Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Những ai là người có quyền phản đối cái bản đồ này hả cụ?
Đương nhiên trước tiên là những nước quanh biển Đông. Sau đó thể nào chả có một số "đối tượng" phát biểu "rất quan ngại..." :D
 

DODuySon

Xe tăng
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,856
Động cơ
379,433 Mã lực
Cụ ơi, năm 1946, Pháp oánh thật, lấy cớ bằng 1 vụ tai nạn giao thông. Khởi động chiến tranh VN, Mỹ lấy cớ tàu Ma Đốc bị tấn công ở Vịnh Bắc Bộ. Oánh I-rắc, Mỹ cần cái cớ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Để thu hồi lãnh thổ bị Gruzia chiếm đóng, Nga cần cái cớ là Gruzia oánh trước...

Vậy là TQ có thể lấn tới đến đâu, và đâu là bưỚc khởi đầu cho 1 cái cớ?

Cứ bình tĩnh.
Ý em nói là "tiên hạ thủ vi cường " cơ (suỵt)...Vd : 1 cái cớ để hạm đội Biển Đen anh hùng thường xuyên về bảo dưỡng ở Cam Ranh ( nhìn cảnh các anh ấy hạ ngang nòng phang thẳng vào tàu lạ mon mem xâm phạm lãnh hải CCCP à quên CHLB Nga mà em tỉnh cả người), hay mấy cái anh Mẫu hạm seven xa nhà thường xuyên vào Dung Quất thay dầu bơm mỡ giao niu chẳng hạn. Hị Hị ...là em nôm na thế vưỡn biết chủ trương là : k dựa vào cái nọ để đập cái chai dưng mà còn hơn để cái chai nó năn nông nốc vào ....Biển Đông.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Em tiếp ạ.

Các cụ đều biết em Phi kiện TRung Quốc ra trước Tòa án trọng tài quốc tế về luật biển (ITLOS) vì tranh chấp biển. Trong comm này, em xin nói rõ hơn lý do và vị trí cụ thể mà em Phi muốn Tòa án quốc tế phân giải:

Đó là do vụ bãi cạn Scarborough







Tàu TQ ở bãi cạn



Không quân Phi điều máy bay giám sát bãi cạn



-Cơ quan Bản đồ quốc gia Philippines (NAMRIA) cho biết bãi cạn Scarborough rộng khoảng 120km2, cách bờ biển Trung Quốc tới gần 500 hải lý trong khi chỉ cách thị trấn Masinloc thuộc vùng tây bắc Philippines chỉ 124 hải lý.

-Vào tháng 4-2012, Philippines đã triển khai một tàu chiến đến xua các tàu cá Trung Quốc khỏi bãi cạn Scarborough.

-Tận dụng cơ hội đó, Bắc Kinh đã cử hàng loạt tàu chiến và tàu tuần tra tới Scarborough, dùng chiến thuật “lấy thịt đè người” với Philippines.

-Kể từ đó, tàu quân sự Trung Quốc ở lì tại bãi Scarborough dù phía Philippines đã rút tàu chiến ra khỏi đây.

-Nếu để Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, Philippines sẽ đánh mất không chỉ một bãi cạn rộng 120km2 mà còn mất tới hơn 494.000km2 diện tích EEZ, chiếm tới 38% diện tích EEZ nước này. Đó sẽ là một tổn thất quá lớn đối với đất nước Philippines.

-Đến nay, Trung Quốc vẫn luôn từ chối tham gia các cơ chế giải quyết tranh chấp do thiếu bằng chứng xác thực về chủ quyền trên biển Đông.

-“Trong một cuộc họp cấp thứ trưởng, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc nói rằng sự hiện diện của Bắc Kinh ở bãi cạn Scarborough là vĩnh viễn và họ không có ý định rút tàu chiến của họ ra khỏi đó” - Ngoại trưởng Philippine del Rosario xác nhận.

-Tổng thống Phi nói nước này vẫn sẽ tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc nhưng “sẽ không đánh đổi bằng chủ quyền quốc gia”.

