- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 59,083
- Động cơ
- 1,207,482 Mã lực



ai cũng phải liên đới bởi quyết định của mình, dù nó trong phạm vi quy định. Ví dụ cho phép mỗi quyết định từ mức tốt đến mức chấp nhận được, ông nào cũng quyết định ở sát mức chấp nhận được thì xác suất an toàn nó sẽ kém hẳn thôiHình như cụ ko hiểu lắm về việc hướng dẫn của không lưu. Khi nó đưa huấn lệnh cho phép cất cánh thì thường kèm theo là "good luck", sau đó hoàn toàn là việc của pilot. Chạy đà đủ tốc độ theo từng loại mb, từng điều kiện tải, thời tiết... là pilot nó nhấc lên thôi, chả cứ ở chỗ nào đường băng. Trong lúc chạy đà cả 2 pilot đều phải theo dõi chặt chẽ các thông số để có thể hủy cất cánh khẩn cấp nếu có bất thường. Việc này không lưu chỉ ngồi ngắm và nghe báo cáo, phối hợp xử lý ở mặt đất thôi.
Chay đến 2500m mà nhận ra vấn đề thì có lẽ cũng không còn kịp để huỷ cất cánh nữa rồi.Nói chung là điều kiện thời tiết không có gì để chê. Máy bay đã chạy nguyên cả quãng đường 3.500 m, trong khi bình thường chỉ cần 2.500-3.000 mét là tối đa, gợi ý là ngay từ lúc chạy đà đã không bình thường, không đủ lực để cất cánh sớm. Do đó có thể loại trừ chim.
![]()
Air India plane crash: 'Thrust not achieved...falling... Mayday', AI pilot's last words | India News - Times of India
India News: Air India Flight 171 crashed into a hostel in Ahmedabad after a failed take-off. The pilot's distress call indicated a lack of thrust moments before ttimesofindia.indiatimes.com
Chả có không lưu nào cho máy bay cất cánh ở chỗ nào trên đường băng cảThông tin về máy bay, thông số về chuyến bay. Kiểm soát không lưu phải biết. Kiểm soát viên không lưu sẽ phải dẫn máy bay cất cánh ở đầu đường băng thay vì giữa đường băng như trường hợp này.
Hôm nay tôi xem link này:Xưa ở ta còn có kênh NG, thỉnh thoảng phát chươnng trình điều tra tai nạn máy bay. Xem thì mới biết nó phức tạp như thế nào. Nhiều vụ kết luận nguyên nhân cuối cùng chả liên quan gì đến dự đoán ban đầu cả, mà còn làm thay đổi luôn cả hàng loạt các thứ để đảm bảo an toàn.
Vì vậy các điều tra viên OFers tắt bớt đài cho đỡ nhiễu.
ANW: Có cách nào để xem NG trực tiếp theo gói mình muốn khôg cccm?
Em thấy việc so sánh tai nạn hàng không và đường bộ không thỏa đáng, mang tính chọn lọc theo kiểu PR của tư bản. VD em tra thử AI, nó so sánh chả ăn khớp gì. Có nhiều yếu tố bị bỏ qua như:Em đã bay Boeing787 và Airbus A380, phải nói hơn hẳn các máy bay nhỏ. Tiện nghi, thoải mái và ổn định cao hơn.
Tai nạn hàng không tuy về tỷ lệ thấp hơn các hình thức di chuyển khác nhưng lại gây ám ảnh nhất bởi vì hầu như không có cơ hội cấp cứu.
Vụ tai nạn thảm khốc này quá đáng tiếc vì máy bay cất cánh ban ngày trong điều kiện thời tiết tốt. Trong tích tắc tất cả thành hư vô, rất đau xót cho người thân của các nạn nhân!
