- Biển số
- OF-125314
- Ngày cấp bằng
- 24/12/11
- Số km
- 2,101
- Động cơ
- 830,420 Mã lực
Cu xem cái nàyEm tò mò việc này. Cụ có ảnh hay tài liệu gì cụ thể hơn về việc này ko?
Cu xem cái nàyEm tò mò việc này. Cụ có ảnh hay tài liệu gì cụ thể hơn về việc này ko?
Vipassana xin hân hạnh tài trợ trải nghiệm này của bác, rất sâu sắc!Bác nói đúng. Làm cái thằng người mà không có lúc bay bổng cùng ghế tantra, ngân nga câu kinh tố nữ thì cờ him chỉ để đi ₫.ái nó thực sự uổng phí thân trai.
Nhưng có một cái đúng nữa em đọc được đâu đó: "Hiểu về cái chết để biết cách sống".
Khi hình dung bản thân mình thoi thóp từng nhịp thở giây phút lâm chung mới thấy quý cái sinh mệnh tạo hóa ban cho này, trân trọng cái nhịp thở tưởng như rất bình thường đã từng diễn ra trong từng giây phút trước đấy.
Ít ai giây phút đó hỏi tài khoản ngân hàng của tau biến động ra răng, nhà có bị bong sơn không hay xế độp có bác trộm nào cất giúp đôi gương? Thông thường sẽ là cảm xúc mãnh liệt với những người thương yêu trong cuộc đời giữa tử biệt sinh ly, sâu thẳm đâu đó vọng về trong tâm ta đã làm được gì cho kiếp sống này?
Thời điểm này là tốt nhất cho câu hỏi điều gì thực sự có ý nghĩa với ta? Nó không còn bị những tất bật đời thường phủ bóng, không bị chiếc mặt nạ mà ta đang diễn vai cho đời chấp nhận che lấp, chẳng định kiến, quy ước xã hội nào chen vào thời điểm đó.
Hoặc giả như hình dung bản thân mình sâu giữa ba tấc đất, nấm mộ um tùm cỏ mọc khi người thân dần xao lãng khói nhang, chiếc đầu lâu trắng hếu, răng rụng lả tả, da thịt hòa cùng đất cát xình dơ, vài sợi tóc lơ thơ vương vất trộn lẫn bùn lầy. Tất cả những gì đã từng thuộc về ta không còn được ta nắm giữ. Khái niệm về vô thường há chẳng khởi sinh?
Không những vậy, sự hình dung này phần nào giúp ta đối diện với nỗi sợ hãi sâu kín nhất trong ta. Cái đối diện mà tâm thức ta thường trốn tránh như cái gì đó ghê tởm chứ không phải quy luật tất yếu một đời người.
Hay như ai đó đủ may mắn để lọt được vào trạng thái cận tử nghiệp rồi quay trở lại cuộc sống. Nó như sự tái sinh lần thứ hai. Bởi vì sau giây phút giằng co với tử thần của bản năng sinh tồn thì chiếc gương thời gian xuất hiện. Nó gọi tạm là chiếc gương nhưng thực ra là một đoạn hình ảnh tua nhanh tất cả tiến trình sống trong đời, tua nhanh, nhanh lắm tưởng chừng như cái chớp mắt. Chiếc gương đó soi rọi tất cả, những điều tốt đẹp đã qua, soi luôn cả những ngóc ngách bóng tối ta đã làm. Và trải nghiệm đó dẫn con người đến cảm nhận một cách sâu sắc về vô thường (sâu hơn nhiều cái tưởng tượng được nêu ở trên). Đa phần, sự tái sinh này đưa con người sống một cách có ý thức hơn.
