[Funland] nhức nhối công trình khựa

abcz

Xe điện
Biển số
OF-301558
Ngày cấp bằng
13/12/13
Số km
2,224
Động cơ
328,910 Mã lực
Nhiều cụ nói là công của Nhật hay Pháp cũng đội vốn khủng, nó có khác gì so với việc đội vốn của Cát Linh - Hà Đông ko cụ?
Bản chất khác nhau hoàn toàn mà em đã từng giải thích 1 số lần ở đây rồi.
Nhật, Pháp và bất cứ dự án nào đội vốn chủ yếu là do bước lập dự án phía Việt Nam mình cố ép xuống để né không phải thông qua Quốc Hội phê duyệt. Đến khi thiết kế kỹ thuật thực chất là đưa về giá trị thực đúng với thực tế chứ không phải là đội vốn. ("Đội vốn" trong quá trình thiết kế kỹ thuật)

Cát Linh Hà Đông là đội vốn SAU KHI HỢP ĐỒNG EPC ĐÃ ĐƯỢC KÝ KẾT, đội vốn trong quá trình thi công, (Hợp đồng EPC là hợp đồng trọn gói, chìa khóa trao tay, tức là lời ăn lỗ chịu, nhưng nó cố tình làm cho đội vốn mới là bất thường và ăn là ăn ở chỗ đội đó)
 

soc bo

Xe buýt
Biển số
OF-314484
Ngày cấp bằng
3/4/14
Số km
637
Động cơ
307,126 Mã lực
em chả bán đc tý bảo hộ lao động nào vào đây nên em ko có gì để bàn :))
 

Collin Powell

Xe buýt
Biển số
OF-577764
Ngày cấp bằng
6/7/18
Số km
925
Động cơ
378,968 Mã lực
Tuổi
54
Bản chất khác nhau hoàn toàn mà em đã từng giải thích 1 số lần ở đây rồi.
Nhật, Pháp và bất cứ dự án nào đội vốn chủ yếu là do bước lập dự án phía Việt Nam mình cố ép xuống để né không phải thông qua Quốc Hội phê duyệt. Đến khi thiết kế kỹ thuật thực chất là đưa về giá trị thực đúng với thực tế chứ không phải là đội vốn. ("Đội vốn" trong quá trình thiết kế kỹ thuật)

Cát Linh Hà Đông là đội vốn SAU KHI HỢP ĐỒNG EPC ĐÃ ĐƯỢC KÝ KẾT, đội vốn trong quá trình thi công, (Hợp đồng EPC là hợp đồng trọn gói, chìa khóa trao tay, tức là lời ăn lỗ chịu, nhưng nó cố tình làm cho đội vốn mới là bất thường và ăn là ăn ở chỗ đội đó)
Cụ lại chạy tội cho Phớp đũy rồi. Dự án đấy cũng giống như Cát Linh - Hà Đông , chẳng qua được nhiều kẻ bợ mít tây lấp liếm bằng cách chửi khựa
 

Vnhnhn

Xe hơi
Biển số
OF-84576
Ngày cấp bằng
8/2/11
Số km
166
Động cơ
412,017 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Website
kasati.com.vn
Vụ này không đưa thằng quan chức nào ra xử thì còn gì pháp lịt vịt ngan nữa. Ko có tiền thì đưocj làm trái luật à. Khác gì dung túng mấy thằng cướp, nó cướp xong nó bẩu đói quá làm liều...thế thôi lại thả
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,190
Động cơ
162,321 Mã lực
Moẹ ơi, bọn khựa mà nó bik tiếng Việt kiểu gì ofun cũng bị chặn trong top ten. 1 ngày chục post bài khựa. Mấy bạn người Việt gốc khựa làm việc hết công suất mà vẫn không định hướng nổi
Tháng này chắc bị cắt lương :))
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,190
Động cơ
162,321 Mã lực
Mỗi dân nhức thôi, mà dân thì như cỏ ấy mà :)
Quan tâm đếu giề :))
Chuẩn bị mời nó làm cao tốc, cho toàn dân nhức 1 thể, ko mấy vùng chưa có Khựa lại bảo em ngứa :))
Em mạnh dạn dự đoán đường cao tốc của khựa sử dụng công nghệ tàu lượn siêu tốc. Các bác tài cần gấp rút nâng cấp hệ thống chống sốc cho xứng tầm với đường của khựa :))
 

