[Funland] Nếu không đỗ thì các cháu qua VN mà sống cho đỡ vất vả.

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Sau khi tìm hiểu về những Kỹ sư Tài năng Bách Khoa mười khóa đầu tiên (K40 - K49) và một số trường hợp cháu đã up lên để mọi người tham khảo, cháu có một số nhận xét cá nhân như sau:

1. Những Kỹ sư Tài năng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa hầu như không thấy bóng dáng của những người đoạt Huy chương vàng Toán Quốc gia, huy chương Toán Olympic. Khả năng có thể như sau:

+ Họ không nói đến việc đã từng đoạt giải khi tự nói về bản thân là do tính khiêm tốn.
+ Những người đã từng đoạt giải không vào học Bách Khoa mà đi du học, hoặc có vào học nhưng giữa chừng đi du học.
+ Những người đoạt giải không vào học Bách Khoa mà vào học trường khác.
+ Những người đoạt giải không học đại học (vì những lý do nào đó).

2. Những Kỹ sư Tài năng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa thường có lộ trình trong sự nghiệp:

+ Hoặc là nghiên cứu thêm 10 năm để có học vị Tiến sĩ và sau đó làm việc ở nước ngoài (một số nhỏ trở về nước làm việc).
+ Hoặc là làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp trong nước, sự nghiệp học vấn đang dừng ở trình độ Thạc sĩ (có thể sau này nghiên cứu lên Tiến sĩ).

3. Thành tựu của những Kỹ sư Tài năng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa trong mười khóa đầu tiên:

+ Học vấn cao nhất là Tiến sĩ (một vài người Postdoc).
+ Founder, Owner sản nghiệp ở mức vài chục triệu dollar.
+ Lãnh đạo Trung cao cấp trong xã hội.

-------------

Các bác Kỹ sư Tài Năng Bách Khoa K40 - K49 đang ở độ tuổi 40 sung sức nhất để cống hiến cho xã hội. Xin chúc các bác thành công.
Cháu gái quên thống kê, các KSTN của BK thành công chủ yếu xuất phát từ ngành Toán Tin.
 

Loxe12a

Xe buýt
Biển số
OF-564343
Ngày cấp bằng
14/4/18
Số km
907
Động cơ
157,528 Mã lực
Ngày xưa Cụ Phan đưa người xuâtd khẩu sang Nhật gọi là phong trào Đông Du. Nhật nó le ve cao nhất Châu Á!!!
Ông cụ lại xuất khẩu sang Âu châu như là Pháp nhợn!! Về mặt nào đó Ông Cụ thành công hơn cụ Châu Phan!! Bọn Mẽo có thể đi đầu nhiều lĩnh vực, nhưng nói về cuộc sống bình quân phải nói là Bọn Âu( Bắc Âu), tụi nó đã quay về với tự nhiên. Ở VN mình vì đang đói kém nên cứ phải kiếm ăn là hàng đầu đã!!! Học gạo!!!!
 

Loxe12a

Xe buýt
Biển số
OF-564343
Ngày cấp bằng
14/4/18
Số km
907
Động cơ
157,528 Mã lực
Học không thành Công thì thành Nhân, không thành công thành nhân thì thành Công nhân, không thành công nhân thì thành Nhân công!!! Học, học nữa, học mãi, học chán thì thôi - Lênin không bảo thế!!!
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Ông cụ lại xuất khẩu sang Âu châu như là Pháp nhợn!! Về mặt nào đó Ông Cụ thành công hơn cụ Châu Phan!! Bọn Mẽo có thể đi đầu nhiều lĩnh vực, nhưng nói về cuộc sống bình quân phải nói là Bọn Âu( Bắc Âu), tụi nó đã quay về với tự nhiên. Ở VN mình vì đang đói kém nên cứ phải kiếm ăn là hàng đầu đã!!! Học gạo!!!!
Giời ạ. Cụ bói toán làm gì, có phải như thế đâu.
 

Loxe12a

Xe buýt
Biển số
OF-564343
Ngày cấp bằng
14/4/18
Số km
907
Động cơ
157,528 Mã lực
Các cụ đi lại cẩn thận, hưỡng dẫn con em nhé!!!!

