[Funland] Thời gian chỉ là tương đối

blackcolar

Xe hơi
Biển số
OF-112931
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
118
Động cơ
389,560 Mã lực
Rất nhiều người không hiểu bản chất thời gian là gì nên đưa ra các cách thức tính toán linh tinh, nhầm lẫn thời gian ở hệ tọa độ này với thời gian ở hệ tọa độ khác.

Xin nhấn mạnh là thời gian bản chất chỉ là 1 loại đại lượng đơn vi vật lý được con người tạo ra nhằm mục đích đo lường tốc độ dịch chuyển của các vật ở trong 1 hệ tọa độ không gian. Việc so sánh thời gian ở hệ tọa độ không gian này với thời gian ở hệ tọa độ không gian khác hoàn toàn là nhảm nhí và chứng tỏ người đó kg hiểu j về vật lý!
Nó là hệ quy chiếu mà cụ. Bản chất không có hệ quy chiếu chúng ta làm gì có định lượng đc. Như kg, cm, km/h....v.v..v
 

xe mất phanh

Xe lăn
Biển số
OF-78679
Ngày cấp bằng
23/11/10
Số km
11,013
Động cơ
502,516 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội tỉnh.
Nhầm!
Với hệ qui chiếu là tuổi thọ của cácc tế bào thì bạn cưỡi ánh sáng kia tèo khi đương xuân :).
 

muoibaconcho

Xe container
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
5,102
Động cơ
649,813 Mã lực
9 xác bác. Nó sẽ bị đứng yên bác ạ
Ối giời ôi. Cái này là phát bỉu của cụ hay của ông Anh sờ tanh đới.
Thời gian chỉ khác nhau ở các hệ quy chiếu khác nhau chứ làm éo gì mà đứng yên đc hở cụ.
Ông kia trên tàu vẫn già, vẫn chết như thường. Có điều là 1 đời ổng bằng ba bốn đời bọn ko ở trên tàu.
 

Tranha131076

Xe điện
Biển số
OF-436950
Ngày cấp bằng
13/7/16
Số km
2,426
Động cơ
246,877 Mã lực
Nó là hệ quy chiếu mà cụ. Bản chất không có hệ quy chiếu chúng ta làm gì có định lượng đc. Như kg, cm, km/h....v.v..v
Thời gian kg phải là hệ quy chiếu. Nó chỉ là 1 đại lượng đo lường được đặt trong 1 hệ quy chiếu nào đó!
 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,654
Động cơ
194,332 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
Đầu tiên ta phải hiểu rằng khi di chuyển với vận tốc bằng 80% vận tốc ánh sáng thì quãng đường di chuyển sẽ bị co lại
Đoạn trên cụ chủ bảo phải hiểu nhưng em ko hiểu đc, nếu đang nói đến góc độ vật lý thì hãy dựa trên những thứ hữu hình trước đi.
Em ko hiểu cái gọi là vận tốc nhỏ hơn thì quãng đường phải co lại là sao? Bởi em chỉ biết trong thực tế thì quãng đường là 1 định lượng ko thay đổi, chỉ có vận tốc và thời gian là biến thiên. Khi mà ta đã đặt cố định điểm đi - điểm đến có khoảng cách là 20 năm ánh sáng (nếu đi với vận tốc ánh sáng) thì nó sẽ bất di bất dịch như vậy. Giống như khoảng cách trung bình từ trái đất đến mặt trăng luôn là 384.403 km. Chả bao giờ có chuyện nếu 1 vệ tinh phóng lên chậm hơn thì cái khoảng cách đó phải co lại cả.
Trở lại ví dụ trên nếu Trường bay với 1 vận tốc chỉ bằng 0.8 vận tốc ánh sáng có nghĩa là sẽ bay chậm hơn "kế hoạch 20 năm" và phải cần tới 25 năm mới bay đến nơi => Trường và Ngọc vẫn 55t như nhau thôi.
 