sonvtc2

Xe điện
Biển số
OF-68009
Ngày cấp bằng
9/7/10
Số km
2,312
Động cơ
454,923 Mã lực
Căm thù mấy thằng tham nhũng chứ căm thù éo gì thằng làm thuê.
Đây mới là tác nhân chính dẫn đến chậm tiến độ và đội vốn. Cá nhân e có sang TQ vài lần thấy hạ tầng của họ rất ok, ko hiểu sao sang VN lại tệ đến thế!
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,190
Động cơ
162,321 Mã lực
Các cụ phải thấy đó vẫn còn là sự may mắn.. Chẳng may mà nó chạy đc dù đầy lỗi thì sau này bút sẽ nhẹ hơn khi ký cho tàu thắng thầu. Ít nhất như thế này còn có kẻ ngại. Chỉ khổ dân còng lưng đóng thuế trả lãi
May mắn vì chưa có ai bị chết do lật tàu cụ nhể
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
11,329
Động cơ
633,012 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Làm cái này do mắc mưu thằng Khựa với mấy bố nhà ta tham ăn thôi. Chứ mấy cái này các công ty VN làm tốt nhưng đếch có tiền.
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,190
Động cơ
162,321 Mã lực
Hí hí, cái Metro trong tp HCM do Nhật làm đấy, giá đội còn hơn thằng TQ và cũng thời gian y như thế đấy.
Nên có trả tiền đâu mà nó làm. Mie đợi duyệt quyết toán có thằng nào chịu ký đâu mà chả chậm. Chậm thì nó đội vốn.
Ít nhất chui cái hầm thủ Thiêm cũng còn yên tâm hơn thằng khựa chả bik chết lúc nào. Mẹ thằng quản lý đường sắt ngay bên khựa mà còn vô lò thằng Bình béo nữa là ở vn
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,190
Động cơ
162,321 Mã lực
Nhiều cụ chê đ/s Trung Quốc “ có lẽ do ác cảm với Tầu “. Hệ thống đường sắt Việt Nam do người Pháp xây dựng và vận hành .Sau khi Pháp rút ta tiếp quản và khai thác 5 tuyến đs miền Bắc “ miền Nam do VNCH vận hành “.Toàn bộ đầu máy ,toa xe cùng vật tư thiết bị đường sắt là của Pháp .Quá trình khai thác thì phải có duy tu bảo dưỡng .Duy tu bảo dưỡng thì phải có phụ tùng thay thế .Người Pháp rút rồi lấy đâu ra phụ tùng thay thế ?.Vậy là lại phải nhờ đến anh bạn Tầu .Dần thay thế đầu máy hơi nước Pháp thì có đầu máy hơi nước Động Lực của Tầu ngoài ra còn đầu máy Đông Phương Hồng của Tầu rất hiện đại thời ấy nữa .Thay toa xe Pháp thì có toa Đường Sơn của Tầu .Thay ray thì có cả ray Liên Xô lẫn ray Tầu .Hệ thống thông tin tín hiệu bán tự động cũng của Tầu .Năm 1978 TQ cắt hết viện trợ rút chuyên gia về nước và gây chiến tranh năm 1979 .Không có đồ Tầu thay thế ta mới phải mua toa của Ấn Độ ,đầu máy Bỉ ,đầu máy Tiệp .Đường sắt phía Nam vẫn dùng đầu máy Mỹ do Nhật mua bồi thường chiến tranh cho chánh quyền VNCH .Em không rõ cái vật tư đs Cát Linh tốt xấu như nào .Nhưng vật tư đs của Tầu thời trước năm 1978 mang sang VN thì cực tốt và bền .
Ah vâng, ơn thiên triêù cái gì cũng ngon cả. Thôi để làm bài báo coi công nghệ đường sắt của thiên triều nhé
https://tuoitre.vn/he-thong-tin-hieu-tu-dong-ngan-ti-khien-tau-lua-suyt-tong-nhau-20171115080035084.htm
Hệ thống tín hiệu tự động ngàn tỉ khiến tàu lửa suýt tông nhau
TUOI TRE ONLINE
8-9 minutes