 

Gengine

Xe tăng
Biển số
OF-67187
Ngày cấp bằng
27/6/10
Số km
1,491
Động cơ
448,295 Mã lực
Vâng cụ. tuy nhiên nếu apply các trường top 10 của US thì vẫn cực kỳ khó để xin học bổng dù SAT 1 và SAT 2 đều cao. Vì nhiều trường top này nó có chính sách tuyển sinh gọi là need aware có nghĩa là nếu xin hỗ trợ tài chính là họ trừ điểm các tiêu chí khác đi của ứng cử viên.
Đặc biệt là sinh viên nước ngoài không phải người Mỹ càng khó.

Cũng phải nắm thực tế là sinh viên Trung Quốc và Ấn độ chúng nó luyện SAT cực khủng, điểm 1600/1600 không phải quá ít đâu.

SAT2 không chỉ nâng cao tỷ lệ trúng tuyển, mà ứng viên dám thi thêm kỳ thi này hoặc bắt buộc phải thi kỳ thi này thì trường cũng không tiếc gì cấp học bổng. SAT2 thi 3/13 môn tự chọn thì hầu hết các cháu đều học giỏi toàn diện.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
27,379
Động cơ
872,966 Mã lực
simo2001 nói:
Đội học Cntt Việt Nam, lứa 7x, có thể kiếm vài tiền do ngành mới, nhưng nhìn chung, nhất là đội coder, thì vốn sống kém, văn hoá lơ mơ, tư duy ao làng, cứng nhắc, không làm quản lý được. Có lẽ cũng do cách đào tạo. Nói chung đội cntt là đội không làm gì nên hồn ở VN, không tạo ra sản phẩm gì đáng kể cho xã hội, chỉ chửi đổng xã hội là giỏi, nhất là lứa 7x.
Kinh nghiệm cá nhân của em, rất nhiều người nhà, bạn bè làm cntt.
Cụ làm em xấu hổ quá
Mấy đứa bạn em làm về CNTT, đề tài của em cũng dính dáng ít nhiều (em theo Linux ngay từ khi nó vừa ra đời, đúng hơn là sau độ 5 hay 6 tháng quãng giữa năm 1991, vì những thứ em làm người ta chạy trên Unix, nhưng hồi đó máy chạy Unix ở VN gần như con số 0. Đem cách làm của người ta về chẳng có ích gì hết, thấy Linux tương đồng - chuyển đổi được - em đã chọn Linux) nên cũng tìm hiểu sơ sơ!
Chẳng biết có phải em là người đầu tiên đưa cái khái niệm "cửu vạn CNTT" khi xem cách người Ấn họ xây dựng cái ngành công nghiệp này ở nước họ. Thực ra không có ý miệt thị, mà chỉ mô tả là người Ấn có những người vào cốt phần mềm chỉ được đào tạo có 9-10 tháng, hội được đào tạo 2 năm thì như ngày xưa ở VN gọi là trung cấp kỹ thuật,...
Nhưng như nền giáo dục chung ở VN cho đến tận bây giờ chỉ đào tạo thầy mà không đào tạo ra thợ nghiêm chỉnh nên cả mấy ông thầy cũng chẳng có đất để thể hiện nên cũng chẳng bao giờ trở thành thầy thật sự. Mấy ông học CNTT ra mở cửa hàng buôn bán, sửa chữa PC!
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Mấy đứa bạn em làm về CNTT, đề tài của em cũng dính dáng ít nhiều (em theo Linux ngay từ khi nó vừa ra đời, đúng hơn là sau độ 5 hay 6 tháng quãng giữa năm 1991, vì những thứ em làm người ta chạy trên Unix, nhưng hồi đó máy chạy Unix ở VN gần như con số 0. Đem cách làm của người ta về chẳng có ích gì hết, thấy Linux tương đồng - chuyển đổi được - em đã chọn Linux) nên cũng tìm hiểu sơ sơ!
Chẳng biết có phải em là người đầu tiên đưa cái khái niệm "cửu vạn CNTT" khi xem cách người Ấn họ xây dựng cái ngành công nghiệp này ở nước họ. Thực ra không có ý miệt thị, mà chỉ mô tả là người Ấn có những người vào cốt phần mềm chỉ được đào tạo có 9-10 tháng, hội được đào tạo 2 năm thì như ngày xưa ở VN gọi là trung cấp kỹ thuật,...
Nhưng như nền giáo dục chung ở VN cho đến tận bây giờ chỉ đào tạo thầy mà không đào tạo ra thợ nghiêm chỉnh nên cả mấy ông thầy cũng chẳng có đất để thể hiện nên cũng chẳng bao giờ trở thành thầy thật sự. Mấy ông học CNTT ra mở cửa hàng buôn bán, sửa chữa PC!
Ngành Kỹ thuật máy tính ở ta bị coi là công nhân cụ ạ, các cháu KSTN không thích, học KHMT và CNTT oách hơn.

