Thực tế là đa phần các trường ở Châu Âu không hề có hội phụ huynh. Các lớp nếu cần hỗ trợ từ phụ huynh học sinh thì giáo viên sẽ có thông báo tới từng phụ huynh học sinh và đa phần đều là yêu cầu tự nguyện. Cái khác với ở Việt Nam là phụ huynh không bao giờ để ý tới hoàn cảnh của nhau và cũng không để ý tới việc đóng góp tự nguyện của mỗi cá nhân.
Em chỉ nói đơn giản như thế này thôi. Mỗi học kỳ các cháu nhà em đều phải tham gia đóng góp kế hoạch nhỏ là những báo giấy sách vở, để nhà trường bán lấy tiền chi phí cho các buổi học ngoại khoá cua các con. Vì để tránh hiện tượng so sánh, nên khi đóng góp, không yêu cầu ghi rõ tên học sinh nộp, mà chỉ cần ghi tên lớp. Đến cuối buổi nhà trường có danh sách riêng cho từng lớp, mỗi lớp đóng góp được bao nhiêu và thành tiền là từng nào. Có như vậy các em học sinh cũng không mặc cảm là mình đóng góp ít hay nhiều, bởi đây là vấn đề tự nguyện.
Trở lại việc bầu vào ban phụ huynh nếu có thì họ cũng tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, không ai đem vấn đề cá nhân gia đình ra để đánh giá việc thiện nguyện giúp đỡ trường lớp cả. Cùng giống như khi nhà trường kêu gọi phụ huynh đóng góp công sức để lau chùi thư viện, dọn dẹp sân thể thao, hay kêu gọi hỗ trợ xe đưa đón học sinh tham dự những chương trình ngoại khoá mà nhà trường không thu xếp được vấn đề đi lại. Mọi cái đều trên tinh thần tự nguyện và không hề phân biệt trên bất cứ phương diện nào cả. Đó mới là sự bình đẳng, văn minh mà các con tiếp nhận được. Chứ không phải là nghe theo những nhận xét cá nhân của một phụ huynh nào đó để phân biệt hay phân loại những đóng góp thiện nguyện.