Ngontaynho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-710679
Ngày cấp bằng
17/12/19
Số km
1,381
Động cơ
36,917 Mã lực
Tuổi
35
THỜI GIAN CHỈ LÀ TƯƠNG ĐỐI

Mình thấy còn rất nhiều tranh cãi quanh vấn đề này, và nhiều bạn không hiểu nguyên lý tại sao lại xảy ra sự chênh lệch thời gian giữa người di chuyển với vận tốc lớn và người quan sát.Nên mình viết bài này mong rằng chúng ta sẽ kết thúc tranh luận ở đây và công nhận nó là một chân lý trong vũ trụ.

Đừng ai hack não mình bằng câu hỏi thời gian là gì nhé !
Mình có một bài toán giả định như sau :
Giả sử bạn Trường 30 tuổi, chế tạo được một con tàu vũ trụ di chuyển được với vận tốc bằng 80% vận tốc ánh sáng, để di chuyển đến hành tinh X cách trái đất 20 năm ánh sáng, ở hành tinh X có bạn Ngọc bằng tuổi bạn Trường, vậy lúc Trường di chuyển đến hành tinh X gặp Ngọc thì bạn Trường và Ngọc bao nhiêu tuổi ?
Ở đây chúng ta sẽ coi chuyển động của con tàu Trường đi là chuyển động thẳng đều, không gặp chướng ngại vật, không thay đổi hướng di chuyển, thời gian ở hành tinh X giống trái đất.

Trả lời : Lúc gặp nhau bạn Trường 45 tuổi, còn bạn Ngọc 55 tuổi.
Tại sao lại có sự kì lạ như vậy ? liệu đó đó có phải thực tế hay không ?
Mình xin trả lời là hoàn toàn chính xác về mặt khoa học, đúng với những gì thuyết tương đối hẹp của Einstein đã chứng minh.
Giải thích bằng lý thuyết : phép biến đổi Lorentz
Phép biến đổi lorentz giải thích vì sao kết quả đo của hai quan sát viên, mỗi người trong một hệ quy chiếu quán tính chuyển động với vận tốc không đổi lại TƯƠNG ĐỐI với nhau,về các sự kiện trong không gian và thời gian được liên hệ với nhau.

Nghĩa là áp dụng phép biến đổi Lorentz ta sẽ chỉ ra rằng thời gian của 2 quan sát viên là khác nhau với cùng một sự kiện.Đây chính là điểm mấu chốt giải thích sự chênh lệch tuổi của Trường và Ngọc.
Link wiki :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A9p_bi%E1%BA%BFn_%C4%91%E1%BB%95i_Lorentz

Đầu tiên ta phải hiểu rằng khi di chuyển với vận tốc bằng 80% vận tốc ánh sáng thì quãng đường di chuyển sẽ bị co lại - hệ quả của thuyết tuơng đối hẹp
Ta có công thức sau miêu tả quãng đường trên hệ quy chiếu của người di chuyển với vận tốc 80% vận tốc ánh sáng.
L' = L / γ
γ là gamma , hệ số biến đổi Lorentz (1)
với γ = 1 / căn bậc hai của (1 - v² / c² ) (2)

trong đó :
L' là độ dài quãng đường trên hệ quy chiếu của Trường kể từ lúc bắt đầu xuất phát.

L là độ dài quãng đường trên sự quan sát của Ngọc ở hành tinh X so với trái đất.Ở ví dụ này là 20 năm ánh sáng.

