[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

bomit

Xe tăng
Biển số
OF-194526
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
1,247
Động cơ
332,018 Mã lực
Cảm ơn cụ chủ và các cụ đã phụ họa thông tin về cuộc sống và tâm tư của bộ đội sau chống Mỹ và chiến trường Kam để thế hệ 7x bọn em biết sự thật về chiến tranh! Em chúc các cụ luôn mạnh khỏe và liền tay tiếp mạch những câu chuyện xứ Kam.
Ông già nhà em cũng đi B rồi sang Kam từ 1967-1977 mới về, ông vẫn mong muốn quay lại Tây Ninh và Kam nhưng chưa đc. Chắc đợt hết dịch em sẽ bố trí để đưa ông đi thăm lại chiến trường xưa.
 

tung.npvh

Xe tăng
Biển số
OF-121350
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
1,132
Động cơ
386,459 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Mấy cụ 1 mắt gớm thật.
Hạ hầu đôn .
Ku tu zốp.
Bin la đen.
Sten ven bớc ( em k chính xác tên ).
Cụ Lê đ Anh.
Tướng Ng Bình
giờ lại biết thêm cả ông HS..
Hàng xóm em có thằng đang đau nặng 1 mắt rồi .nó hiện đang tổ trưởng tổ dân phố rồi ,mà mới 30 .chả có lẽ ...?
cụ đếm thiếu ông 1 mắt cầm chịch vụ Chiến tranh 6 ngày của Israel :)
 

PCX2018

Xe buýt
Biển số
OF-781679
Ngày cấp bằng
25/6/21
Số km
956
Động cơ
41,435 Mã lực

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,525
Động cơ
431,160 Mã lực
Cảm ơn cụ chủ và các cụ đã phụ họa thông tin về cuộc sống và tâm tư của bộ đội sau chống Mỹ và chiến trường Kam để thế hệ 7x bọn em biết sự thật về chiến tranh! Em chúc các cụ luôn mạnh khỏe và liền tay tiếp mạch những câu chuyện xứ Kam.
Ông già nhà em cũng đi B rồi sang Kam từ 1967-1977 mới về, ông vẫn mong muốn quay lại Tây Ninh và Kam nhưng chưa đc. Chắc đợt hết dịch em sẽ bố trí để đưa ông đi thăm lại chiến trường xưa.
nếu cụ có điều kiện thì nên, nghỉ khoảng 1 tuần là ok
ông già nhà em là chiến sỹ Điện biên, lúc ông còn khỏe thì mình ko có thời gian và ko nghĩ tới, giờ thì ông yếu ko thể đi đc nữa. cũng là việc áy láy
năm ngoái em đi đồi A1, nghĩ lại thật tiếc vì ông ko được quay lại vùng đất này
 