Hệ thống tín hiệu tự động ngàn tỉ khiến tàu lửa suýt tông nhau - Ảnh 1.

Một đoàn tàu chạy ngang bộ cảm biến đếm trục thuộc hệ thống tín hiệu 6502 tại ga Suối Vận (Bình Thuận). Cách đây hơn bốn tháng, tại ga này hai đoàn tàu đã đối đầu nhau. Sau sự cố này, nhiều cán bộ của ga đã bị sa thải, cách chức - Ảnh: QUANG KHẢI

Ngành đường sắt chi hàng ngàn tỉ đồng đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng, trong đó có dự án hệ thống tín hiệu tự động ở hàng loạt các ga nhằm tự động hóa việc tàu tránh nhau. Nhưng các dự án này lại làm tàu... suýt tông nhau!

Hệ thống tín hiệu được đầu tư (công nghệ Trung Quốc, Pháp) xài chưa được bao lâu đã lộ nhiều điểm bất cập. Thậm chí tại một số ga thường xuyên xảy ra các sự cố, thậm chí suýt đâm nhau, uy hiếp đến an toàn giao thông đường sắt.

Vì sao thiết bị tự động không tự động?

Dự án này có tổng mức đầu tư lên tới 2.423 tỉ đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc. Nhà thầu Cục 6 Đường sắt Trung Quốc là đơn vị lắp đặt (còn có tên gọi là hệ thống điện khí tập trung liên khóa rơle 6502, gọi tắt: thiết bị 6502).

Thiết bị 6502 gồm bộ phận cảm biến đếm trục, hệ thống tín hiệu điều khiển để tự động chuyển ghi (thiết bị chuyển hướng tàu) cho tàu vào đường tránh tự động, đảm bảo an toàn chạy tàu, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao tính cạnh tranh của vận tải đường sắt.

Tàu hỏa chạy qua ga Suối Vận (Bình Thuận) nơi sử dụng thiết bị 6502 thuộc dự án Hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh - Sài Gòn - Video: ĐỨC PHÚ

Về vụ việc xảy ra ở ga Suối Vận, Tổng công ty Đường sắt VN công bố nguyên nhân sự cố do trực ban chạy tàu ga Suối Vận thao tác mở nhầm tín hiệu.

Tuy nhiên, hàng loạt câu hỏi đặt ra: Vì sao hệ thống tín hiệu tự động không hoạt động? Tại sao có thể tùy tiện mở tín hiệu cho hai đoàn tàu vào cùng một đường ray trong thế đối đầu nhau?

Phải chăng hệ thống tín hiệu ở ga Suối Vận có vấn đề vẫn chưa được ngành đường sắt lý giải lúc bấy giờ?...

Đến tháng 8-2017, những câu hỏi liên quan đến hệ thống tín hiệu 6502 được "giải mã" khi ông Vũ Quang Khôi - cục trưởng Cục Đường sắt - có kết luận sau đợt kiểm tra tại các đơn vị đường sắt phía Nam, trong đó có ga Suối Vận.

Văn bản của Cục Đường sắt nêu rõ: thiết bị 6502 của nhà thầu Trung Quốc khi lắp đặt tại các ga xuất hiện một số tồn tại.