-Tiến trình xử lý đơn kiện của ITLOS sẽ kéo dài 3-4 năm.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TQ muốn tạo cớ, và em Phi đã bị "mắc lừa" khi dùng tàu chiến đuổi tàu cá. Chừng nào những bãi cạn không người giữa Biển Đông còn chưa có người chốt giữ, chừng đó phải cảnh giác với những kiểu tạo cớ này và dùng các biện pháp dân sự khác để khắc chế.

Đừng cụ nào nóng tính nữa nhé. Ứng xử với TQ cần dùng trí, chứ ko phải là dùng sức. Mục tiêu cuối cùng của ta là độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Với bãi cạn Scarborough, nên ủng hộ em Phi, nhỉ
 

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,756
Động cơ
445,299 Mã lực
Em nghĩ ko hẳn là Phi dùng tàu chiến vào bãi Scarborough mà TQ có cớ chiếm vì nếu bãi đó nằm trong 200 hải lý của Phi đương nhiên Phi đc quyền làm vậy. Cái chính là thời điểm đó Obama chỉ cho phép ở mức nắn gân chứ ko cho hành động đến cùng có thể làm ảnh hưởng bầu cử của mình. Và có như thế Phi mới hiểu rõ mình cần làm gì để lấy lại bãi Scarborough ít ra là trên danh nghĩa. Nếu TQ gây sự với Nhật và dẫn đến có sự nổ súng, Mẽo sẽ nhảy vào cuộc, lúc đó khả năng cao Mẽo sẽ cho tàu đi qua Scarborough (theo danh nghĩa đc phán quyết là thuộc Phi), TQ sẽ bị kẹt, ở lại thì đầu đuôi đều ở tình trạng căng thẳng, nhg nếu rút thì Phi sẽ dựa vào Mẽo chiếm lại, lúc đó danh chính nghĩa đều thuộc về Phi.

Nhiều cụ đang rất mừng cho VN vì hành động kiện lên LHQ của Phi. Em thì thấy việc này Phi tính cực kỳ kỹ lưỡng ko chỉ với TQ mà ngay cả với VN cũng ko đc lợi nhiều. Theo bản đồ cụ Lầm chỉ rõ về đặc quyền 200 hải lý của VN, rõ ràng sẽ thấy Trường Sa nằm ngoài 200 hải lý. Hoàng Sa thì nằm ở ranh giới 200 hải lý của cả VN và TQ. Như vậy Phi danh nghĩa là phá đường lưỡi bò để vẫn có được sự ủng hộ của VN, Malaysia... nhưng thực chất hệ quả kéo theo là khẳng định lại đặc quyền 200 hải lý của mình trong đó bao gồm bãi Scarborough là chính. VN ko vì thắng lợi này mà khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa nằm trong đặc quyền 200 hải lý của mình. Hoàng Sa sẽ vẫn bị TQ chiếm và ko có cơ sở cãi lý với họ đc. Trường Sa tiếp tục là nơi tranh chấp. Bước đầu với Phi thế là thắng lợi lớn vì họ ko quan tâm Hoàng Sa, Trường Sa họ vẫn giữ nguyên những đảo họ có.