Cũng có lý, an toàn nhất là tàu cao tốc.Em thấy việc so sánh tai nạn hàng không và đường bộ không thỏa đáng, mang tính chọn lọc theo kiểu PR của tư bản. VD em tra thử AI, nó so sánh chả ăn khớp gì. Có nhiều yếu tố bị bỏ qua như:
1. Tai nạn khác với chết người
2. Số giờ đi trên bộ so với số giờ đi trên máy bay, tính quãng đường thì không so sánh được vì hàng không bay nhanh không có yếu tố cản đường.
3. Số lần tham gia GT: một ng bay nhiều chắc tháng vài lần, còn đi nhiều cỡ grab tháng đi trăm lần.
4. Sác xuất 1 người đi đường bộ chết trên thời gian, số lần tham gua GT so với số lần đi máy bay?
5. Tỷ lệ chết trên 1 lần tai nạn của máy bay so với tỷ lệ này trên bộ (tai nạn là mọi sự cố va chạm, ngã, bị đâm, tự đâm,....).
Đi MB không hề an toàn, vì ít đi thôi, do vậy không nên lạm dụng.
![]()
Tai nạn máy bay phản lực rất thương tâm với họ hàng gia đình. Chứ với người trên máy bay thì em nghĩ họ chỉ có cảm giác sợ hãi trong mấy giây hoặc mấy chục giấy. Khi máy bay đâm và nố thì khả năng cao là ko kịp cảm nhận đau đớn như tai nạn giao thông trên bộ.Đúng là tai nạn rất thương tâm nhưng mà có 1 vấn đề thắc mắc này mong các cụ thông thái giải đáp có phải là chết do máy bay nổ như thế này thì gần như nạn nhân sẽ không cảm nhận được đau đớn gì đúng không ạ bởi vì nó diễn ra quá nhanh nên là dây thần kinh cảm nhận cảm giác đau đớn não bchưa kịp chuyển tín hiệu đến
Đúng là tai nạn rất thương tâm nhưng mà có 1 vấn đề thắc mắc này mong các cụ thông thái giải đáp có phải là chết do máy bay nổ như thế này thì gần như nạn nhân sẽ không cảm nhận được đau đớn gì đúng không ạ bởi vì nó diễn ra quá nhanh nên là dây thần kinh cảm nhận cảm giác đau đớn não bchưa kịp chuyển tín hiệu đến
Năm xưa có vụ tai nạn của Air France tại Atlantic, flight AF 447.Tai nạn máy bay phản lực rất thương tâm với họ hàng gia đình. Chứ với người trên máy bay thì em nghĩ họ chỉ có cảm giác sợ hãi trong mấy giây hoặc mấy chục giấy. Khi máy bay đâm và nố thì khả năng cao là ko kịp cảm nhận đau đớn như tai nạn giao thông trên bộ.
Thực ra em cho rằng rất nên đi máy bay, vì nó vẫn là phương tiện an toàn nhất. Vạn nhất tai nạn, thì cũng ko kịp đau đớn. Có điều mỗi lần thấy tai nạn lại sợ!
Anh 11A này quả thực là kỳ diệu, chứ vận tốc máy bay lúc tai nạn cũng hơn 200km/h và gây sốc tạm thời đấy cụ, chứ ko tỉnh táo đâu. Hy vọng họ ra đi mà ko phải chịu đau đớn....Thế nên, cái tệ hại của vụ tai nạn ở #1 là, độ cao thấp, gia tốc thấp, các nạn nhân (như anh 11A) đều ở trong trạng thái tỉnh táo...
Máy phát điện chong chóng, dùng khi mất điện từ động cơRAT là gì vậy các cụ?
Dã man quá! Cụ có link chính thức thông tin trên ko?Việc giải mã hộp đen của chiếc Boeing-787 bị rơi ngay sau khi cất cánh ở Ấn Độ ngày 12/6 vừa qua đã cho thấy nguyên nhân thảm kịch lại rất đơn giản.