Các tôn giáo khác cũng có những câu niệm của họ, và tác dụng cũng đã được giảng giải như vậy hoặc gần như vậy. Và xét về thời điểm xuất hiện của Tịnh độ tông hay Mật tông gắn với tụng niệm trì chú thì những diễn giải như trên đã có trước đó rất lâu, từ thời Shaman giáo.Chia sẻ 1 bài viết khá hay của 1 cậu em trong nhóm tu tập để các Cụ tham khảo. Em cũng hay viết và thích những bài viết của những người đã từng trải nghiệm rồi chia sẻ. Thực tế tìm hiểu về Đạo phật có nhiều người phải tìm hiểu, nghiên cứu rồi thấy chứng minh được mới bước vào tu tập ( nhóm này rất khó thực hành)
Niệm A Di Đà Phật – là phương tiện giác ngộ sâu sắc hay chỉ là hình thức mê tín, lệch khỏi Chánh pháp gốc?
Câu trả lời: nếu đi từ gốc rễ pháp học (Kinh điển), pháp hành (thực chứng), và cả khoa học hiện đại, thì Niệm Phật không những không mê tín, mà còn là một phương tiện chuyển hóa tâm thức cực kỳ sâu sắc, tương thích với lời Phật Thích Ca và khoa học thần kinh thời nay.
"Niệm A Di Đà Phật" – hành trì tâm linh truyền thống – có cơ sở khoa học gì?
Câu trả lời là: CÓ – và rất phong phú, cả từ góc độ thần kinh học (neuroscience), tâm lý học, sinh lý học, tần số rung động (vibration), và mô hình ý thức hiện đại.
1. Niệm Phật là “Tái lập thần kinh qua âm thanh” (Neurosonic Repatterning)
Âm thanh “Nam Mô A Di Đà Phật” không chỉ là lời tụng, mà là tần số âm thanh + nhịp điệu + ý hướng, tác động trực tiếp đến não bộ.
Thành phần Tác động khoa học
Âm thanh có nhịp Gây cộng hưởng trong vùng não trán – hải mã → điều hòa cảm xúc, tăng tập trung
Lặp đi lặp lại Kích hoạt thùy trán trái (ý chí) + vỏ não vận động, tạo thành “neural loop” làm dịu tâm trí
Âm vang nội tại (âm nội tâm) Giống như thiền mantra, tạo ra sóng alpha/theta, giúp não vào trạng thái an lạc sâu
Hơi thở gắn với âm thanh Tạo hiệu ứng coherent breathing → cân bằng giao cảm – đối giao cảm, giảm stress
2. Niệm Phật giúp “thiết lập lại” hệ thần kinh và tâm lý
Cơ chế Giải thích khoa học
Chuyển hướng sự chú ý (attentional shift) Từ loạn tưởng sang đối tượng duy nhất (Phật hiệu), giúp làm chủ “default mode network” – vùng não sinh vọng tưởng
Kỹ thuật dán tâm (focused attention) Giúp gia tăng mật độ chất xám vùng ACC (anterior cingulate cortex) – vùng liên quan đến điều tiết cảm xúc và kiên trì
Ức chế “vọng tâm” Làm giảm hoạt động ở vùng Amygdala (sợ hãi) và tăng ở vùng Prefrontal Cortex (trí tuệ – nhận thức cao cấp)
Tái lập thói quen tư duy tích cực Niệm Phật là một dạng neuroplasticity – xây dựng lại mạng lưới thần kinh qua lập đi lập lại tư tưởng thanh tịnh
3. Về sinh học năng lượng: Niệm Phật tạo ra rung động hài hòa
Âm “A Di Đà Phật” gồm âm trầm – rung trong lồng ngực – vùng tim – tuyến ức, nơi liên quan đến:
Hệ miễn dịch (thymus)
Trường điện từ của tim (heart coherence)
Tần số năng lượng từ bi, tha thứ
Theo khoa học năng lượng (HeartMath Institute – Mỹ), trạng thái “tâm từ bi, cảm tạ, an nhiên” tạo ra một tần số tim mạch đồng bộ có thể đo được bằng máy HRV (Heart Rate Variability). Niệm Phật giúp dễ dàng đạt trạng thái này.
4. Ý hướng Niệm Phật: Đồng bộ Ý – Khí – Thần
Trong Mật Tông và Tịnh Độ Tông, việc Niệm Phật không chỉ là tụng suông, mà là:
Miệng niệm → Khẩu nghiệp thanh tịnh
Tâm tưởng Phật → Ý nghiệp quy nhất
Thân hành an trụ → Thân nghiệp không tán loạn
Ba nghiệp được hợp nhất → Trạng thái “định – tuệ” phát sinh → Điều này rất tương đồng với khoa học về trạng thái “flow” hoặc “coherence state” trong não bộ và cơ thể.