c là vận tốc ánh sáng và v là vận tốc của người di chuyển , ở bài này v bằng 80% vận tốc ánh sáng , tức là v = 0,8c
Thay v = 0,8 c vào (2) ta có gamma bằng γ = 1,667
Thay γ = 1,667 vào (1) ta có L' = 20 / 1,667 = xấp xỉ 12 ( năm ánh sáng )
Vậy kết luận rằng do Trường di chuyển tốc độ cao nên quãng đường 20 năm ánh sáng đã bị co ngắn lại còn 12 năm ánh sáng.
Đặt T' là thời gian Trường cần để di chuyển đến hành tinh X.
theo công thức T' = s / v ( với v = 0,8 c và s = 12 năm ánh sáng)
=>T' = 15 ( năm trái đất )
Vậy Trường mất thời gian là 15 năm để di chuyển quãng đường từ trái đất đến hành tinh X để gặp Ngọc ( lúc này bị co ngắn lại với Trường chỉ còn dài 12 năm ánh sáng )
Còn đối với Ngọc thì sao ?Ngọc phải chờ bao lâu để gặp mặt Trường.
Đặt T là thời gian Ngọc phải chờ khi Trường di chuyển.
Áp dụng công thức : T = s / v
Trong đó s là quãng đường Trường đi, trên sự quan sát của Ngọc , vì quãng đường chỉ co đối với mình Trường thôi , nên với Ngọc : s = 20 ( năm ánh sáng )
thay tiếp v = 0,8c
Từ đó ta tính ra được T = 25 ( năm trái đất )
Vậy Ngọc mất 25 năm để đợi Trường đến nơi gặp mình.
Vậy lúc gặp nhau, Trường mới 45 tuổi, còn Ngọc đã 55 tuổi.
Bài viết này mình đã rút gọn chỉ còn phần công thức, còn thực nghiệm, và kiểm chứng bằng khoa học ở link full dưới đây !
https://ereka.vn/post/einstein-chung-minh--chung-ta-co-the-du-hanh-den-tuong-lai-2790250288773930?rel=97249675912513845

Cụ cho em hỏi là có phải có lý thuyết vũ trụ đa chiều, trong đó giải thích là có 2 thế giới song song nhau. 1 thế giới là ta đang sống và một thế giới khác là phản chiếu của ta tuy nhiên các hành động lại không nhất thiết phải giống như thế giới hiện tại. Ví dụ anh A sẽ có thêm 1 phiên bản A' của mình tuy nhiên A và A' rẽ sang 2 lối rẽ khác nhau trong vũ trụ. Anh A sáng đi làm, trưa đi Hotel, chiều lại về nhà với vợ... nhưng anh A' lại nghỉ ở nhà, làm việc gì đó... nhưng tóm lại là A và A' là bản sao của nhau. Có phải không cụ ơi?
 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,654
Động cơ
194,332 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
Thời gian kg phải là hệ quy chiếu. Nó chỉ là 1 đại lượng đo lường được đặt trong 1 hệ quy chiếu nào đó!
Đúng rồi, ta cứ bỏ qua t/gian sang 1 bên chả cần bàn vội đến nó làm j. Chỉ cần để ý cái quãng đường nó là 1 quãng đường S cố định đc gọi tên là 20 năm ánh sáng (khi đi với vận tốc V = vận tốc ánh sáng).
Thằng Trường bay chậm hơn thì nó phải mất nhiều t/gian hơn (cụ thể là 25 năm và nó sẽ vẫn là 55t bằng thằng Ngọc khi đến đích) để h/thành quãng đường đó. Chứ chả thể nào có chuyện quãng đường nó phải "co" lại để thằng Trường đến "kịp tiến độ" cả. Nói thế chả # j em chạy chậm hơn thằng Bolt nên quãng đường 100m sẽ phải "co" lại vì em???:-B:-B
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,371
Động cơ
255,743 Mã lực
Khái niệm sống - chết cũng là tương đối.
Người A và B cùng chuyển động với vận tốc ánh sáng thì họ (được cho là) bất tử đối với chúng ta, chứ bản thân họ đối với nhau vẫn cứ già đi, người này chết trước người kia - ví dụ A vẫn thấy B già rồi chết trước mình. Nhưng đối với chúng ta thì cả 2 A và B đều bất tử.
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
9,378
Động cơ
461,901 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Đọc cuốn lược sử thười gian mà đau cả đầu. Em đọc nửa quyển rồi thôi vì không hiểu lắm.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,452
Động cơ
540,403 Mã lực
Thời gian kg phải là hệ quy chiếu. Nó chỉ là 1 đại lượng đo lường được đặt trong 1 hệ quy chiếu nào đó!
:-bd

Đúng!

