Dựa trên những ghi chép thật khi đi cùng các đoàn lữ hànhlê la khắp nơi khắp chốn, niên 1939,
John Steinback tung ra
“Chùm nho phẫn nộ” (dù trong chiện chả có quả nho lào), cuốn tiếu thuyết mà sau nầy người khen kẻ chê rối rít hết cả. Cơ mà kệ, niên 1940, “Chùm nho phẫn nộ” bán còn chạy hơn cả “Cuốn theo chiều gió” lúc ấy đương hết sức thịnh hành.
Tôm Joad, vừa bị Juve thải hồi ( ký 7 niên dưng 4 niên đã được thả), lên đường trở về nhà. Anh gặp lại một số người, cả sơ lẫn quen...
Được dẫn dắt bởi những màn đối thoại hết sức ấm ớ đời thường, câu chuyện đột ngột chuyển dòng. Các điền chủ sắp mang máy móc tới và các tá điền thì sắp… thất nghiệp. “Kách mệnh công nghiệp” sắp bùng nổ.
Đại gia đình Tôm (có cụ già kéo gỗ cả đêm cũng chả đủ ăn) không sống nổi ở nông thôn nên phải dắt díu nhau lên thành thị kiếm miếng bỏ vào mồm. Thế dưng họ đã chậm chưn, thành phố đã ken đặc người đổ về từ tứ xứ và kiếm được việc làm là việc quá đỗi khó khăn. Họ phải sống được chăng hay chớ và đã có người bỏ mạng.
Hoá da những tờ quảng cáo về vùng kinh tế mới chả có gì đúng sự thật ( không rõ trong đó có câu "Bạn phải hết sức cẩn thận khi ra đường kẻo sẽ dẫm phải... Vàng"?). Ca li phóc ni a chứ không phải là Ca li phóc li mơ. Nhân vật chánh của cuốn truyện, 1 thanh niên răng vổ sức dài vai rộng, chỉ tìm được việc làm dăm 3 ngày trong cả tháng trời đằng đẵng.
Cuộc sống bế tắc đến nỗi một linh mục phải từ bỏ hẳn vị chúa của mình, một bần nông phải oánh nhau với cảnh sát và bỗng đâu trở thành tội phạm.
Những người khốn khổ lại thêm vài phen phiêu dạt. Họ tiếp tục phải chịu một cổ nhiều tròng với đồng lương rẻ mạt và tất nhiên là họ sẽ dùng " đặc sản Huê Kỳ", tức là biểu tềnh. Biểu tềnh thì cảnh sát sẽ đến và sẽ có đổ máu. Tôm bị truy nã và phải lẩn quất trong bóng đêm.
Gia đình Tôm phiêu bạt ao hồ, lúc thì sống tạm trong lều rách, lúc chui cả vào nửa toa tàu ( nửa còn lại đã bị 1 gia đình khác chiếm mất), lúc thì chạy tới 1 vựa lúa mỳ trống rỗng. Thảm thay, vì kiệt sức nên
Rosasharn, em gái Tôm, đã không thể giữ được đứa con vừa chào đời. Cả nhà lại chạy loạn một lần nữa và gặp 2 người tuyệt vọng giống như họ. Thấy cô gái tím tái vì mưa rét, chàng thanh niên đã đưa cho cô chiếc áo khoác và cô gái thì quýt định ghé bầu vếu căng sữa của mềnh vào miệng ông cụ ( bố chàng thanh niên kia) đương thoi thóp...
Gần ngàn trang chữ ngột ngạt từ đầu tới cuối với những cú bẻ lái đột ngột. Cũng tất nhiên thôi, trong cái khung cảnh hỗn loạn ấy thì chuyện gì cũng có thể xảy da. Cái kết cũng bất ngờ, làm chả ai hiểu da làm sao, chỉ biết trời vẫn tối đen dư mực.
Nói cho sang choảnh thì đây là một phiên bản "Tắt đèn" của Mỹ Lợi Kiên. Tắt đèn thì tối dư hũ nút chứ lị, đặc biệt là qua cách viết tả thực trần trụi của nhà văn. Trần trụi đến mức dường như ta đương vừa nhìn trời ngó đất vừa nghe những câu đối thoại tầm phào của mấy người xung quanh, chả có gì đặc biệt nhưng dồi ta lại lẽo đẽo đi theo họ để xem tình hình dư lào. John Steinback đúng là đi lại nhiều trên giang hồ nên văn chương dạn dầy hết sức.
“Chùm nho phẫn nộ” đã đưa tên tuổi John Steinback bay cao, hết giành pulizter (1940) lại Nobel (1962) và được coi là một trong những tiểu thuyết Mỹ vĩ đại nhất (Cho dù nhiều điền chủ bẩu tác giả bốc phét, nhiều người dân bẩu tác giả “bố náo”).