phannhat17

Xe hơi
{Kinh doanh Bất động sản}
Biển số
OF-188737
Ngày cấp bằng
8/4/13
Số km
128
Động cơ
332,032 Mã lực
tiếp đi cụ
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,525
Động cơ
431,160 Mã lực
tiện thớt cụ chủ và cũng đang rảnh, em cũng ghi lại vài dòng về chuyến đi K
+ Em đi du lịch bụi, book vé ô tô đi từ Sgon sang Phnompenh.7h ở SG xuất phát và đến PN khoảng gần 4h chiều. Đường đi khá ổn, bằng phẳng và không có đồi núi, đèo dốc gì cả. Mất khoảng 45 phút thông quan ở cửa khẩu Mộc bài Tây ninh và sau khi sang K thì xe dừng chân để mọi người ăn trưa. Ấn tượng là khu này rất nhiều sòng bài mở ra để cho người Việt sang chơi. Điều lạ mà em thấy là các cánh đồng dọc theo đường quốc lộ từ cửa khẩu Mộc bài về PN nó ko như những cánh đồng ở miền bắc Việt Nam. ko thấy kiểu ngăn bờ đắp đập, cấy lúa (có thể cái lúc em đi nó ko phải mùa lúa)
+ Ăn trưa xong thì xe tiếp tục khởi hành đến PN, đến nơi thì khoảng 4h chiều và có ông bạn làm tùy viên quân sự ra đón. KS cũng đã đặt sẵn trên booking. Nghỉ một lúc thì bọn em đi dạo phố, nhưng ko may cho cả 2 lần em sang thì đều dính vào ngày nghỉ lễ nên các bảo tàng, di tích chiến tranh, cung điện nhà vua đều ko mở cửa. ở PN có 2 cái sòng bài khá to cho khách du lịch, dân K ko được vào đây thì phải. Khi xe dừng nghỉ ở một số trạm ven đường, em có rẽ vào mấy cái siêu thị con con bán hàng cho khách du lịch và khá bất ngờ là họ bán cả cái súng cao su. cái này hồi bé trẻ con ở quê chắc con trai đứa nào cũng phải làm 1 vài chiếc
+ Ở Cam họ bán rất nhiều các loại liềng liễng, dế và một số con gì nữa em ko biết. những thứ như liềng liễng hồi bé em có ăn nhưng lần này ko dám ăn, sợ quan tào tháo đuổi thì hỏng cả chuyến đi. ở PN, họ đi xe máy khá nhiều và có một đội quân đi xe kiểu như tuc tuc ấy, nó là xe chở khách mà cái đầu kéo là xe dream.
+ Đi thăm Biển hồ thì cũng khá ấn tượng. Mất khoảng 6 tiếng gì đó để đi từ PN về Siêm riêp để thăm khu Angkor và biển hồ. Đường đi tương đối bằng phẳng, có thể đi qua vài ngọn đồi gì đó thôi chứ ko có đèo, dôc. Đúng như tên gọi, nó khá rộng, như biển nên có tên là biển hồ. Đây chắc là 1 nhánh của sông Mekong. Có lần em đi vào mùa nước. Dân làm nghề cá ở đây chủ yếu là dân VN sang. Cũng nghèo đói và thất học. có 1 chỗ họ mở lớp dạy tiếng Việt cho trẻ con, nhưng chắc chỉ mong chúng nó biết đọc biết viết thôi. nghe nói một thời gian cq VN có ch trình cho bà con này chuyển về VN nhưng chắc còn khó, vì về VN họ chả có giấy tờ gì và làm gì để sinh sống và nghe nói một số thành phần sống ở đây là trốn truy nã. Thăm cái khu này thì em thấy có khi chủ yếu là dân Việt nam sang du lịch, tây nó chả ngó mấy
+ Thực sự ấn tượng với đền Angkor. KO hiểu sao dân K lại có một di sản như thế này. tại đền Angkor, nó có 1 điểm gọi là tọa độ gốc của trái đất. Đây là 1 quần thể và nếu thăm hết thì chắc phải mất vài tuần
+ Khá ấn tượng với em bé hướng dẫn viên du lịch. bé này có mẹ là người gốc Việt nên nói tiếng V bình thường và cách làm việc khá chuyên nghiệp. Việc quản lý khu du lịch Angkor em thấy khá tốt. em sẽ quay lại đây nữa khi có dịp
+ chặng về em đi từ SB siêm riệp ; có chuyến bay về HN và HCM, khá thuận tiện. check in qua cửa khẩu các chú hải quan có xin tiền uống nước. Đưa tiền V, tiền K hoặc usd đều được hết
 
Chỉnh sửa cuối:

angkorwat

Xe điện
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
4,386
Động cơ
534,186 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
tiện thớt cụ chủ và cũng đang rảnh, em cũng ghi lại vài dòng về chuyến đi K
+ Em đi du lịch bụi, book vé ô tô đi từ Sgon sang Phnompenh.7h ở SG xuất phát và đến PN khoảng gần 4h chiều. Đường đi khá ổn, bằng phẳng và không có đồi núi, đèo dốc gì cả. Mất khoảng 45 phút thông quan ở cửa khẩu Mộc bài Tây ninh và sau khi sang K thì xe dừng chân để mọi người ăn trưa. Ấn tượng là khu này rất nhiều sòng bài mở ra để cho người Việt sang chơi. Điều lạ mà em thấy là các cánh đồng dọc theo đường quốc lộ từ cửa khẩu Mộc bài về PN nó ko như những cánh đồng ở miền bắc Việt Nam. ko thấy kiểu ngăn bờ đắp đập, cấy lúa (có thể cái lúc em đi nó ko phải mùa lúa)
+ Ăn trưa xong thì xe tiếp tục khởi hành đến PN, đến nơi thì khoảng 4h chiều và có ông bạn làm tùy viên quân sự ra đón. KS cũng đã đặt sẵn trên booking. Nghỉ một lúc thì bọn em đi dạo phố, nhưng ko may cho cả 2 lần em sang thì đều dính vào ngày nghỉ lễ nên các bảo tàng, di tích chiến tranh, cung điện nhà vua đều ko mở cửa. ở PN có 2 cái sòng bài khá to cho khách du lịch, dân K ko được vào đây thì phải. Khi xe dừng nghỉ ở một số trạm ven đường, em có rẽ vào mấy cái siêu thị con con bán hàng cho khách du lịch và khá bất ngờ là họ bán cả cái súng cao su. cái này hồi bé trẻ con ở quê chắc con trai đứa nào cũng phải làm 1 vài chiếc
+ Ở Cam họ bán rất nhiều các loại liềng liễng, dế và một số con gì nữa em ko biết. những thứ như liềng liễng hồi bé em có ăn nhưng lần này ko dám ăn, sợ quan tào tháo đuổi thì hỏng cả chuyến đi. ở PN, họ đi xe máy khá nhiều và có một đội quân đi xe kiểu như tuc tuc ấy, nó là xe chở khách mà cái đầu kéo là xe dream.
+ Đi thăm Biển hồ thì cũng khá ấn tượng. Mất khoảng 6 tiếng gì đó để đi từ PN về Siêm riêp để thăm khu Angkor và biển hồ. Đường đi tương đối bằng phẳng, có thể đi qua vài ngọn đồi gì đó thôi chứ ko có đèo, dôc. Đúng như tên gọi, nó khá rộng, như biển nên có tên là biển hồ. Đây chắc là 1 nhánh của sông Mekong. Có lần em đi vào mùa nước. Dân làm nghề cá ở đây chủ yếu là dân VN sang. Cũng nghèo đói và thất học. có 1 chỗ họ mở lớp dạy tiếng Việt cho trẻ con, nhưng chắc chỉ mong chúng nó biết đọc biết viết thôi. nghe nói một thời gian cq VN có ch trình cho bà con này chuyển về VN nhưng chắc còn khó, vì về VN họ chả có giấy tờ gì và làm gì để sinh sống và nghe nói một số thành phần sống ở đây là trốn truy nã. Thăm cái khu này thì em thấy có khi chủ yếu là dân Việt nam sang du lịch, tây nó chả ngó mấy
+ Thực sự ấn tượng với đền Angkor. KO hiểu sao dân K lại có một di sản như thế này. tại đền Angkor, nó có 1 điểm gọi là tọa độ gốc của trái đất. Đây là 1 quần thể và nếu thăm hết thì chắc phải mất vài tuần
+ Khá ấn tượng với em bé hướng dẫn viên du lịch. bé này có mẹ là người gốc Việt nên nói tiếng V bình thường và cách làm việc khá chuyên nghiệp. Việc quản lý khu du lịch Angkor em thấy khá tốt,
Quần thể Angkor được Ấn độ sang phục chế lại gần 10 năm mới được như ngày nay. 3/79 em đưa ông nhà báo Pháp Labbe vào thì hoang phế lắm.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,525
Động cơ
431,160 Mã lực
Quần thể Angkor được Ấn độ sang phục chế lại gần 10 năm mới được như ngày nay. 3/79 em đưa ông nhà báo Pháp Labbe vào thì hoang phế lắm.
Vâng, lúc đó thì chắc hoang tàn lắm cụ nhỉ. giờ thì thấy khá OK, cũng là điểm nên đến
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,447
Động cơ