Có lẽ Phi đã nghiên cứu rất kỹ bài của VN là luôn đi 2 dây kiếm lợi và đôi khi bỏ mặc đồng minh hành xử một mình. Nên họ ko dại gì làm hết cho VN cả. Như thế sau này VN ko lên tiếng thì VN thiệt mà lên tiếng thì Phi sẽ 1 lần nữa được hưởng lợi cho những cái họ ko đòi hỏi lần này nhưng sẽ đc VN trong thế buộc phải đưa ra sau này.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Em nghĩ ko hẳn là Phi dùng tàu chiến vào bãi Scarborough mà TQ có cớ chiếm vì nếu bãi đó nằm trong 200 hải lý của Phi đương nhiên Phi đc quyền làm vậy. Cái chính là thời điểm đó Obama chỉ cho phép ở mức nắn gân chứ ko cho hành động đến cùng có thể làm ảnh hưởng bầu cử của mình. Và có như thế Phi mới hiểu rõ mình cần làm gì để lấy lại bãi Scarborough ít ra là trên danh nghĩa. Nếu TQ gây sự với Nhật và dẫn đến có sự nổ súng, Mẽo sẽ nhảy vào cuộc, lúc đó khả năng cao Mẽo sẽ cho tàu đi qua Scarborough (theo danh nghĩa đc phán quyết là thuộc Phi), TQ sẽ bị kẹt, ở lại thì đầu đuôi đều ở tình trạng căng thẳng, nhg nếu rút thì Phi sẽ dựa vào Mẽo chiếm lại, lúc đó danh chính nghĩa đều thuộc về Phi.

Nhiều cụ đang rất mừng cho VN vì hành động kiện lên LHQ của Phi. Em thì thấy việc này Phi tính cực kỳ kỹ lưỡng ko chỉ với TQ mà ngay cả với VN cũng ko đc lợi nhiều. Theo bản đồ cụ Lầm chỉ rõ về đặc quyền 200 hải lý của VN, rõ ràng sẽ thấy Trường Sa nằm ngoài 200 hải lý. Hoàng Sa thì nằm ở ranh giới 200 hải lý của cả VN và TQ. Như vậy Phi danh nghĩa là phá đường lưỡi bò để vẫn có được sự ủng hộ của VN, Malaysia... nhưng thực chất hệ quả kéo theo là khẳng định lại đặc quyền 200 hải lý của mình trong đó bao gồm bãi Scarborough là chính. VN ko vì thắng lợi này mà khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa nằm trong đặc quyền 200 hải lý của mình. Hoàng Sa sẽ vẫn bị TQ chiếm và ko có cơ sở cãi lý với họ đc. Trường Sa tiếp tục là nơi tranh chấp. Bước đầu với Phi thế là thắng lợi lớn vì họ ko quan tâm Hoàng Sa, Trường Sa họ vẫn giữ nguyên những đảo họ có.

Có lẽ Phi đã nghiên cứu rất kỹ bài của VN là luôn đi 2 dây kiếm lợi và đôi khi bỏ mặc đồng minh hành xử một mình. Nên họ ko dại gì làm hết cho VN cả. Như thế sau này VN ko lên tiếng thì VN thiệt mà lên tiếng thì Phi sẽ 1 lần nữa được hưởng lợi cho những cái họ ko đòi hỏi lần này nhưng sẽ đc VN trong thế buộc phải đưa ra sau này.

EM xin bàn mấy việc như thế này:

1.Theo UNCLOS, không phải đảo nào nằm trong 200 lý đặc quyền kinh tế của nước nào sẽ đương nhiên của nước đó, vì còn liên quan đến "chiếm hữu, quản lý, sử dụng liên tục...". Hơn nữa, đảo và bãi ngầm có quy chế xác định khác hẳn nhau.

Quốc gia có biển được hưởng 200 lý làm vùng đặc quyền kinh tế, được phép khai thác nguồn lợi hải sản và tài nguyên dưới lòng biển và thềm lục địa, nhưng ko đồng nghĩa với việc có chủ quyền với các đảo và bãi ngầm trên đó

Phần lớn những bãi ngầm ở Biển Đông xưa nay đâu có người đóng. Những chỗ nào có người đến cắm cờ rồi thì những người khác đi tìm chỗ khác, như kiểu xí phần ấy. Các cụ nên nhớ đến năm 1982 mới có UNCLOS.

Vậy trước thời điểm năm 1982, thời kỳ "hồng hoang", ai nhanh chân hơn sẽ có được nhiều chỗ.

