùng gánh vác.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,501
Động cơ
291,656 Mã lực
Đcm...có câu,nghĩa tử là nghĩa tận...
GiỜ nghĩa tử là tiền bạc. Dcm đời lắm trái ngang...ai ăn trái Ngang chưa?
 

uoat_LX

Xe điện
Biển số
OF-48886
Ngày cấp bằng
17/10/09
Số km
2,123
Động cơ
477,975 Mã lực
Tiền phúng điếu mà chia nhau thì quả là bất hiếu với ông bà ,cha mẹ .
 

Khổ Qua

Xe đạp
Biển số
OF-722294
Ngày cấp bằng
26/3/20
Số km
17
Động cơ
77,170 Mã lực
Tuổi
47
Mình nghĩ sau khi lo ma chay mồ mã xong số tiền còn lại nên đại diện 2 người trong gia đình gửi tiết kiệm : số tiền này sẽ lo chi giỗ đầu, tuần 3 năm, nếu còn dư thì cứ để đó dự phòng cho cụ còn lại đau ốm, .....
 

atbp

Xe buýt
Biển số
OF-187124
Ngày cấp bằng
27/3/13
Số km
896
Động cơ
341,590 Mã lực
Con cái đi làm ăn xa thường có nhiều quan hệ nên nhiều khách phúng điếu, con cái ở quê phụng dương cha mẹ thường chỉ quan hệ trong làng ngoài xóm . Đẹp nhất là làm cái sổ tiết kiệm đứng tên người con phụng dưỡng cha mẹ ở quê để hương khói, giỗ chạp và phúng điếu các mối quan hệ ở quê .
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
10,321
Động cơ
656,972 Mã lực
Quan điểm của cháu thì nếu vẫn còn 1 cụ thì sau khi trừ hết chi phí thì gửi lại cho cụ còn sống.
Nếu hai cụ đã mất thì gửi lại cho người con ở quê lo các công việc họ hành. Những việc lễ nghĩa họ hàng ở quê mất thời gian và cực tốn kém, ai ở quê thay mặt gia đình thì nên được ưu tiên
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
16,673
Động cơ
1,182,580 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Cái này tùy mỗi nhà mỗi cảnh mỗi mà quyết thôi chứ không thể có quy tắc chung được. Nếu trong đại gia đình anh chị em ai cũng đầy đủ thoải mái thì họ chẳng cần chia làm gì. Nhưng nếu trong đó có nhà ai không mạnh về kinh tế thì họ vẫn muốn lấy lại một phần vì thực tế tiền mừng tiền phúng cũng là một cách để mọi người quen biết trả nợ "miệng" hoặc nợ " ân tình " cho nhau.
 

Pigwalk

Xe container
Biển số
OF-29871
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
6,720
Động cơ
629,550 Mã lực
Theo em, tiền phúng viếng này sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu cho đám tang thì giao cho 1 người (thường là con trưởng hoặc người chịu trách nhiệm hương khói, cũng giỗ) giữ để chi tiêu cho các ngày cúng tuần, 35, 49, giỗ năm,... và các chi phí liên quan đến xây cất mộ sau này cho đến khi nào hết.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top