Khi phân tích dữ liệu của hộp đen, người ta đã biết rằng khi bắt đầu chuyển sang quá trình lấy độ cao, ghế của cơ trưởng không chịu được quá tải nên đã bất ngờ trôi về phía sau. Theo phản xạ tự nhiên, anh này nắm lấy bất kỳ vật thể nào trong tầm tay. Thật không may, thứ mà anh ta nắm được lại là cần điều khiển lực đẩy động cơ (cần ga). Cần ga đang được thiết lập chế độ cất cánh (đẩy hoàn toàn về phía trước), tức là lực đẩy tối đa. Nhưng khi phi công nắm lấy nó và di chuyển về phía sau cùng với chiếc ghế, cần ga đã bị kéo về sau hết cỡ, nghĩa là chuyển sang chế độ không tải. Cả hai động cơ ngay lập tức ngừng hoạt động. Và thế là máy bay tiếp tục hạ xuống theo quán tính cho đến khi va chạm với các tòa nhà trên mặt đất.
Hộp đen đã cung cấp một số đoạn ghi âm cuộc trò chuyện của tổ lái. Ở giây thứ 18 sau khi cất cánh, phi công số 2 hét lên: “Đang mất lực đẩy”. Sau đó là giọng của cơ trưởng: “Cái ghế của tôi”. Vào giây thứ 26, cả hai động cơ ngừng hoạt động khi máy bay ở độ cao 65m. Vào giây thứ 38, máy bay đâm xuống đất.
Kết quả kiểm tra các mảnh vỡ tại hiện trường vụ tai nạn đã cho thấy chốt cố định thanh dẫn hướng ghế bị gãy. Cái chốt này đã gặp trục trặc và mới được sửa chữa 11 ngày trước đó, nhưng không có cuộc thử nghiệm sau sửa chữa nào được thực hiện.
( Московский Комсомолец)
Tin này em nghĩ là fake.Việc giải mã hộp đen của chiếc Boeing-787 bị rơi ngay sau khi cất cánh ở Ấn Độ ngày 12/6 vừa qua đã cho thấy nguyên nhân thảm kịch lại rất đơn giản.
Khi phân tích dữ liệu của hộp đen, người ta đã biết rằng khi bắt đầu chuyển sang quá trình lấy độ cao, ghế của cơ trưởng không chịu được quá tải nên đã bất ngờ trôi về phía sau. Theo phản xạ tự nhiên, anh này nắm lấy bất kỳ vật thể nào trong tầm tay. Thật không may, thứ mà anh ta nắm được lại là cần điều khiển lực đẩy động cơ (cần ga). Cần ga đang được thiết lập chế độ cất cánh (đẩy hoàn toàn về phía trước), tức là lực đẩy tối đa. Nhưng khi phi công nắm lấy nó và di chuyển về phía sau cùng với chiếc ghế, cần ga đã bị kéo về sau hết cỡ, nghĩa là chuyển sang chế độ không tải. Cả hai động cơ ngay lập tức ngừng hoạt động. Và thế là máy bay tiếp tục hạ xuống theo quán tính cho đến khi va chạm với các tòa nhà trên mặt đất.
Hộp đen đã cung cấp một số đoạn ghi âm cuộc trò chuyện của tổ lái. Ở giây thứ 18 sau khi cất cánh, phi công số 2 hét lên: “Đang mất lực đẩy”. Sau đó là giọng của cơ trưởng: “Cái ghế của tôi”. Vào giây thứ 26, cả hai động cơ ngừng hoạt động khi máy bay ở độ cao 65m. Vào giây thứ 38, máy bay đâm xuống đất.
Kết quả kiểm tra các mảnh vỡ tại hiện trường vụ tai nạn đã cho thấy chốt cố định thanh dẫn hướng ghế bị gãy. Cái chốt này đã gặp trục trặc và mới được sửa chữa 11 ngày trước đó, nhưng không có cuộc thử nghiệm sau sửa chữa nào được thực hiện.
( Московский Комсомолец)