274,047 Mã lực
tiện thớt cụ chủ và cũng đang rảnh, em cũng ghi lại vài dòng về chuyến đi K
+ Em đi du lịch bụi, book vé ô tô đi từ Sgon sang Phnompenh.7h ở SG xuất phát và đến PN khoảng gần 4h chiều. Đường đi khá ổn, bằng phẳng và không có đồi núi, đèo dốc gì cả. Mất khoảng 45 phút thông quan ở cửa khẩu Mộc bài Tây ninh và sau khi sang K thì xe dừng chân để mọi người ăn trưa. Ấn tượng là khu này rất nhiều sòng bài mở ra để cho người Việt sang chơi. Điều lạ mà em thấy là các cánh đồng dọc theo đường quốc lộ từ cửa khẩu Mộc bài về PN nó ko như những cánh đồng ở miền bắc Việt Nam. ko thấy kiểu ngăn bờ đắp đập, cấy lúa (có thể cái lúc em đi nó ko phải mùa lúa)
+ Ăn trưa xong thì xe tiếp tục khởi hành đến PN, đến nơi thì khoảng 4h chiều và có ông bạn làm tùy viên quân sự ra đón. KS cũng đã đặt sẵn trên booking. Nghỉ một lúc thì bọn em đi dạo phố, nhưng ko may cho cả 2 lần em sang thì đều dính vào ngày nghỉ lễ nên các bảo tàng, di tích chiến tranh, cung điện nhà vua đều ko mở cửa. ở PN có 2 cái sòng bài khá to cho khách du lịch, dân K ko được vào đây thì phải. Khi xe dừng nghỉ ở một số trạm ven đường, em có rẽ vào mấy cái siêu thị con con bán hàng cho khách du lịch và khá bất ngờ là họ bán cả cái súng cao su. cái này hồi bé trẻ con ở quê chắc con trai đứa nào cũng phải làm 1 vài chiếc
+ Ở Cam họ bán rất nhiều các loại liềng liễng, dế và một số con gì nữa em ko biết. những thứ như liềng liễng hồi bé em có ăn nhưng lần này ko dám ăn, sợ quan tào tháo đuổi thì hỏng cả chuyến đi. ở PN, họ đi xe máy khá nhiều và có một đội quân đi xe kiểu như tuc tuc ấy, nó là xe chở khách mà cái đầu kéo là xe dream.
+ Đi thăm Biển hồ thì cũng khá ấn tượng. Mất khoảng 6 tiếng gì đó để đi từ PN về Siêm riêp để thăm khu Angkor và biển hồ. Đường đi tương đối bằng phẳng, có thể đi qua vài ngọn đồi gì đó thôi chứ ko có đèo, dôc. Đúng như tên gọi, nó khá rộng, như biển nên có tên là biển hồ. Đây chắc là 1 nhánh của sông Mekong. Có lần em đi vào mùa nước. Dân làm nghề cá ở đây chủ yếu là dân VN sang. Cũng nghèo đói và thất học. có 1 chỗ họ mở lớp dạy tiếng Việt cho trẻ con, nhưng chắc chỉ mong chúng nó biết đọc biết viết thôi. nghe nói một thời gian cq VN có ch trình cho bà con này chuyển về VN nhưng chắc còn khó, vì về VN họ chả có giấy tờ gì và làm gì để sinh sống và nghe nói một số thành phần sống ở đây là trốn truy nã. Thăm cái khu này thì em thấy có khi chủ yếu là dân Việt nam sang du lịch, tây nó chả ngó mấy
+ Thực sự ấn tượng với đền Angkor. KO hiểu sao dân K lại có một di sản như thế này. tại đền Angkor, nó có 1 điểm gọi là tọa độ gốc của trái đất. Đây là 1 quần thể và nếu thăm hết thì chắc phải mất vài tuần
+ Khá ấn tượng với em bé hướng dẫn viên du lịch. bé này có mẹ là người gốc Việt nên nói tiếng V bình thường và cách làm việc khá chuyên nghiệp. Việc quản lý khu du lịch Angkor em thấy khá tốt. em sẽ quay lại đây nữa khi có dịp
+ chặng về em đi từ SB siêm riệp ; có chuyến bay về HN và HCM, khá thuận tiện. check in qua cửa khẩu các chú hải quan có xin tiền uống nước. Đưa tiền V, tiền K hoặc usd đều được hết
Lần 2013 em sang ở ks ở PN có cả bảng giá tour đi bắn súng, menu giá đạn các loại, em nhớ đắt nhất là RPD hình như gần 100$ một phát. Đi ô tô từ PN lên Siam Reap thi dừng nghỉ ở trạm ngã 3. Nhiều ks tư nhân kiểu boutique ở SR là của quan chức ở PN. SR thì phải vài tuần mới khám phá hết thật. Được nghe chuyện về đại gia người gốc Việt thầu kinh doanh khu Ankorwat, xuất thân từ cung cấp lốp xe cho quân đội, rồi lên quần áo, quân nhu.
 