2.Vậy sinh ra việc chứng minh "có chủ quyền từ xa xưa". Ta, TQ và nhiều nước khác đang dùng những chứng cứ như bản đồ, văn bản, dẫn chứng lịch sử...để làm điều này. Chuyện này giống như các cụ đi khai hoang ngày xưa ấy, đất mênh mông, làm được đến đâu thì làm, nhưng cũng chỉ ở hay cắm đất được vài chỗ thôi chứ. Bây giờ kể là: NGày xưa các cụ kỵ khai hoang cả vùng đất này đấy....giờ dù tôi ko ở hết, nhưng vẫn là của tôi...:D. Kiểu này cãi nhau còn chán.

3.Chỉ có VN, TQ và ĐLoan có tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo, chứ các em kia chỉ tuyên bố một phần hoặc vài vùng riêng lẻ thôi, em Phi cũng vậy. Những đảo nào em ấy đã đóng quân sẽ ko nói đến nữa, nhưng bãi Hoàng NHam và Cỏ Rong này, dù ngay gần em ấy, nhưng chưa bao giờ có người...nên TQ cậy lớn, to mồm và lách luật, đến đòi là vì như vậy.

4.Xin nhắc lại là VN là nước đầu tiên nghĩ ra kiểu đóng quân trên đảo chìm, thậm chí là nhà dàn, trong khi mấy bạn kia chỉ giữ đảo nổi. Đây phải nói là quyết định cực kỳ táo bạo, chuẩn xác và đi trước thời đại của các bác nhà mình. Mãi sau năm 88, TQ mới học theo kiểu này.

5.Đấy nhé, em Phi rút ra bài học là với TQ cần tương kế tựu kế, không trông chờ hết vào bóng nhớn diều hâu kia được. EM Phi chơi qua ra này cũng sát ván vì sẽ buộc phải tuân theo phán quyết của Tòa. Bây giờ bắt đầy "chạy án", nhể :D.

Dù sao cũng cứ nên ủng hộ em Phi trong vụ này.
 

hoasimtim

Xe điện
Biển số
OF-175846
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
2,141
Động cơ
361,932 Mã lực
Ôi cái bác Lầm này thiệt tình làm em thấy sáng sủa đầu óc ra biết bao nhiêu. Em mới " học lái xe" nên phải chạy roda từ đầu bài đến giờ mới kịp các bác đấy. Em tính chạy tắt mấy lần để bắt kịp bác nhưng thật sự không thể chạy ẩu được. Có nhiều comment em đọc mà thấy bực mình tính nhảy vô tranh cãi luôn nhưng thấy bác cứ từ từ phân tích em phục bác quá. đúng là phải có " TRÁI TIM NÓNG VÀ CÁI ĐẦU LẠNH" mới được bác Lầm nhỉ? Em cứ chạy loanh quanh 1 hồi lại vào rót rượu mới bác, cơ mà cứ nâng ly lên là lại bị nhắc không được làm fan cuồng của bác Lầm. huhu. Em lại kê dép lào hóng chuyện tiếp đây - bác tiếp đê
 

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,756
Động cơ
445,299 Mã lực
Em xin trích nguyên bài của bbc về vấn đề này để làm rõ hơn lợi và hại sau khi vụ kiện diễn ra với bất kỳ kết quả nào. Thêm nữa cũng phải tính đến yếu tố khi đã có 1 "tiền lệ" được quốc tế phê chuẩn thì những "ước lệ" mà cụ Lầm đang dùng để phân tích có thể sẽ bị phản bác hoàn toàn.

VN học gì từ vụ Philippines kiện TQ?


Các tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Scarborough và Biển Đông đã tồn tại từ lâu, nhưng việc Philippines khởi kiện Trung Quốc trước một Tòa Trọng tài được thiết lập theo UNCLOS là lần đầu tiên một nước khởi kiện một nước khác trước trọng tài quốc tế.


Vì thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS không giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, và vì Trung Quốc đã bảo lưu không chấp nhận thủ tục này cho tranh chấp phân định biển, câu hỏi trước tiên là Tòa có thể phán quyết gì về hồ sơ của Philippines không?

Chìa khóa của Philippines để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là thiết kế hồ sơ sao cho Tòa không phải giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, mà cũng không phải phân định biển.