Bây giờ thử hỏi, người quan sát đứng trong hệ quy chiếu nào để nhận thấy Trường và Ngọc có tốc độ già đi khác nhau? Của Ngọc hay của Trường? Nếu Trường di chuyển ra xa Ngọc với tốc độ ánh sáng thì cũng có thể coi Ngọc di chuyển ra xa Trường với tốc độ như thế. Người quan sát đứng cạnh Ngọc hay đứng cạnh Trường thì cũng chỉ quan sát được bạn kia trong quá khứ (và đương nhiên là trẻ hơn).
 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,654
Động cơ
194,332 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
Khái niệm sống - chết cũng là tương đối.
Người A và B cùng chuyển động với vận tốc ánh sáng thì họ (được cho là) bất tử đối với chúng ta, chứ bản thân họ đối với nhau vẫn cứ già đi, người này chết trước người kia - ví dụ A vẫn thấy B già rồi chết trước mình. Nhưng đối với chúng ta thì cả 2 A và B đều bất tử.
Em thì lại nghĩ bản chất là ko có định lượng t/gian, khái niệm t/gian sinh ra là do nhu cầu của con người cần 1 thứ đo lường để đánh dấu các sự kiện thôi. Và đặy trong mỗi 1 hệ quy chiếu thì cách tính t/gian cũng sẽ # nhau.
 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,654
Động cơ
194,332 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
:-bd

Đúng!

Bây giờ thử hỏi, người quan sát đứng trong hệ quy chiếu nào để nhận thấy Trường và Ngọc có tốc độ già đi khác nhau? Của Ngọc hay của Trường? Nếu Trường di chuyển ra xa Ngọc với tốc độ ánh sáng thì cũng có thể coi Ngọc di chuyển ra xa Trường với tốc độ như thế. Người quan sát đứng cạnh Ngọc hay đứng cạnh Trường thì cũng chỉ quan sát được bạn kia trong quá khứ (và đương nhiên là trẻ hơn).
Cái này cũng kiểu kiểu như khoảng khắc thằng Flash chạy đến bên con ghẹ của nó vậy. Nếu nó chạy đến bên con ghẹ với tốc độ ~ vận tốc ánh sáng mà nó vẫn đang sống hàng ngày thì nó sẽ thấy b/thường.
Nhưng ngược lại nếu nó đứng im chờ con ghẹ chạy đến bên nó. Thì trong khi con ghẹ chạy đến và thấy t/gian rất b/thường. Thì thằng Flash sẽ thấy dài như cả năm bởi nó sẽ thấy con ghẹ nó chuyển độnh rất rất chậm khi so với hệ quy chiếu ánh sáng mà nó vẫn đang sống hàng ngày.
 

iTrust

Xe buýt
Biển số
OF-709671
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
710
Động cơ
95,641 Mã lực
THỜI GIAN CHỈ LÀ TƯƠNG ĐỐI

Mình thấy còn rất nhiều tranh cãi quanh vấn đề này, và nhiều bạn không hiểu nguyên lý tại sao lại xảy ra sự chênh lệch thời gian giữa người di chuyển với vận tốc lớn và người quan sát.Nên mình viết bài này mong rằng chúng ta sẽ kết thúc tranh luận ở đây và công nhận nó là một chân lý trong vũ trụ.

Đừng ai hack não mình bằng câu hỏi thời gian là gì nhé !
Mình có một bài toán giả định như sau :
Giả sử bạn Trường 30 tuổi, chế tạo được một con tàu vũ trụ di chuyển được với vận tốc bằng 80% vận tốc ánh sáng, để di chuyển đến hành tinh X cách trái đất 20 năm ánh sáng, ở hành tinh X có bạn Ngọc bằng tuổi bạn Trường, vậy lúc Trường di chuyển đến hành tinh X gặp Ngọc thì bạn Trường và Ngọc bao nhiêu tuổi ?
Ở đây chúng ta sẽ coi chuyển động của con tàu Trường đi là chuyển động thẳng đều, không gặp chướng ngại vật, không thay đổi hướng di chuyển, thời gian ở hành tinh X giống trái đất.