charon666

Xe buýt
Biển số
OF-485477
Ngày cấp bằng
24/1/17
Số km
500
Động cơ
204,705 Mã lực
Tuổi
43
cháu Oánh dấu ạ. Thớt hay quá.
 

angkorwat

Xe điện
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
4,386
Động cơ
534,186 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Vâng, em kể tiếp cho các cụ nghe chuyện cô bé Việt kiều có tên Chăn Thu. Hôm qua đi tiêm VX covid nên không kể được :
Cuối năm 1981, thời gian này tôi đã qua một đoàn chuyên gia làm công tác bảo vệ cho chú trưởng đoàn, nên rất rảnh rỗi, hay đi chơi lang thang qua các đoàn chuyên gia khác, nhất là đoàn nào có các em trẻ như giáo dục, viện 116 ngoài ra còn lang thang các chợ như: Mao Trạch Đông, Olempic, Ora xây. Nên quen biết nhiều, kể cả bà con buôn bán ngoài chợ.
Cuộc sống chuyên gia mình thời đó cũng rất vất vả. Lương để ở nhà, sang đó ăn ở sinh hoạt bạn lo, phụ cấp tiền Riel cũng chỉ đủ mua nhu yếu phẩm. Nên các cô chú chuyên gia tiết kiệm lắm, cố gắng dành dụm để sau 1 năm có chút tiền mua quà về cho gia đình. Phnom penh lúc này đã tập nập trở lại, các chợ tràn ngập đồ Thái. Mỗ khi chuyên gia hết hạn thường mua quần bò King Jo, áo phông cành mai, phấn Con Én, son 14...về nhà bán lấy lãi, và những mặt hàng đó lại theo chân bà con xuất khẩu lao động sang Đông Âu. Ở nhà sang thì mang giấy ảnh và phim Owwo của Đức.
Chuyên gia sang một năm thì số tiền để dành không được nhiều, nên khi về hay nhờ tôi giúp mua chịu hàng ngoài chợ mang về bán rồi gửi vàng sang trả sau. Dân Hoa kiều bên đó làm ăn rất đàng hoàng và uy tín. Thời gian đó tôi giúp khá nhiều người nhất là các em tre trẻ. May là họ về nhà giải quyết xong hàng hóa đều gửi vàng cho người khóa sau sang trả đầy đủ. Từ đó các chuyên gia mới sang hoặc chuẩn bị về đều tìm tới tôi nhờ vả, nhờ biết tiếng K và cũng dẻo mỏ nên khi mua hàng cũng rẻ hơn, mua bán đàng hoàng nên bà con ngoài chợ cũng rất mến. Có những lần đưa 6-7 cô chú chuyên gia ra mua chịu hàng gần chục cây vàng. Trong thời gian 1 năm ở K thì 6 tháng chuyên gia được về SG một lần, cũng là dịp để kiếm thêm : Thuốc lá Samit, xà phòng Lux, dép gan gà... Lại theo chân các cụ về SG.
Hàng ngày vào buổi sáng tôi thường ra chợ Mao ăn sáng, uống cafe ngồi ngắm đường phố, nói chuyện với chị Năm (chủ quán) khoảng 9h mới về. Một buổi sáng ngồi uống cafe, tôi chợt để ý bàn bên cạnh có một đôi nam nữ nói giọng SG. Hai người đều còn trẻ chỉ trên 20, mặt mũi sáng sủa. Cô gái trông khá xinh, da ngăm ngăm, mặc cái quần jean Texwood áo phông trắng, đi giày thể thao. Trông rất năng động trẻ trung. Cách ăn mặc của cô gái làm tôi rất có ấn tượng, ở cái đất nước mới hồi sinh này gặp một cô gái như vậy là khá hiếm. Tuy nước da hơi ngăm đen, nhưng ngược lại cô gái có khuôn thanh tú với sống mũi cao và đôi mắt đen sâu. Hồi đó tôi cũng có chút tự tin về ngoại hình của mình lắm. Cũng quần jin Levis cái áo phông trắng có một vòng tròn nhỏ 5 lá cờ ASEAN trên ngực trái và đôi giày Adidas trắng có 3 sọc xanh chéo ở thân. Tôi chăm chú nhìn sang bàn bên ngắm cô gái đang nói chuyện. Có lẽ cảm thấy đang bị nhìn nhìn trộm nên bất ngờ cô gái ngẩng lên bắt gặp tôi đang chăm chú nhìn sang. Bốn mắt nhìn nhau một giây rồi cả hai vội quay đi. Tôi cũng hơi bối rối vội xoay lại cái cái ghế sang phía khác, châm điếu thuốc lơ đãng nhả khói lên trời, dáng vẻ bất cần. Nhưng vẫn kín đáo quan sát họ bằng đuôi mắt. Có lẽ cô gái nói gì về tôi với cậu con trai nên tôi thấy anh ta liếc nhanh sang tôi. Thấy tôi như vậy cô bé có vẻ không còn e ngại và ánh mắt luôn nhìn thẳng sang tôi như muốn trêu người. Rất muốn ngồi thêm chút nữa, nhưng trong tình cảnh này tôi đành đứng lên kêu chị Năm tính tiền rồi ra về. Trong tâm trí luôn nghĩ đến cô gái xinh xắn đó : " cũng chỉ là một thoáng qua đường và không bao giờ gặp lại " tôi nghĩ thầm và lắc đầu cố xua đuổi hình bóng cô gái. Hôm sau dù không hy vọng gặp lại cặp nam nữ này nhưng tôi vẫn ra quán từ sớm, và tự nhiên cảm thấy vui mừng vì họ đã ngồi ở đó. Thấy tôi ra, cô gái ngồi tựa lưng vào ghế hai tay khoanh trước ngực hướng cặp mắt về phía tôi nhìn chăm chú. Cô bé này đùa dai quá, có lẽ trả thù tôi về tội nhìn trộm hôm qua đây, tôi quay ghế sang hướng khác vờ chăm chú vào ly cafe. Thấy vậy cô gái mỉm cười " Tha cho anh đó" rồi quay sang nói chuyện với cậu thanh niên. Hai ba ngày liền sau đó, ngày nào tôi cũng gặp đôi này ngồi uống cafe ở bàn đó. Thái độ của họ với tôi có vẻ thân thiện hơn dù chưa nói với nhau câu nào nhưng khi thấy tôi vào quán cô gái thường cười và gật đầu chào. Mấy hôm sau nữa tôi hỏi chị Năm:
- Chị có biết hai người kia không ?
- Tôi cũng như chú, chắc họ ở đâu gần đây, thấy đi bộ hoài à. Con bé trông dễ thương chú ha.
- Vâng, em về đây. Em thanh toán giúp họ luôn. Họ có hỏi chị nói em mời thôi, không có ý gì cả.
Cách một hôm vì có công việc tôi không ra, hôm sau tôi mới lại ra quán. Thấy tôi ra, cậu thanh niên giơ tay chào :
- Hôm qua anh Hai bận hả ? Không thấy anh ra con nhỏ này đang thắc mắc. Anh qua bàn tụi em ngồi cho vui.
Tôi cầm ly cafe và bao thuốc bước qua ngồi cùng họ. Vì đều còn trẻ nên chúng tôi cũng dễ quen. Chuyện trò một hồi tôi biết tên hai người là Chăn Thu (nữ) và Đa ra (nam.) họ là hai anh em ruột và là Việt kiều. Cô gái hỏi:
- Anh Hai là bộ đội sao ra đây ngồi suốt vậy ?
- Tôi nấu cơm cho đơn vị nên sáng nào cũng đi chợ về nấu ăn cho mọi người.
- Anh Hai nấu ăn chắc ngon, hôm nào nấu cho em ăn thử chơi.
- Chỉ sợ em không dám ăn thôi.
Mải nói chuyện nên hôm đó hơn 10h tôi mới về. Từ hôm đó hầu như sáng nào tôi cũng ngồi chơi cùng họ ở quán cafe. Chan Thu luôn ngồi cạnh tôi và hỏi đủ thứ chuyện trên trời dưới biển, bằng linh cảm của thằng con trai đã trải qua một vài mối tình tôi nhận ra cô bé có cảm tình đặc biệt với mình, bản thân tôi cũng vậy. Cả hai hình như đều hiểu rõ tình cảm của đối phương dành cho mình. Dần dần tôi mới biết họ ở SG qua. Trước 1975 gia đình họ ở Phnom pênh, họ có bố là VN mẹ là người Kampuchia lai Hoa. Trước khi Polpot vào thì bố mẹ họ đang đi chữa bệnh bên Pháp. Hai anh em lúc đó còn nhỏ nên bà cô ở SG đón về trông nom giúp. Vì vậy cả gia đình thoát khỏi họa Polpot.
( Em tạm dừng ăn cơm.)
 