Việc đưa tranh chấp ra tòa là một bước tiến cho việc sử dụng luật quốc tế mà Việt Nam có thể rút kinh nghiệm. Nỗ lực của Philippines để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là một sự sáng tạo mà Việt Nam cũng có thể rút kinh nghiệm.

Nhưng hồ sơ của Philippines có thể vượt qua được sự trốn tránh luật pháp đó hay không, và Tòa có thẩm quyền để, hay có đồng ý, phán quyết như Philippines mong muốn hay không, thì còn là câu hỏi.

Tuân thủ UNCLOS


Thông báo khởi kiện của Philippines đưa ra 13 điểm, bao gồm yêu cầu Tòa phán quyết rằng các yêu sách của Trung Quốc phải tuân thủ UNCLOS, nhằm cản trở lập luận dựa trên “quyền lịch sử” mà Trung Quốc có thể toan dùng, và những điểm chính sau.

Điểm 2: Các yêu sách biển của TQ đựa trên đường lưỡi bò là không phù hợp với UNCLOS và không có giá trị

Điểm yếu của Philippines ở đây là Trung Quốc chưa hề tuyên bố chính thức rằng các yêu sách biển của họ ở Biển Đông là dựa trên đường lưỡi bò.

Trung Quốc có thể tuyên bố rằng các yêu sách biển của họ là dựa trên UNCLOS, dựa trên quan điểm các đảo, hay một số đảo, thuộc Hoàng Sa, Trường Sa được hưởng đầy đủ các cơ chế vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa. Tòa có sẽ cho rằng không có đảo nào được hưởng cơ chế EEZ? Khả năng đó là thấp. Tòa có sẽ cho rằng EEZ của các đảo này không thể vươn ra đến vị trí của các “yêu sách biển của TQ đựa trên đường lưỡi bò”?

Tòa có thể làm điều đó cho đoạn đường lưỡi bò trong khu vực Scarborough-Luzon, cách Hoàng Sa, Trường Sa hơn 200 hải lý. Nhưng cho các khu vực khác gần hai quần đảo này hơn thì không chắc là Tòa có thẩm quyền để làm điều đó, hay sẽ đồng ý. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc dùng lập luận này thì lập luận dựa trên “quyền lịch sử” sẽ bị loại bỏ.

Như vậy, điểm này có thể được Tòa công nhận và vô hiệu hóa đường lưỡi bò trong khu vực Scarborough-Luzon, nhưng không chắc được Tòa công nhận cho những khu vực khác.

Dù sao đi nữa, điểm này có khả năng làm sáng tỏ về cơ sở của các yêu sách biển của Trung Quốc, và có thể là một cái bẫy để triệt tiêu khả năng Trung Quốc dùng lập luận dựa trên “quyền lịch sử”.

Điểm 4: Đá Vành Khăn (Mischief) và đá Ken Nan (McKennan) không phải là đảo mà là một phần của thềm lục địa của Philippines

Điểm 6: Đá Ga Ven (Gaven) và đá Xu Bi (Subi) không phải là đảo và không nằm trên thềm lục địa của Trung Quốc, và vì vậy xây cất của Trung Quốc tại đó là bất hợp pháp

Toà có thể công nhận là đá Vành Khăn, Ken Nan, Ga Ven, Xu Bi không phải là đảo (nếu sự thật là đá Ken Nan và Ga Ven là thấp hơn mức thủy triều cao).

Nhưng để công nhận là đá Vành Khăn, Ken Nan là một phần của thềm lục địa của Philippines, hay xây cất của Trung Quốc tại đá Ga Ven, Xu Bi là bất hợp pháp, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ, hay EEZ của các đảo này không vươn ra đến các đá trên. Không chắc Tòa sẽ làm điều thứ nhất, và không chắc Tòa có thẩm quyền để làm điều thứ nhì.