Trả lời : Lúc gặp nhau bạn Trường 45 tuổi, còn bạn Ngọc 55 tuổi.
Tại sao lại có sự kì lạ như vậy ? liệu đó đó có phải thực tế hay không ?
Mình xin trả lời là hoàn toàn chính xác về mặt khoa học, đúng với những gì thuyết tương đối hẹp của Einstein đã chứng minh.
Giải thích bằng lý thuyết : phép biến đổi Lorentz
Phép biến đổi lorentz giải thích vì sao kết quả đo của hai quan sát viên, mỗi người trong một hệ quy chiếu quán tính chuyển động với vận tốc không đổi lại TƯƠNG ĐỐI với nhau,về các sự kiện trong không gian và thời gian được liên hệ với nhau.

Nghĩa là áp dụng phép biến đổi Lorentz ta sẽ chỉ ra rằng thời gian của 2 quan sát viên là khác nhau với cùng một sự kiện.Đây chính là điểm mấu chốt giải thích sự chênh lệch tuổi của Trường và Ngọc.
Link wiki :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A9p_bi%E1%BA%BFn_%C4%91%E1%BB%95i_Lorentz

Đầu tiên ta phải hiểu rằng khi di chuyển với vận tốc bằng 80% vận tốc ánh sáng thì quãng đường di chuyển sẽ bị co lại - hệ quả của thuyết tuơng đối hẹp
Ta có công thức sau miêu tả quãng đường trên hệ quy chiếu của người di chuyển với vận tốc 80% vận tốc ánh sáng.
L' = L / γ
γ là gamma , hệ số biến đổi Lorentz (1)
với γ = 1 / căn bậc hai của (1 - v² / c² ) (2)

trong đó :
L' là độ dài quãng đường trên hệ quy chiếu của Trường kể từ lúc bắt đầu xuất phát.

L là độ dài quãng đường trên sự quan sát của Ngọc ở hành tinh X so với trái đất.Ở ví dụ này là 20 năm ánh sáng.

c là vận tốc ánh sáng và v là vận tốc của người di chuyển , ở bài này v bằng 80% vận tốc ánh sáng , tức là v = 0,8c
Thay v = 0,8 c vào (2) ta có gamma bằng γ = 1,667
Thay γ = 1,667 vào (1) ta có L' = 20 / 1,667 = xấp xỉ 12 ( năm ánh sáng )
Vậy kết luận rằng do Trường di chuyển tốc độ cao nên quãng đường 20 năm ánh sáng đã bị co ngắn lại còn 12 năm ánh sáng.
Đặt T' là thời gian Trường cần để di chuyển đến hành tinh X.
theo công thức T' = s / v ( với v = 0,8 c và s = 12 năm ánh sáng)
=>T' = 15 ( năm trái đất )
Vậy Trường mất thời gian là 15 năm để di chuyển quãng đường từ trái đất đến hành tinh X để gặp Ngọc ( lúc này bị co ngắn lại với Trường chỉ còn dài 12 năm ánh sáng )
Còn đối với Ngọc thì sao ?Ngọc phải chờ bao lâu để gặp mặt Trường.
Đặt T là thời gian Ngọc phải chờ khi Trường di chuyển.
Áp dụng công thức : T = s / v
Trong đó s là quãng đường Trường đi, trên sự quan sát của Ngọc , vì quãng đường chỉ co đối với mình Trường thôi , nên với Ngọc : s = 20 ( năm ánh sáng )
thay tiếp v = 0,8c
Từ đó ta tính ra được T = 25 ( năm trái đất )
Vậy Ngọc mất 25 năm để đợi Trường đến nơi gặp mình.
Vậy lúc gặp nhau, Trường mới 45 tuổi, còn Ngọc đã 55 tuổi.
Bài viết này mình đã rút gọn chỉ còn phần công thức, còn thực nghiệm, và kiểm chứng bằng khoa học ở link full dưới đây !
https://ereka.vn/post/einstein-chung-minh--chung-ta-co-the-du-hanh-den-tuong-lai-2790250288773930?rel=97249675912513845

Cụ viết cao siêu quá, nhiều cụ mợ trên OF chỉ quen côn ra ga vào có khi không hình dung được, em mô tả vắn tắt lại như bên dưới.