Chỉnh sửa cuối:

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,811
Động cơ
236,968 Mã lực
Tuổi
37
Cháu được nghe các Cụ kể lại là thời đó Cụ Hồ cũng có ý định thống nhất 3 nước Đông Dương là Việt + Lào + CPC. Chẳng lẽ là thật ạ ?
Cụ chủ trương chia Từ thành lập *** là chỉ VN, sau tách ra cũng là Cụ. K thể dân tộc này lo thay dân tộc khác được.
DD là chủ trương của TP LHP, lứa cán bộ đào tạo chính qui từ LX về. Còn đòi xem xét kl Cụ, bị quản ở LX đến 1940 mới về đc.
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,226
Động cơ
1,653,309 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Vâng, em kể tiếp cho các cụ nghe chuyện cô bé Việt kiều có tên Chăn Thu. Hôm qua đi tiêm VX covid nên không kể được :
Cuối năm 1981, thời gian này tôi đã qua bên đoàn chuyên gia ngoại giao, nên rất rảnh rỗi, hay đi chơi lang thang qua các đoàn chuyên gia khác, nhất là đoàn nào có các em trẻ như giáo dục, viện 116 ngoài ra còn lang thang các chợ như: Mao Trạch Đông, Olempic, Ora xây. Nên quen biết nhiều, kể cả bà con buôn bán ngoài chợ.
Cuộc sống chuyên gia mình thời đó cũng rất vất vả. Lương để ở nhà, sang đó ăn ở sinh hoạt bạn lo, phụ cấp tiền Riel cũng chỉ đủ mua nhu yếu phẩm. Nên các cô chú chuyên gia tiết kiệm lắm, cố gắng dành dụm để sau 1 năm có chút tiền mua quà về cho gia đình. Phnom penh lúc này đã tập nập trở lại, các chợ tràn ngập đồ Thái. Mỗ khi chuyên gia hết hạn thường mua quần bò King Jo, áo phông cành mai, phấn Con Én, son 14...về nhà bán lấy lãi, và những mặt hàng đó lại theo chân bà con xuất khẩu lao động sang Đông Âu. Ở nhà sang thì mang giấy ảnh và phim Owwo của Đức.
Chuyên gia sang một năm thì số tiền để dành không được nhiều, nên khi về hay nhờ tôi giúp mua chịu hàng ngoài chợ mang về bán rồi gửi vàng sang trả sau. Dân Hoa kiều bên đó làm ăn rất đàng hoàng và uy tín. Thời gian đó tôi giúp khá nhiều người nhất là các em tre trẻ. May là họ về nhà giải quyết xong hàng hóa đều gửi vàng cho người khóa sau sang trả đầy đủ. Từ đó các chuyên gia mới sang hoặc chuẩn bị về đều tìm tới tôi nhờ vả, nhờ biết tiếng K và cũng dẻo mỏ nên khi mua hàng cũng rẻ hơn, mua bán đàng hoàng nên bà con ngoài chợ cũng rất mến. Có những lần đưa 6-7 cô chú chuyên gia ra mua chịu hàng gần chục cây vàng. Trong thời gian 1 năm ở K thì 6 tháng chuyên gia được về SG một lần, cũng là dịp để kiếm thêm : Thuốc lá Samit, xà phòng Lux, dép gan gà... Lại theo chân các cụ về SG.
Hàng ngày vào buổi sáng tôi thường ra chợ Mao ăn sáng, uống cafe ngồi ngắm đường phố khoảng 9h mới về. Một hôm ngồi uống cafe thấy bàn bên cạnh có một đôi nam nữ nói giọng SG. Hai người đều còn trẻ chỉ trên 20, mặt mũi sáng sủa. Cô gái trông khá xinh, da ngăm ngăm, mặc cái quần jean Texwood áo phông trắng, đi giày thể thao. Trông rất năng động trẻ trung. Cách ăn mặc của cô gái làm tôi rất có ấn tượng, nên thỉnh thoảng liếc mắt sang nhìn, đôi khi cũng bắt gặp ánh mắt cô ta cũng nhìn sang. Trong một tuần liền sau đó, ngày nào tôi cũng gặp đôi này ngồi uống cafe ở bàn đó.
Cách một hôm vì có công việc tôi không ra, hôm sau tôi mới lại ra quán. Thấy tôi ra, cậu thanh niên giơ tay chào :
- Hôm qua anh Hai bận hả ? Không thấy anh ra con nhỏ này đang thắc mắc. Anh qua bàn tụi em ngồi cho vui.
Tôi cầm ly cafe và bao thuốc bước qua ngồi cùng họ. Vì đều còn trẻ nên chúng tôi cũng dễ quen. Chuyện trò một hồi tôi biết tên hai người là Chăn Thu (nữ) và Đa ra (nam.) họ là hai anh em ruột và là Việt kiều. Cô gái hỏi:
- Anh Hai là bộ đội sao ra đây ngồi suốt vậy ?
- Tôi nấu cơm cho đơn vị nên sáng nào cũng đi chợ về nấu ăn cho mọi người.
- Anh Hai nấu ăn chắc ngon, hôm nào nấu cho em ăn thử chơi.
- Chỉ sợ em không dám ăn thôi.
Mải nói chuyện nên hôm đó hơn 10h tôi mới về. Từ hôm đó hầu như sáng nào tôi cũng ngồi chơi cùng họ ở quán cafe. Dần dần tôi mới biết họ ở SG qua. Trước 1975 gia đình họ ở Phnom pênh, họ có bố là VN mẹ là người Kampuchia lai Hoa. Trước khi Polpot vào thì bố mẹ họ đang đi chữa bệnh bên Pháp. Hai anh em lúc đó còn nhỏ nên bà cô ở SG đón về trông nom giúp. Vì vậy cả gia đình thoát khỏi họa Polpot.
( Em tạm dừng ăn cơm.)
Đi đâu em cũng muốn có dì ... em hóng chuyện này của cụ à :)
 