Cháu nào thích thử thách thì học Toán Tin.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cảm ơn cháu Jochi đã chia sẻ nhiều thông tin bổ ích. Dưới cương vị một người phụ huynh, cô có một vài điều quan tâm muốn hỏi con, mục đích để có phương pháp giáo dục với con cái mình tốt hơn như sau:

1, Theo cháu mô tả thì ba mẹ cháu là người rất quan tâm chăm chút cho việc học hành của các cháu. Vậy ba mẹ cháu có gây áp lực cho cháu phải đạt thành tích và tìm hiểu đường đi nước bước để cháu thi các chứng chỉ + nộp hồ sơ học bổng không? Hay toàn bộ là do cháu tự tìm hiểu (bạn bè, trên mạng...), ba mẹ không có ý kiến?

2. Cháu là con gái, vậy trong gia đình cháu có tư tưởng con gái không cần học nhiều, chỉ cần có một công việc, tập trung lấy một người chồng tốt là được không?
1. Bố mẹ cháu không gây bất kỳ áp lực nào cho cháu ạ, thậm chí phải nhường nhịn cháu vì có nhiều lúc cháu ham học hơn ham chơi (có những lần đi chơi bị muộn giờ/hoặc phải thay đổi việc đi chơi, vì cháu không thích đi chơi mà không học thêm được kiến thức, chẳng hạn như chơi game, đi siêu thị, trung tâm thương mại ... nếu đi bảo tàng thì cháu luôn hào hứng ạ)

2. Trong việc du học nước ngoài, bố mẹ và cháu đối thoại ngang hàng, cùng tìm kiếm thông tin, trao đổi và chia sẻ để tìm phương án tối ưu.

3. Bố mẹ chỉ mong cháu được vui vẻ và một trong những niềm vui của cháu là học tập. Tuy nhiên cháu được bố mẹ dạy phương pháp suy nghĩ logic từ bé, nên cháu cân nhắc/và không làm những việc quá sức của cháu ạ.

Nếu cô có những câu hỏi khác, và không quá riêng tư, cháu xin trả lời đầy đủ ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cháu xin giải thích thêm một chút về tình trạng bạn bè ở Việt Nam vì sợ bị hiểu nhầm là chỉ thích chơi với những người cao hơn cháu. Hồi ở Việt Nam bạn bè chỉ chơi sơ sơ với cháu, vì nếu được hỏi ý kiến, cháu sẽ đứng về phía mà cháu cho là đúng, không căn cứ vào việc người đó có là bạn/hay không là bạn của cháu. Quan niệm bạn bè ở phổ thông là dù tao đúng/hay sai thì mày cũng phải ủng hộ tao. Thành ra cháu bị coi là thành phần lá mặt/lá trái.

Cháu chỉ có một người bạn thân (tính cách giống cháu), sau này bạn ấy cũng đi học ở Monash (Úc), nên thành ra trong số bạn bè thực sự, thì cháu là đứa có profile kém nhất. Điều này gây hiểu lầm là cháu chỉ thích chơi với những người cao hơn cháu ạ.
 

hoviba

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,551
Động cơ
315,953 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
1. Bố mẹ cháu không gây bất kỳ áp lực nào cho cháu ạ, thậm chí phải nhường nhịn cháu vì có nhiều lúc cháu ham học hơn ham chơi (có những lần đi chơi bị muộn giờ/hoặc phải thay đổi việc đi chơi, vì cháu không thích đi chơi mà không học thêm được kiến thức, chẳng hạn như chơi game, đi siêu thị, trung tâm thương mại ... nếu đi bảo tàng thì cháu luôn hào hứng ạ)

2. Trong việc du học nước ngoài, bố mẹ và cháu đối thoại ngang hàng, cùng tìm kiếm thông tin, trao đổi và chia sẻ để tìm phương án tối ưu.

3. Bố mẹ chỉ mong cháu được vui vẻ và một trong những niềm vui của cháu là học tập. Tuy nhiên cháu được bố mẹ dạy phương pháp suy nghĩ logic từ bé, nên cháu cân nhắc/và không làm những việc quá sức của cháu ạ.