Cụ thể, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt năm 2015 nêu: "Cấm đón hai tàu vào ga cùng một lúc hoặc cấm đón một tàu và gửi một tàu cùng chiều một lúc".

Nhưng theo Cục Đường sắt, thiết bị 6502 lắp tại ga Suối Vận lại có thể thực hiện được thao tác đón hai tàu vào ga một lúc!

Không chỉ vậy, Cục Đường sắt còn cho biết có 6 ga khác gồm Gia Huynh, Sông Phan (Bình Thuận), Trản Táo, Long Khánh, Bảo Chánh, Gia Ray (Đồng Nai) khi sử dụng tín hiệu 6502 cho tàu vào ga tránh nhau cũng vi phạm quy chuẩn trên vì độ dốc lớn.

Hệ thống tín hiệu tự động ngàn tỉ khiến tàu lửa suýt tông nhau - Ảnh 3.

Ga Giáp Bát sử dụng thiết bị SSI thuộc dự án hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Hà Nội - Vinh giai đoạn 2 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sự cố liên tục

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, không chỉ dự án ở đoạn Vinh - Sài Gòn mà hai dự án khác cũng gặp tình trạng tương tự, đó là dự án Hà Nội - Vinh và dự án tuyến phía bắc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội (gọi tắt: dự án 3+1).

Trong đó, dự án 3+1 sử dụng thiết bị 6502 cũng do nhà thầu Trung Quốc là Công ty cổ phần hữu hạn viễn thông Trung Hưng thực hiện.

Dự án Hà Nội - Vinh do nhà thầu Alstom của Pháp làm với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh lên tới 1.184 tỉ đồng.

Hệ thống tín hiệu của Pháp lắp đặt tín hiệu điều khiển tập trung (gọi tắt: thiết bị SSI) theo tiêu chuẩn châu Âu, giám sát qua hệ thống máy tính.

Hệ thống tín hiệu tự động ngàn tỉ khiến tàu lửa suýt tông nhau - Ảnh 4.

Ga Trảng Bom là một trong những ga sử dụng thiết bị 6502 thuộc dự án Hiện đại hóa thông tin đường sắt đoạn Vinh - Sài Gòn tuyến đường sắt Thống Nhất giai đoạn 1 - Ảnh: A LỘC

Cuối năm 2016 tới đầu năm 2017 tại ga Văn Điển (sử dụng thiết bị tín hiệu SSI) cũng liên tiếp xảy ra các vụ tàu trật bánh toa xe hàng, uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn chạy tàu.

Tới tháng 4-2017, các sự cố tương tự lan ra nhiều ga sử dụng tín hiệu SSI cũng như 6502 như Dĩ An (Bình Dương), Yên Viên, Giáp Bát, Văn Điển (Hà Nội)...

Chi nhánh khai thác đường sắt Hà Nội (đơn vị sử dụng thiết bị SSI) từng phát hiện thiết bị SSI lắp ở ga Giáp Bát thường xuyên bị lỗi và gặp sự cố ở hệ thống đếm trục toa xe, thiết bị chuyển hướng tàu...

Muốn khắc phục lỗi phải khởi động lại hệ thống nhiều lần làm ảnh hưởng tới hoạt động chạy tàu. Còn muốn phân tích nguyên nhân sự cố thì phải gửi các dữ liệu cho nhà thầu ở Pháp để phân tích rồi sau đó gửi ngược về cho ngành đường sắt.

Một cán bộ đường sắt cho biết "giải mã" sự cố không phải một sáng một chiều là xong mà còn phải phụ thuộc vào nhà thầu.

"Khi cần tìm nguyên nhân tàu gặp sự cố, các đơn vị lại phải gửi thông tin đến nhà thầu chờ được phân tích. Vì thế, có một số sự cố chạy tàu nhưng cần nhiều thời gian để bắt bệnh" - cán bộ đường sắt trên cho biết.

Hệ thống tín hiệu tự động ngàn tỉ khiến tàu lửa suýt tông nhau - Ảnh 5.