Chúng ta đang quan niệm một đơn vị thời gian (ví dụ 1 giây) là cố định không đổi, hay lượng thời gian trôi qua trong 1 giây là như nhau dù có thực hiện bao nhiêu lần đo trong bất kỳ điều kiện nào đi nữa, điều này dẫn tới quãng đường đi được tỉ lệ tuyến tính với vận tốc.

Nhưng các nhà khoa học cho rằng: vận tốc ánh sáng lan truyền trong chân không là không đổi (bằng c - hằng số) đối với mọi hệ quy chiếu quan sát (chứng minh được trên lý thuyết nhưng chưa kiểm nghiệm được trên thực tế). Như vậy, trên 2 hệ quy chiếu, một hệ đứng yên tại điểm A, một hệ đang di chuyển từ điểm A đến điểm B với vận tốc bằng c/2, cùng quan sát ánh sáng lan truyền ngược lại từ điểm B về điểm A. Khoảng cách AB không đổi, vận tốc ánh sáng không đổi (trên cả 2 hệ quy chiếu), vậy thời gian để ánh sáng đi từ điểm B đến điểm A (thời gian trôi qua) đứng tại và đo trên cả 2 hệ quy chiếu là như nhau (giả sử mất 10 giây). Tuy nhiên, hệ quy chiếu thứ 2 lại đang di chuyển (từ điểm A đến điểm B) với vận tốc bằng c/2, và đứng trên hệ quy chiếu này vẫn thấy ánh sáng di chuyển với vận tốc là c và vẫn mất đúng 10 giây để di chuyển từ điểm B về điểm A. Để giải thích điều này, người ta cho rằng thời gian trên hệ quy chiếu thứ 2 (đang chuyển động) trôi chậm hơn (trong ví dụ này là 2 lần) so với thời gian trên hệ quy chiếu thứ 1, và nếu có hệ quy chiếu nào đó chuyển động với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng thì thời gian trên hệ quy chiếu đó sẽ ngừng trôi (mọi thứ trên đó là đứng hình khi quan sát từ bên ngoài, còn nếu đứng bên trong thì các cụ các mợ sẽ cảm thấy giống như đang đứng ở mặt đất, chớp phát đã lù lù ở giữa tâm mặt trời rồi)
 

mr teppi

Xe tăng
Biển số
OF-405002
Ngày cấp bằng
16/2/16
Số km
1,110
Động cơ
250,718 Mã lực
Tuổi
44
Xưa, em mất khá nhiều thời gian để đọc và tìm hiểu thuyết tương đối, và lhoa học cingx chứng minh khi vận tốc càng nhanh thì thời gian trôi càng chậm... chỉ có điều chưa có vận tốc tương đương ánh sáng để thử( phương tiện)!
 

blackcolar

Xe hơi
Biển số
OF-112931
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
118
Động cơ
389,560 Mã lực
Cụ viết cao siêu quá, nhiều cụ mợ trên OF chỉ quen côn ra ga vào có khi không hình dung được, em mô tả vắn tắt lại như bên dưới.

Chúng ta đang quan niệm một đơn vị thời gian (ví dụ 1 giây) là cố định không đổi, hay lượng thời gian trôi qua trong 1 giây là như nhau dù có thực hiện bao nhiêu lần đo trong bất kỳ điều kiện nào đi nữa, điều này dẫn tới quãng đường đi được tỉ lệ tuyến tính với vận tốc.

