Em đang ngồi chém gió với ông quản giáo trong xưởng, nên tiện hỏi ông ấy về vấn đề cụ đang đề cập tới. Theo như ông ấy chia sẻ thì quan điểm xã hội dân Séc cũng như giới chính trị gia của Séc hơi khác các nước Đông Âu kia. Nhìn vào thực tế thì trong 32 năm kể từ năm 1993, khi chính phủ Séc đầu tiên được thành lập sau khi Tiệp Khắc tách thành hai nước, CH Séc đã trải qua 13 chính phủ cầm quyền cùng 13 vị Thủ tướng. Có nhiều chính phủ chỉ tồn tại được vài tháng là phải giải thể để quốc hội bầu ra chính phủ mới.
View attachment 9030437
Nếu nhìn vào cột thống kê ở trên, có thể thấy rằng 3 vị Thủ tướng không thuộc đ.ảng phái nào (1998,2009 và 2013), luôn là người đứng đầu của chính phủ có thời gian tại vị ngắn nhất. Người dân Séc cũng rất hay biểu tình, nhưng cũng ít khi xảy ra bạo động. Và thường để ổn định xã hội thì đa số các Thủ tướng và Đ.ảng cầm quyền khi thấy tình hình căng thẳng thì sẽ từ chức và giải thể chính phủ.
Thật sự nếu người dân Séc gây bạo động thì sẽ khá nguy hiểm, bởi dân Séc có tỷ lệ sử hữu vũ khí sát thương cá nhân khá cao trên đầu người. Nên bạo loạn xảy ra thì cũng không biết tình hình sẽ thế nào. Nhưng 32 năm đã trôi qua, 13 chính phủ thay nhau cầm quyền thì xã hội Séc vẫn tạm ổn và có chiều hướng tốt lên, nhất là về an sinh và phúc lợi xã hội.
Người dân cũng nhận thấy rằng, dù chính đ.ảng nào lên cầm quyền, cánh hữu, hay cánh tả thì người dân Séc cũng không bị xáo trộn cuộc sống mấy, và đời sống cũng tốt hơn. Thành ra họ cũng chỉ biểu tình phản đối theo phong trào, gây áp lực để Thủ tướng từ chức. Và may là lần nào mấy vị thủ tướng đó cũng không tham quyền cố vị nên xã hội Séc vẫn ổn định được ạ.