Hai điều này có ảnh hưởng đến Việt Nam. Việt Nam phải xác định đá Ken Nan và Ga Ven có cao hơn mức thủy triều cao hay không, và quyết định quần đảo Trường Sa có EEZ vươn ra đến bốn đá này hay không. Nếu có, Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp.

Điểm 8: Bãi cạn Scarborough, đá Gạc Ma (Johnson), Châu Viên (Cuateron) và Chữ Thập (Fiery Cross) là đá, không được hưởng cơ chế EEZ cách các đá này hơn 12 hải lý, và việc Trung Quốc đòi biển cách các đá này hơn 12 hải lý một cách bất hợp pháp

Rất có thể là Tòa sẽ công nhận rằng bãi cạn Scarborough, đá Gạc Ma (nơi Trung Quốc tàn sát binh lính Việt Nam năm 1988), Châu Viên và Chữ Thập là đá và không có EEZ.

Nếu vậy, Tòa sẽ công nhận rằng việc Trung Quốc đòi biển cách Scarbrough hơn 12 hải lý là bất hợp pháp.

Nhưng để công nhận rằng việc Trung Quốc đòi biển cách đá Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập hơn 12 hải lý cũng là bất hợp pháp, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ, hay EEZ của các đảo này không vươn ra đến các đá trên. Không chắc Tòa sẽ làm điều thứ nhất, và không chắc Tòa có thẩm quyền để làm điều thứ nhì.

Việt Nam phải xác định rằng đá Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập có được hưởng cơ chế EEZ hay không. Nếu cho là có, Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp để khẳng định quyền lợi.

Điểm 9: Trung Quốc không được cấm Philippines khai thác tài nguyên trong vùng nước lân cận với bãi cạn Scarborough và đá Gạc Ma, cũng như phải chấm dứt các hoạt động không phù hợp với Công ước trong vùng kế cận những bãi cạn và đá này

Philippines không nói rõ khái niệm "vùng nước lân cận" và vùng “kế cận” là gì. Nếu đó là lãnh hải 12 hải lý thì Tòa sẽ không có thẩm quyền để cho rằng bãi cạn Scarborough và đá Gạc Ma là của nước nào, và sẽ không thể công nhận điểm này.

Điểm 10: Philippines được hưởng 12 hải lý lãnh hải, 200 hải lý EEZ cùng với thềm lục địa tính từ đường cơ sở quần đảo

Nếu không có chồng lấn thì sẽ không có vấn đề gì cản trở Philippines được hưởng các vùng biển trên. Nhưng thực tế là EEZ và thềm lục địa của Philippines có chồng lấn với lãnh hải 12 hải lý của các đảo, đá Trường Sa. Nếu quần đảo Trường Sa có đảo có EEZ thì sẽ có thêm chồng lấn với EEZ của các đảo này.

Để công nhận là Philippines được hưởng các vùng biển trên mà không có chồng lấn với EEZ thuộc Trường Sa, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ. Không chắc Tòa sẽ làm điều đó.

Việt Nam phải quyết định đảo nào của quần đảo Trường Sa có EEZ, và nếu có đảo có EEZ thì Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp để bảo vệ EEZ đó.

Câu hỏi tiếp


Philippines đã thách Trung Quốc ra một trọng tài quốc tế từ năm 2011. Sau khi Trung Quốc không hưởng ứng, Philippines đã tuyên bố sẽ đơn phương đưa quan điểm của mình ra một Tòa Trọng Tài của UNCLOS, và cuối cùng họ cũng đã làm điều đó.

Đó là một bước tiến quan trọng cho việc thật sự sử dụng luật quốc tế cho các tranh chấp tại Biển Đông, thay vì chỉ nói xuông về luật quốc tế. Hành động của Philippines cho thấy họ không bị trói buộc vào đàm phán với Trung Quốc.

Khi Trung Quốc không thực tâm đàm phán, Philippines sẵn sàng yêu cầu một trọng tài quốc tế phân xử. Đó là những điều Việt Nam cần rút kinh nghiệm.