5. Tóm lược: Niệm Phật là “liều thuốc tinh thần – thần kinh – tâm linh” toàn diện
Hiệu ứng Cơ chế
Giảm lo âu, căng thẳng Giảm cortisol, điều hòa hệ thần kinh tự động
Tăng khả năng tập trung Kích hoạt mạng lưới điều tiết chú ý (attention network)
Tạo an lạc nội tâm Sóng não alpha/theta, nhịp tim ổn định, nội tiết hòa hợp
Tái lập thói quen não bộ Neuroplasticity qua trì niệm
Kết nối với tầng sâu ý thức Tạo ra cảm giác siêu cá nhân (transpersonal state) tương tự như trong thiền sâu hoặc trạng thái ngộ
Dùng câu niệm làm “vòng lặp thần kinh tích cực” (Positive Neural Loop):
Câu niệm “A Di Đà Phật” là một mốc neo tâm trí → khi lặp đi lặp lại, nó:
Gạt bỏ loạn tưởng
Thay thế nội thoại tiêu cực
Kích hoạt vùng vỏ não trán trước (ý chí – đạo đức – trực giác)
Niệm Phật – phương tiện đưa tâm vào nhất điểm định (nhất tâm bất loạn) – rất gần thiền định
Thiền Niệm Phật
Dán tâm vào hơi thở Dán tâm vào âm thanh “A Di Đà Phật”
Nhận diện vọng tưởng Cắt vọng tưởng bằng âm thanh liên tục
Định – Tuệ – Giải thoát Tịnh niệm tiếp nối – Nhất tâm bất loạn – Giác ngộ
=> Niệm Phật là một dạng thiền có đối tượng (object-based meditation), tương tự như mantra yoga hay japa của Ấn Độ giáo.
Khoa học hiện đại công nhận các phương pháp này giúp:
Giảm stress, tăng serotonin
Tăng mật độ chất xám vùng kiểm soát cảm xúc
Tái cấu trúc kết nối thần kinh giúp giảm trầm cảm
6. Niệm Phật không phải là cầu xin bên ngoài – mà là “Tự lực - Tha lực hợp nhất”
Người hiểu nông cho rằng: “Niệm Phật để Phật rước” = mê tín.
Nhưng người hiểu sâu sẽ thấy:
A Di Đà Phật là biểu tượng của tánh giác, vô lượng quang và vô lượng thọ trong chính mình.
Trong lúc niệm danh hiệu đó, ta kích hoạt, khơi gợi và quy hướng về tầng ý thức thanh tịnh cao nhất trong tâm – đây là một phương pháp điều hướng tâm thức (consciousness modulation) rất mạnh.
🪷 KẾT LUẬN:
“Niệm Phật là mê tín” chỉ đúng khi người ta hành trì mà không hiểu gì – chỉ cầu phước hời hợt.