Nếu cô có những câu hỏi khác, và không quá riêng tư, cháu xin trả lời đầy đủ ạ.
Cảm ơn cháu với những chia sẻ này. Bố mẹ cháu rất tâm lý và tin tưởng ở cháu.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Các con nhận xét người Nhật khá khó gần, ít quảng giao như cháu Jochi Daigaku .
Cháu là người Việt đi học ở Nhật, còn người Nhật thực sự rất khó gần. Người Nhật luôn cố gắng giữ gìn không gian riêng tư của họ (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Việc mỉm cười, chào hỏi, hay nói những câu bâng quơ về thời tiết với một người xa lạ qua đường, được coi là bình thường ở các xã hội khác, nhưng ở Nhật, người Nhật sẽ không làm vậy, còn ai làm vậy, gần như chắc chắn là ngoại kiều.

Nhưng khi người Nhật bị bắt chuyện, và người bắt chuyện cần sự giúp đỡ, thì người Nhật lại giúp hết mức tận tình. Tóm lại nếu tự nhiên nói chuyện với một người Nhật xa lạ, và chuyện đó là tào lao vô bổ, thì người Nhật sẽ tìm cách tránh né.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Sau 03 năm xa cách Việt Nam, cháu có cảm giác tiếng Việt của cháu đang tệ đi, hoặc do sự phát triển của xã hội Việt Nam nhanh hơn những ký ức trí nhớ ngôn ngữ của cháu. Ví dụ cháu nói: Bạn học sinh nào của Việt Nam cũng có thể làm được như cháu. Hàm ý của cháu chỉ mang tính chất khích lệ. Nhưng lại gây hiểu lầm cho người đối thoại: vậy bạn nào không làm được nghĩa là kém cỏi.
 

nissanafrica

Xe hơi
Biển số
OF-617708
Ngày cấp bằng
21/2/19
Số km
143
Động cơ
118,349 Mã lực
Tuổi
34
Cảm ơn chia sẻ của cháu. Như vậy có thể thấy mặc dù bố mẹ cháu là thế hệ trước nhưng có quan điểm giáo dục khá hiện đại, cởi mở.

Nếu cháu không phiền, có thể chia sẻ với các bậc cha mẹ ở đây thêm một chút thắc mắc sau được không?

1, Cháu đã được tiếp cận với các kì thi chuẩn quốc tế như SAT, TOELF, có lẽ cháu cũng nắm được khung chương trình học A level của Cambridge. Vậy cháu đánh giá so với chương trình học phổ thông 12 năm của VN và chương trình A level thì có những ưu nhược điểm gì? Nếu được khuyên thế hệ sau thì cháu chọn học theo chương trình nào?

2, Cháu có niềm đam mê học tập, nên đạt kết quả tốt, vậy cháu có phải đánh đổi điều gì khiến cháu tiếc nuối không? Ví dụ như: giảm thời gian với gia đình, phải xa cha mẹ, không cập nhật được tình hình bạn bè?


1. Bố mẹ cháu không gây bất kỳ áp lực nào cho cháu ạ, thậm chí phải nhường nhịn cháu vì có nhiều lúc cháu ham học hơn ham chơi (có những lần đi chơi bị muộn giờ/hoặc phải thay đổi việc đi chơi, vì cháu không thích đi chơi mà không học thêm được kiến thức, chẳng hạn như chơi game, đi siêu thị, trung tâm thương mại ... nếu đi bảo tàng thì cháu luôn hào hứng ạ)

2. Trong việc du học nước ngoài, bố mẹ và cháu đối thoại ngang hàng, cùng tìm kiếm thông tin, trao đổi và chia sẻ để tìm phương án tối ưu.

3. Bố mẹ chỉ mong cháu được vui vẻ và một trong những niềm vui của cháu là học tập. Tuy nhiên cháu được bố mẹ dạy phương pháp suy nghĩ logic từ bé, nên cháu cân nhắc/và không làm những việc quá sức của cháu ạ.

Nếu cô có những câu hỏi khác, và không quá riêng tư, cháu xin trả lời đầy đủ ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cảm ơn chia sẻ của cháu. Như vậy có thể thấy mặc dù bố mẹ cháu là thế hệ trước nhưng có quan điểm giáo dục khá hiện đại, cởi mở.

Nếu cháu không phiền, có thể chia sẻ với các bậc cha mẹ ở đây thêm một chút thắc mắc sau được không?

1, Cháu đã được tiếp cận với các kì thi chuẩn quốc tế như SAT, TOELF, có lẽ cháu cũng nắm được khung chương trình học A level của Cambridge. Vậy cháu đánh giá so với chương trình học phổ thông 12 năm của VN và chương trình A level thì có những ưu nhược điểm gì? Nếu được khuyên thế hệ sau thì cháu chọn học theo chương trình nào?