Father Bon

Xe hơi
Biển số
OF-611552
Ngày cấp bằng
24/1/19
Số km
162
Động cơ
121,591 Mã lực
E xin phép lót dép hóng chuyện các cụ ạ. Nghỉ dịch may mà có thớt như này đọc vừa có thêm kiến thức lại đỡ buồn. Cảm ơn các cụ đã bớt viết bài.
 

angkorwat

Xe điện
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
4,386
Động cơ
534,186 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Các Cụ đã tiếp xúc tầng lớp CT cấp cao của K ngay sau gải phóng, Xin các Cụ giải mật thông tin lịch sử về mấy Tổng bí thư (hay Bí thư gì đó) của K ngay sau giải phóng trước khi ổn định thế hệ HS đc k (hình như có cả đc công nhân nhà máy ở HN đc học cấp tốc). Cảm ơn CC
Khi thành lập MT cứu quốc dân tộc Kampuchia thì cán bộ phần đa là ở VN lâu năm rồi. Như cụ Pen sovan, Keo Chanda, Keo Prasat ....đều là những cán bộ hoặc công nhân làm trong các cơ quan, nhà máy tại VN. Ngoài ra còn một số trí thức sống sót trong các trại tị nạn dọc biên giới V-K.
Tất cả những người này đều tập trung học tập tại Tu viện Đa Minh gần làng Đại học - Thủ đức. Chỉ có Cụ Heng và cụ HS là ở SG. Cụ HS sau khi chạy sang VN thì được đưa về 38 Phùng khắc Khoan ( Nghe nói là nhà riêng của đại sứ Mỹ Bân cơ)
Sau giải phóng thì cụ Pen là thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng kiêm Tổng Bí thư Đảng nhân dân CM Kampuchia. Cụ HS làm BT Bộ Ngoại giao. Keo Chanda làm bộ trưởng Bộ Văn hóa. Lèng mèng như ông Keo Prasat cũng là thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm đại sứ Kampuchia tại Liên xô khi mới 24 tuổi đang học dở đại học bách khoa HN. Chuyện cụ HS bị mất một mắt trái liên quan đến chuyến cụ ấy chạy sang VN. Em có gác ở Phùng khắc Khoan 2 tuần, hàng sáng có xe đến đón cụ HS đi viện Thống nhất chữa mắt. Cụ ấy có kể chuyện về cái mắt này.
 