Nhưng nếu:
Hiểu rõ tâm – pháp – dụng
Hành trì đúng cách: tịnh niệm – nhiếp tâm – nhất hướng quy y
Kết hợp với khoa học hiện đại: hơi thở, âm thanh, ý hướng, hệ thần kinh
Thì Niệm Phật là một phương pháp “chuyển hóa tâm thức – điều chỉnh sinh lý – mở rộng ý thức” rất mạnh mẽ, hoàn toàn không thua kém Thiền hoặc Yoga
Tự do
Có nhiều góc độ về tự do, xin có vài nét sơ sài về Tự do ý chí. Đó là lựa chọn của bản thân trước mỗi hành động, lời nói hay rộng hơn là mỗi quyết định có thể ảnh hưởng hoặc thay đổi lớn trong cuộc đời. Nếu như mỗi chúng ra trước khi đến với cuộc đời này đã được vạch ra một tấm bản đồ của hành trình cần phải đi nhưng việc thực hiện hành trình đó lại phụ thuộc vào chính bản thân ta, việc ta quyết định như thế nào trước mỗi hoàn cảnh, mỗi con người hay tình huống là do ta, đó là tự do ý chí, do chính ta lựa chọn, quyết định mà không phải ai khác. Để có thể có những quyết định đúng đắn, giúp cho hành trình trở nên thuận lợi hơn, nhanh hơn thì thực hành Thiền là một trong các yếu tố quan trọng. Thực hành thiền đúng phương pháp, đều đặn hàng ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho mọi mặt của đời sống hàng ngày từ công việc cho tới các mối quan hệ gia đình, bạn bè và xung quanh cũng như các mục tiêu lâu dài trong cuộc sống, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Thực hành thiền phải thấy được hiệu quả thiết thực và thực tiễn của nó trong cuộc sống, đó mới là thực hành đúng. Nếu như không có hiệu quả thiết thực, xa rời cuộc sống của người thực hành thì cần phải xem xét lại.
Chuẩn bác! Viết như bác kia: “... Để có thể có những quyết định đúng đắn, giúp cho hành trình trở nên thuận lợi hơn, nhanh hơn thì thực hành Thiền là một trong các yếu tố quan trọng...” là chỉ nói đến phần ngọn; mà phần này có cũng tốt chả có cũng ko sao nhưng nếu thiếu tri thức, thiếu đạo đức và sự chăm chỉ, thiếu bản lĩnh và kinh nghiệm sống thì vứt. Ngu dại lại hèn mạt mông muội mà cứ Thiền thì chết khô ko ai biết!Muốn có tự do ý chí thì phải có kiến thức về đạo đức và khuôn khổ pháp luật và các quy luật tự nhiên. Mà những cái ni phải học tập từ kiến thức nhân loại chứ Thiền không đem lại được. Thiền chỉ nên coi là một liệu pháp bổ sung để tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Vả lại, thời xưa khi xã hội còn sơ giản và khoa học chưa mạnh mẽ như giờ thì Thiền có thể coi như một phương tiện đem lại tự do tri thức cho người tu hành. Thời bây giờ, các tôn giáo còn đang vã bù hôi đối phó với những tri thức tiến bộ mà khoa học đem lại. Thiền chỉ còn là một liệu pháp chữa lành thôi.
Được cái đã có ních OF và sinh hoạt đều đặn thì cái lợi là bổ dương tráng khí, mình không tự lừa mình thì thôi. Ai lừa được mình.Tự nhiên có một bài trình bày dài dằng dặc, sau đó là úm bà la xì bùa vô nói này kia.
Đây đích thị là 1 thớt để lôi kéo tìm thêm con mồi. Tu giờ toàn tu hú không
Thiền định là một phương pháp tu tập theo đúng chánh pháp nhà Phật, tuy nhiên bây giờ cũng có nhiều hình thức biến tướng. Cá nhân em mà có tu tập thì chỉ đi theo các Sư thầy, Sư cô tại chùa, thiền viện uy tín chứ không đi theo các lớp dạy thiền bên ngoài mở ra. Ngoài ra khi thiền định tâm thức sẽ khai mở, do đó với cá nhân em rất kỹ càng trong việc quyết định hành thiền, phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức để hiểu rõ về lộ trình tâm cũng như các javana đổng tốc tạo tác khởi nên các suy nghĩ vọng tưởng của mình để tránh bị loạn động cũng như dẫn dắt sang tu tập theo các thiền phái khác không phải Phật giáo nguyên thủy Vipassana.Tự nhiên có một bài trình bày dài dằng dặc, sau đó là úm bà la xì bùa vô nói này kia.