Trở lại làm thủ công, mất thời gian

Trong một văn bản đề cập các sự cố trên, ông Đoàn Duy Hoạch - phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt - kết luận có nguy cơ mất an toàn quá trình dồn lập tàu tại các ga sử dụng tín hiệu như trên.

Cũng theo văn bản này, do chiều dài của đoàn tàu bị khống chế bởi cảm biến đếm trục nên buộc một số ga phải thực hiện quay thiết bị chuyển hướng đường ray bằng tay.

Thao tác thực hiện thủ công như trên lại không được thiết bị 6502 ghi nhận trên trung tâm điều khiển.

Một trong những mục tiêu của các dự án tín hiệu nhằm thay thế hệ thống thông tin tín hiệu cũ, nâng cao tính tự động hóa, rút ngắn hành trình chạy tàu, giảm lao động... Nhưng qua quá trình sử dụng thiết bị tại một số ga cho thấy hệ thống tín hiệu này chưa mang lại hiệu quả mà còn gây nguy cơ tai nạn.

Đặc biệt bộ phận cảm biến đếm trục khống chế số lượng toa tàu, phát sinh việc trở lại thao tác thủ công trong quá trình quay thiết bị chuyển hướng để tránh tàu.

Tuy nhiên, các thiết bị chuyển hướng đoàn tàu đều được niêm phong, kẹp chì và có ổ khóa để tránh tác động từ bên ngoài.

Do đó, đơn vị khai thác ga muốn dùng phương pháp thủ công buộc phải có xác nhận của đơn vị quản lý thiết bị tín hiệu tại ga (thuộc các công ty cổ phần tín hiệu đường sắt quản lý) để mở kẹp chì thiết bị mới có thể đón tàu được.

Quá trình này phải được xác nhận giữa hai bên bằng biên bản. Chính vì thế, tác nghiệp dồn lập tàu, tránh tàu diễn ra lâu hơn.

"Trước kia một cú dồn tàu khoảng 7 phút. Từ lúc lắp thiết bị 6502 phải mất ít nhất khoảng 15 phút làm tốn thời gian, hạn chế năng lực thông qua các ga. Thậm chí, trước kia việc tránh hai đoàn tàu 14 toa dễ dàng, còn nay không thể thực hiện được buộc nhân viên phải làm bằng phương pháp thay thế, hệ số an toàn không cao" - một nhân viên đường sắt cho biết.
 

tôi yêu ô tô

Xe container
Biển số
OF-175251
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
5,986
Động cơ
435,872 Mã lực
Nơi ở
còn lâu mới nói!
Thôi thì tàu e ko tranh luận. Chỉ duy một điều e muốn chửi thằng nàh báo ngu này một câu: thép tàu, hay thép tây, thép pháp đều gỉ vì nó là thép chứ ko phải là thép không gỉ! Nói thêm thép tàu nhẽ chiếm đến 90% toàn thế giới :D
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,038
Động cơ
501,820 Mã lực
Cụ lại chạy tội cho Phớp đũy rồi. Dự án đấy cũng giống như Cát Linh - Hà Đông , chẳng qua được nhiều kẻ bợ mít tây lấp liếm bằng cách chửi khựa
Cụ nhận định rất chính xác.

Ah vâng, ơn thiên triêù cái gì cũng ngon cả. Thôi để làm bài báo coi công nghệ đường sắt của thiên triều nhé
https://tuoitre.vn/he-thong-tin-hieu-tu-dong-ngan-ti-khien-tau-lua-suyt-tong-nhau-20171115080035084.htm
Hệ thống tín hiệu tự động ngàn tỉ khiến tàu lửa suýt tông nhau
Cái món này để dùng cho đường đôi (chủ yếu đường sắt đô thị), chứ dùng cho đường đơn (đường sắt quốc gia hiện tại) thì chưa chắc đã hợp. Cả thiết bị của TQ hay Pháp đều như vậy cả.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top