Nhưng các nhà khoa học cho rằng: vận tốc ánh sáng lan truyền trong chân không là không đổi (bằng c - hằng số) đối với mọi hệ quy chiếu quan sát (chứng minh được trên lý thuyết nhưng chưa kiểm nghiệm được trên thực tế). Như vậy, trên 2 hệ quy chiếu, một hệ đứng yên tại điểm A, một hệ đang di chuyển từ điểm A đến điểm B với vận tốc bằng c/2, cùng quan sát ánh sáng lan truyền ngược lại từ điểm B về điểm A. Khoảng cách AB không đổi, vận tốc ánh sáng không đổi (trên cả 2 hệ quy chiếu), vậy thời gian để ánh sáng đi từ điểm B đến điểm A (thời gian trôi qua) đứng tại và đo trên cả 2 hệ quy chiếu là như nhau (giả sử mất 10 giây). Tuy nhiên, hệ quy chiếu thứ 2 lại đang di chuyển (từ điểm A đến điểm B) với vận tốc bằng c/2, và đứng trên hệ quy chiếu này vẫn thấy ánh sáng di chuyển với vận tốc là c và vẫn mất đúng 10 giây để di chuyển từ điểm B về điểm A. Để giải thích điều này, người ta cho rằng thời gian trên hệ quy chiếu thứ 2 (đang chuyển động) trôi chậm hơn (trong ví dụ này là 2 lần) so với thời gian trên hệ quy chiếu thứ 1, và nếu có hệ quy chiếu nào đó chuyển động với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng thì thời gian trên hệ quy chiếu đó sẽ ngừng trôi (mọi thứ trên đó là đứng hình khi quan sát từ bên ngoài, còn nếu đứng bên trong thì các cụ các mợ sẽ cảm thấy giống như đang đứng ở mặt đất, chớp phát đã lù lù ở giữa tâm mặt trời rồi)
Dạ cảm ơn cụ nhiều :D
 

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
3,044
Động cơ
283,318 Mã lực
Em thì lại nghĩ bản chất là ko có định lượng t/gian, khái niệm t/gian sinh ra là do nhu cầu của con người cần 1 thứ đo lường để đánh dấu các sự kiện thôi. Và đặy trong mỗi 1 hệ quy chiếu thì cách tính t/gian cũng sẽ # nhau.
Nói như cụ thì bản chất chả có cái gì, tất cả đều là sự tưởng tượng của con người :D
Vấn đề là, con người không tồn tại thì vũ trụ này khả năng cao là vẫn đang vận động như những gì chúng ta đang thấy
 

Puma tn

Xe buýt
Biển số
OF-33333
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
830
Động cơ
588,070 Mã lực
9 xác bác. Nó sẽ bị đứng yên bác ạ
Cái thuyết này không chính xác . Nếu nó đứng yên thì chao đổi chất trong cơ thể Trường như thế nào trong khoảng thời gian 20 năm đó ? Chẳng nhẽ cơ thể không trao đổi chất trong suốt 20 năm bay trong vũ trụ ?
 

Puma tn

Xe buýt
Biển số
OF-33333
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
830
Động cơ
588,070 Mã lực
Einstein là một thiên tài , nhưng thiên tài cũng có lúc nhầm lẫn . Nếu một tầu vũ trụ nào đó có V = C theo lý thuyết con người sẽ không già đi đồng nghĩa với việc không trao đổi chất . Cụ có thể giải thích cho em về mặt sinh học và vật lý là vì sao khi V= C thì con người ngừng trao đổi chất và vẫn tồn tại được không a ?
 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,654
Động cơ
194,332 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
Cái thuyết này không chính xác . Nếu nó đứng yên thì chao đổi chất trong cơ thể Trường như thế nào trong khoảng thời gian 20 năm đó ? Chẳng nhẽ cơ thể không trao đổi chất trong suốt 20 năm bay trong vũ trụ ?
Đứng yên là do những người "sống chậm" đứng ở ngoài nhìn vào cái "ống đường đi" thôi cụ (điều kiện là người xem nhìn thấy hết điểm đầu điểm cuối của cái "ống" đó). Chứ bản thân thằng Trường nó vẫn đang di chuyển bên trong "cái ống" mà.
Kiểu như cụ nhìn cái logo trên larang xe, khi xe chạy rất nhanh thì cái logo nhìn như đứng yên ko quay ấy.
Còn trong tr/hợp ko nhìn đc điểm đầu hoặc điểm cuối cái "ống" (ko nhìn bao quát đc hết cái "ống"), thì thằng Trường sẽ vút đi như 1 đốm sáng chớp lóe trong nháy mắt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top