Đây đích thị là 1 thớt để lôi kéo tìm thêm con mồi. Tu giờ toàn tu hú không
Tri kiến là cần thiết và phải có. Để có tri kiến và sử dụng đúng tri kiến cho có đạo đức, có tác dụng, có ích cho mình và cho người thì cần phải nghe tiếng nói của con tim. Việc thực hành thiền giúp tự cân bằng các luân xa, trong đó có luân xa tim, khi hội tủ các yếu tố thì luân xa tim sẽ khai mở.Muốn có tự do ý chí thì phải có kiến thức về đạo đức và khuôn khổ pháp luật và các quy luật tự nhiên. Mà những cái ni phải học tập từ kiến thức nhân loại chứ Thiền không đem lại được. Thiền chỉ nên coi là một liệu pháp bổ sung để tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Vả lại, thời xưa khi xã hội còn sơ giản và khoa học chưa mạnh mẽ như giờ thì Thiền có thể coi như một phương tiện đem lại tự do tri thức cho người tu hành. Thời bây giờ, các tôn giáo còn đang vã bù hôi đối phó với những tri thức tiến bộ mà khoa học đem lại. Thiền chỉ còn là một liệu pháp chữa lành thôi.
Cụ nhắc tới cái luân xa làm em toát vã hết cả mồ hôi hột, em trải nghiệm vụ luân xa này và vẫn còn đang hốt hoảng đây.Tri kiến là cần thiết và phải có. Để có tri kiến và sử dụng đúng tri kiến cho có đạo đức, có tác dụng, có ích cho mình và cho người thì cần phải nghe tiếng nói của con tim. Việc thực hành thiền giúp tự cân bằng các luân xa, trong đó có luân xa tim, khi hội tủ các yếu tố thì luân xa tim sẽ khai mở.
Trong phạm vi này em đang lan man chủ yếu về thiền, bởi nói sang các vấn đề khác thì quá rộng.
Theo em, tôn giáo nào mà coi phải đối phó với tri thức tiến bộ thì quả là rất sai lầm bởi đó không phải là cách tiếp cận và bản chất cần hướng đến.
Em đọc mà chưa hiểu được ý này của cụ. Cụ giải thích thêm cho em hiểu với.Theo em, tôn giáo nào mà coi phải đối phó với tri thức tiến bộ thì quả là rất sai lầm bởi đó không phải là cách tiếp cận và bản chất cần hướng đến.
Mợ nên tìm hiểu và tự thẩm định những nơi mình đặt niềm tin. Xh này đẻ ra rất nhiều quái thai mượn áo Đạo, ko cẩn thận là bái ma làm Phật như chơi; mồm nói Thiền nhưng kinh tởm; và có khi chả hiểu Thiền là gì? Hay chỉ là ngồi im 1 chỗ, tự xét vào trong, lý thuyết sáo rỗng?!Thiền định là một phương pháp tu tập theo đúng chánh pháp nhà Phật, tuy nhiên bây giờ cũng có nhiều hình thức biến tướng. Cá nhân em mà có tu tập thì chỉ đi theo các Sư thầy, Sư cô tại chùa, thiền viện uy tín chứ không đi theo các lớp dạy thiền bên ngoài mở ra. Ngoài ra khi thiền định tâm thức sẽ khai mở, do đó với cá nhân em rất kỹ càng trong việc quyết định hành thiền, phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức để hiểu rõ về lộ trình tâm cũng như các javana đổng tốc tạo tác khởi nên các suy nghĩ vọng tưởng của mình để tránh bị loạn động cũng như dẫn dắt sang tu tập theo các thiền phái khác không phải Phật giáo nguyên thủy Vipassana.
Cụ hành xử thật đẹp.Cụ gì nick phố cổ trên, cụ có thể còm vô văn hóa, tùy cụ. Nhưng nếu cụ không bàn về một nội dung cụ thể nào thì cụ đừng quất còm em, được không ạ?
Nói tới khái niệm Tôn giáo lại quá rộng, đứng riêng ở góc độ Phật pháp cũng vẫn có quan điểm mọi tôn giáo là hướng tới cái đẹp, làm cho mình tốt hơn trước hết là với mình, sau là với người xung quanh. Nếu Tri thức tiến bộ làm cho con người tốt hơn, mọi người xung quanh tốt hơn thì có cùng chung mục đích, đâu có gì phải đối kháng.Em đọc mà chưa hiểu được ý này của cụ. Cụ giải thích thêm cho em hiểu với.