2, Cháu có niềm đam mê học tập, nên đạt kết quả tốt, vậy cháu có phải đánh đổi điều gì khiến cháu tiếc nuối không? Ví dụ như: giảm thời gian với gia đình, phải xa cha mẹ, không cập nhật được tình hình bạn bè?
1. Cháu tìm hiểu về A level Cambridge cũng chỉ qua tra cứu google như mọi người thôi ạ. Còn thực tế, nếu cháu nhớ không nhầm, thì trường Nguyễn Siêu mở hệ Cambridge vào cuối 2015, và giữa 2016 trường đã tổng kết với kết quả đánh giá là rất thành công. Nhưng lúc đó cháu đã sắp ra trường nên không có cơ hội tiếp xúc với các em học hệ Cambridge.

2. Hệ Cambridge như của Nguyễn Siêu, về ưu thế không có gì phải bàn cãi: năng động, sáng tạo, kiến thức cập nhật ... Nhược điểm là chi phí cao. Lời khuyên của cháu thực ra không có giá trị, vì cháu vẫn chưa thoát được tâm lý tiếc tiền ạ.

3. Tiếc nuối của cháu có lẽ là tiếc nuối bị bỏ lỡ kiến thức, vì cháu lúc nào cũng tò mò. Tiếc nuối vì không vào được trường chuyên, không được trải nghiệm cảm giác là học sinh trường chuyên. Tiếc nuối vì không học đại học ở Việt Nam, vì không được học Triết học Mác Lê Nin (một trong những kiến thức còn rất hiếm quốc gia giảng dạy).
 

hoangdang2002

Xe tăng
Biển số
OF-181000
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,664
Động cơ
362,056 Mã lực
Với em ko quốc gia quốc tế Olympia thì quá bình thường cụ nhé. Mấy em Olympia
đỉnh cao trí tuệ thế mà xứ OF còn chê chẳng qua là 1 games show thì em cũng chịu, khen j mấy bạn du học.

Thời em học từ cấp 2 đến cấp 3 năm nào cũng dắt lưng 2 cái giải tỉnh, đại học thích học trường nào tốp 1 cũng được, vì thi là chắc chắn đỗ. Thiếu mỗi cái vòng nguyệt quế đeo đầu vs giải quốc gia cầm tay thôi. Và em tự nhận mình kém cỏi vì ko làm được 2 điều này.
Cụ lố vừa thôi trẻ con nó cười cho! Mấy cái giải tỉnh ngày xưa toàn phân chia, có gì mà tự hào? Giỏi thực thì chả vào đây còm mấy câu khoe khoang, chế diễu ng khác đâu!
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
3. Tiếc nuối của cháu có lẽ là tiếc nuối bị bỏ lỡ kiến thức, vì cháu lúc nào cũng tò mò. Tiếc nuối vì không vào được trường chuyên, không được trải nghiệm cảm giác là học sinh trường chuyên. Tiếc nuối vì không học đại học ở Việt Nam, vì không được học Triết học Mác Lê Nin (một trong những kiến thức còn rất hiếm quốc gia giảng dạy).
Nếu không nghiên cứu hẹp về KHXH thì cháu có thể đọc sách nhập môn mà (khá nhiều trên internet) của đủ các tác giả ở các chế độ XH khác nhau.

Sách nhập môn nó mô phỏng kiểu bản đồ tư duy ấy.
 

nissanafrica

Xe hơi
Biển số
OF-617708
Ngày cấp bằng
21/2/19
Số km
143
Động cơ
118,349 Mã lực
Tuổi
34
Cảm ơn cháu vì những chia sẻ chân thành. Ở tuổi của cháu, để tư duy mạch lạc và thẳng thắn đối diện như vậy là điều hiếm có.

Chúc cháu nhiều thành công, may mắn trên con đường phía trước. Hy vọng sau này có các top khác về phương pháp học ngoại ngữ, định hướng, giáo dục trẻ em... lại nhận được những đóng góp của cháu!


1. Cháu tìm hiểu về A level Cambridge cũng chỉ qua tra cứu google như mọi người thôi ạ. Còn thực tế, nếu cháu nhớ không nhầm, thì trường Nguyễn Siêu mở hệ Cambridge vào cuối 2015, và giữa 2016 trường đã tổng kết với kết quả đánh giá là rất thành công. Nhưng lúc đó cháu đã sắp ra trường nên không có cơ hội tiếp xúc với các em học hệ Cambridge.