cuckhoai

Xe tăng
Biển số
OF-461320
Ngày cấp bằng
13/10/16
Số km
1,223
Động cơ
213,363 Mã lực
Vâng, em kể tiếp cho các cụ nghe chuyện cô bé Việt kiều có tên Chăn Thu. Hôm qua đi tiêm VX covid nên không kể được :
Cuối năm 1981, thời gian này tôi đã qua bên đoàn chuyên gia ngoại giao, nên rất rảnh rỗi, hay đi chơi lang thang qua các đoàn chuyên gia khác, nhất là đoàn nào có các em trẻ như giáo dục, viện 116 ngoài ra còn lang thang các chợ như: Mao Trạch Đông, Olempic, Ora xây. Nên quen biết nhiều, kể cả bà con buôn bán ngoài chợ.
Cuộc sống chuyên gia mình thời đó cũng rất vất vả. Lương để ở nhà, sang đó ăn ở sinh hoạt bạn lo, phụ cấp tiền Riel cũng chỉ đủ mua nhu yếu phẩm. Nên các cô chú chuyên gia tiết kiệm lắm, cố gắng dành dụm để sau 1 năm có chút tiền mua quà về cho gia đình. Phnom penh lúc này đã tập nập trở lại, các chợ tràn ngập đồ Thái. Mỗ khi chuyên gia hết hạn thường mua quần bò King Jo, áo phông cành mai, phấn Con Én, son 14...về nhà bán lấy lãi, và những mặt hàng đó lại theo chân bà con xuất khẩu lao động sang Đông Âu. Ở nhà sang thì mang giấy ảnh và phim Owwo của Đức.
Chuyên gia sang một năm thì số tiền để dành không được nhiều, nên khi về hay nhờ tôi giúp mua chịu hàng ngoài chợ mang về bán rồi gửi vàng sang trả sau. Dân Hoa kiều bên đó làm ăn rất đàng hoàng và uy tín. Thời gian đó tôi giúp khá nhiều người nhất là các em tre trẻ. May là họ về nhà giải quyết xong hàng hóa đều gửi vàng cho người khóa sau sang trả đầy đủ. Từ đó các chuyên gia mới sang hoặc chuẩn bị về đều tìm tới tôi nhờ vả, nhờ biết tiếng K và cũng dẻo mỏ nên khi mua hàng cũng rẻ hơn, mua bán đàng hoàng nên bà con ngoài chợ cũng rất mến. Có những lần đưa 6-7 cô chú chuyên gia ra mua chịu hàng gần chục cây vàng. Trong thời gian 1 năm ở K thì 6 tháng chuyên gia được về SG một lần, cũng là dịp để kiếm thêm : Thuốc lá Samit, xà phòng Lux, dép gan gà... Lại theo chân các cụ về SG.
Hàng ngày vào buổi sáng tôi thường ra chợ Mao ăn sáng, uống cafe ngồi ngắm đường phố khoảng 9h mới về. Một hôm ngồi uống cafe thấy bàn bên cạnh có một đôi nam nữ nói giọng SG. Hai người đều còn trẻ chỉ trên 20, mặt mũi sáng sủa. Cô gái trông khá xinh, da ngăm ngăm, mặc cái quần jean Texwood áo phông trắng, đi giày thể thao. Trông rất năng động trẻ trung. Cách ăn mặc của cô gái làm tôi rất có ấn tượng, nên thỉnh thoảng liếc mắt sang nhìn, đôi khi cũng bắt gặp ánh mắt cô ta cũng nhìn sang. Trong một tuần liền sau đó, ngày nào tôi cũng gặp đôi này ngồi uống cafe ở bàn đó.
Cách một hôm vì có công việc tôi không ra, hôm sau tôi mới lại ra quán. Thấy tôi ra, cậu thanh niên giơ tay chào :
- Hôm qua anh Hai bận hả ? Không thấy anh ra con nhỏ này đang thắc mắc. Anh qua bàn tụi em ngồi cho vui.
Tôi cầm ly cafe và bao thuốc bước qua ngồi cùng họ. Vì đều còn trẻ nên chúng tôi cũng dễ quen. Chuyện trò một hồi tôi biết tên hai người là Chăn Thu (nữ) và Đa ra (nam.) họ là hai anh em ruột và là Việt kiều. Cô gái hỏi:
- Anh Hai là bộ đội sao ra đây ngồi suốt vậy ?
- Tôi nấu cơm cho đơn vị nên sáng nào cũng đi chợ về nấu ăn cho mọi người.
- Anh Hai nấu ăn chắc ngon, hôm nào nấu cho em ăn thử chơi.
- Chỉ sợ em không dám ăn thôi.
Mải nói chuyện nên hôm đó hơn 10h tôi mới về. Từ hôm đó hầu như sáng nào tôi cũng ngồi chơi cùng họ ở quán cafe. Dần dần tôi mới biết họ ở SG qua. Trước 1975 gia đình họ ở Phnom pênh, họ có bố là VN mẹ là người Kampuchia lai Hoa. Trước khi Polpot vào thì bố mẹ họ đang đi chữa bệnh bên Pháp. Hai anh em lúc đó còn nhỏ nên bà cô ở SG đón về trông nom giúp. Vì vậy cả gia đình thoát khỏi họa Polpot.
( Em tạm dừng ăn cơm.)
Em nhớ mang máng những năm đầu giải phóng không thể mang cái gì từ Campuchia về được (hay là cơ quan bố em thế thì không biết). Cụ nói giờ em mới nhớ thêm chi tiết, mỗi lần bố em sang Cam công tác đều phải lên bộ ngoại giao mượn Comple, hết đợt công tác về trả. Phải đến năm 82-83 thì mới được trường cấp cho 2 bộ Comple để đi công tác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top