Bản chất của giá nhà đất tăng một phần trọng yếu là do nhà nước liên tục tăng giá đất ở và giá cho thuê đất cũng tăng chóng mặt luôn. Nghĩa vụ tài chính nộp cho nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trên 50% giá vốn của chủ đầu tư nên giá nhà đất tăng hàng năm theo biểu giá của nhà nước và tăng nhanh hơn khi bị các con buôn găm hàng đợi năm sau nữa nhà nước lại tăng để ăn chênh lệch địa tô vì tiền đã đóng xong cho nhà nước từ lâu rồi, giờ nhà nước tăng bao nhiêu em hưởng lợi bấy nhiêu và đổ lên đầu người mua thôi.
Sự việc thực tế : 15 năm trước em trả cho nhà nước 1,26 triệu đồng/m2 đất, nửa đầu năm 2024 biểu giá đất nhà nước là 16,2 triệu/m2 (giá thị trường từ 28 đến 33 triệu/m2) ngày 7 tháng 7 vừa rồi ông nhà nước tăng giá khu đó lên 42,4 triệu đồng/m2. Vậy ông nào còn đất bán sau ngày 7 tháng 7 vừa rồi thì ông ấy có bán giá 33 triệu/m2 nữa không hay là phải 50 triệu mới bán !
Bản thân ông nhà nước cần cái còn tăng liên tọi, bảo sao con buôn không tăng cho được ! Còn với kiểu tăng nhảy cóc của nhà nước như vừa rồi thì thuế mà bao nhiêu % có ý nghĩa gì nữa !!!
Đúng, cái gì cũng có 2 mặt. Giá đất tăng làm tăng thu ngân sách từ bán đầu giá là 1 mặt được, có ích cho chính quyền. Và chúng ta cùng xem mặt hại nhé:
1. Tạo “giá tham chiếu ảo”
Giá đất bị đẩy lên do đấu giá hoặc đầu cơ, khiến cả thị trường lấy đó làm chuẩn → người dân mất khả năng mua nhà.
2. Chính quyền lệ thuộc vào nguồn thu đất
Thu nhiều từ đất → dễ sinh chi tiêu phung phí, đầu tư dàn trải, không bền vững về tài khóa.
3. Sinh ra tham nhũng chính sách
Chạy theo tiền từ đất dễ dẫn tới phê duyệt quy hoạch sai lệch, chuyển đổi đất trái đạo lý, tạo “quỹ đất vàng” phục vụ nhóm lợi ích.
4. Dòng vốn bị méo mó
Vốn bị hút vào đất thay vì sản xuất, công nghệ, đổi mới sáng tạo → giảm năng suất dài hạn.
5. Gia tăng bất bình đẳng
Người có đất giàu lên nhanh chóng, trong khi người đi thuê/mua ngày càng bị đẩy ra lề xã hội.
6. Chi phí giải phóng mặt bằng đội vọt
Dự án đầu tư công chậm trễ, đội vốn, kẹt vốn vì tiền đền bù tăng theo giá đất thổi phồng.
7. Chi phí sống tăng phi lý
Giá thuê nhà, mặt bằng, học phí, dịch vụ tăng theo đất → lương không theo kịp, dân “khó thở”.
8. Nền kinh tế thực thiếu vốn
Doanh nghiệp không vay được vốn vì ngân hàng ưu tiên cho vay BĐS – nơi có tài sản đảm bảo hấp dẫn hơn.
9. Nguy cơ “hóa địa tô hóa nền kinh tế”
Tất cả ngành nghề đều phải gánh chi phí đất → bóp chết đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
10. Rủi ro hệ thống ngân hàng tăng cao
Khi BĐS là tài sản đảm bảo chính, nếu giá đất rơi sẽ gây sụp đổ dây chuyền ngân hàng – nhà đầu tư – nền tài chính.