2. Hệ Cambridge như của Nguyễn Siêu, về ưu thế không có gì phải bàn cãi: năng động, sáng tạo, kiến thức cập nhật ... Nhược điểm là chi phí cao. Lời khuyên của cháu thực ra không có giá trị, vì cháu vẫn chưa thoát được tâm lý tiếc tiền ạ.

3. Tiếc nuối của cháu có lẽ là tiếc nuối bị bỏ lỡ kiến thức, vì cháu lúc nào cũng tò mò. Tiếc nuối vì không vào được trường chuyên, không được trải nghiệm cảm giác là học sinh trường chuyên. Tiếc nuối vì không học đại học ở Việt Nam, vì không được học Triết học Mác Lê Nin (một trong những kiến thức còn rất hiếm quốc gia giảng dạy).
 

zin80

Xe tải
Biển số
OF-685915
Ngày cấp bằng
10/7/19
Số km
285
Động cơ
105,894 Mã lực
Tuổi
44
Sau khi tìm hiểu về những Kỹ sư Tài năng Bách Khoa mười khóa đầu tiên (K40 - K49) và một số trường hợp cháu đã up lên để mọi người tham khảo, cháu có một số nhận xét cá nhân như sau:

1. Những Kỹ sư Tài năng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa hầu như không thấy bóng dáng của những người đoạt Huy chương vàng Toán Quốc gia, huy chương Toán Olympic. Khả năng có thể như sau:

+ Họ không nói đến việc đã từng đoạt giải khi tự nói về bản thân là do tính khiêm tốn.
+ Những người đã từng đoạt giải không vào học Bách Khoa mà đi du học, hoặc có vào học nhưng giữa chừng đi du học.
+ Những người đoạt giải không vào học Bách Khoa mà vào học trường khác.
+ Những người đoạt giải không học đại học (vì những lý do nào đó).

2. Những Kỹ sư Tài năng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa thường có lộ trình trong sự nghiệp:

+ Hoặc là nghiên cứu thêm 10 năm để có học vị Tiến sĩ và sau đó làm việc ở nước ngoài (một số nhỏ trở về nước làm việc).
+ Hoặc là làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp trong nước, sự nghiệp học vấn đang dừng ở trình độ Thạc sĩ (có thể sau này nghiên cứu lên Tiến sĩ).

3. Thành tựu của những Kỹ sư Tài năng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa trong mười khóa đầu tiên:

+ Học vấn cao nhất là Tiến sĩ (một vài người Postdoc).
+ Founder, Owner sản nghiệp ở mức vài chục triệu dollar.
+ Lãnh đạo Trung cao cấp trong xã hội.

-------------

Các bác Kỹ sư Tài Năng Bách Khoa K40 - K49 đang ở độ tuổi 40 sung sức nhất để cống hiến cho xã hội. Xin chúc các bác thành công.
1. Bọn đạt giải Quốc tế đa số chỉ trú chân ở các lớp Tài năng 1, 2 năm rồi té. Chỗ trú chân cũng thường là lớp Tài năng của trường Tự nhiên. Nói chung, ngoài cái đội Huy chương ra thì các "tài năng" cũng chỉ nên coi là những sinh viên giỏi thôi. Có rất nhiều học sinh giỏi lên đến đại học là có tâm lí xả láng chơi bời, nên không máu chui vào các lớp "tài năng" này lắm.

2. Tài năng thật sự không phải lúc nào cũng thể hiện bởi bằng cấp, ko phải lúc nào cũng Gúc ra được. Nếu đi theo ngạch nghiên cứu, tài sẽ thể hiện bằng giải thưởng, học vị, số công trình nghiên cứu, ... Nhưng với 1 kĩ sư, cái tài của họ thường ko thể đem bô bô ra ngoài được mà thậm chí còn bị dấu kín trong hầm của các công ty.

3. Các học sinh giỏi chọn theo nghiệp nghiên cứu hay kiếm tiền cũng do sở thích, do gia đình. Nói chung thì hsg VN ít theo nghiên cứu lắm, học kinh tế với kĩ sư để kiếm tiền thôi. Cũng có đứa chả huy chương gì, nhưng đam mê khoa học, và cũng có thể là tài năng nở muộn, vẫn đi theo con đường khoa học - đầy chông gai và chưa chắc đã nhiều tiền.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top