Thế nhưng, theo tuyên bố khởi kiện thì hồ sơ của Philippines có vẻ yếu trong nhiều điểm, trừ cho vùng EEZ trong khu vực Scarborough-Luzon. Có thể là chiến thắng pháp lý trong khu vực đó là tạm đủ cho Philippines.

Có thể là mục đích của Philippines là làm sáng tỏ về các yêu sách của Trung Quốc và để triệt tiêu những lập luận dựa trên “quyền lịch sử” mà Trung Quốc có thể toan dùng, nhằm sẽ tấn công tiếp trong tương lai. Nhưng như thế cũng đem lại nhiều rủi ro. Trung Quốc sẽ lợi dụng mỗi điểm của Philippines không được Tòa công nhận để tuyên tuyền tối đa cho các yêu sách của họ.

Ngoài ra, theo thông báo khởi kiện thì hồ sơ của Philippines có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam, tùy theo Việt Nam xác định quyền lợi của mình bao gồm những gì.

Vì vậy, hành động của Philippines đặt Việt Nam vào vị trí phải xác định quyền lợi và yêu sách của mình bao gồm những gì, để có thể quyết định phải phản ứng thế nào, thí dụ như yêu cầu Tòa cho mình can thiệp.

Không rõ Việt Nam có sẵn sàng để xác định về quyền lợi và yêu sách của mình chưa, nhưng việc xác định đó không phải là điều xấu, và không sớm thì muộn Việt Nam cũng phải làm.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/01/130124_philippines_unclos_un_china.shtml
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Em xin trích nguyên bài của bbc về vấn đề này để làm rõ hơn lợi và hại sau khi vụ kiện diễn ra với bất kỳ kết quả nào. Thêm nữa cũng phải tính đến yếu tố khi đã có 1 "tiền lệ" được quốc tế phê chuẩn thì những "ước lệ" mà cụ Lầm đang dùng để phân tích có thể sẽ bị phản bác hoàn toàn.
Bài này của BBC có nhiều điểm đúng, nhiều điểm chưa đủ. Em xin trao đổi thêm như sau:

1.Bãi cạn Scaborough cũng như rất nhiều bãi cạn, đảo chìm ở Biển Đông không đc coi là đảo.

Cả Phi và TQ đang lợi dụng điều này, vì Tòa không phán quyết những điều liên quan đến thực thể đảo (do có quy định khác). Phi dựa vào quy định được có vùng đặc quyền kinh tế để quản lý và khai thác tài nguyên biển. TQ dựa vào "vùng nước lịch sử" để chiếm hữu.

Cả 2 sẽ tính từng bước theo kiểu phải quản lý được bãi cạn này trước khi tính đến việc quản lý những vùng biển xung quanh bãi cạn







2.Không chỉ là bãi cạn, cuộc quyết đấu Phi-Trung lần này còn vì 1 đoạn trong đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) chạy qua đây mà TQ vẫn lu loa bấy lâu nay




Nếu Tòa tuyên Phi đúng, TQ sẽ mất đoạn ranh giới đã vẽ. Nếu tòa tuyên TQ thắng, đồng nghĩa với việc công nhận 1 trong 9 đoạn đứt khúc này.

Em Phi lựa chọn đưa vấn đề bãi cạn Scaborough ra Tòa, thực sự làm khó Tòa vì theo UNCLOS, Tòa không phán xử được. Nhưng nếu nhập nhằng giữa "đảo hay ko là đảo" và "biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế", Phi có lý hơn.

Nhưng Phi vẫn chọn cách tiếp cận sao cho (có thể nói) Tòa ko thể phán quyết được. Nhưng đấy là kết quả của 3-4 năm nữa. Còn trước mắt, TQ bị đẩy vào thế bị động: Không đồng ý ra Tòa thì quá dở, mà đồng ý ra còn nhiều cái dở hơn. Vụ kiện này thú vị là vậy.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
EM xin tiếp tục.

Trong bài phân tích, BBC nói đến trường hợp tính phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của các đảo trong Quần đảo Trường Sa...điều này vào thời điểm này là không tưởng, vì chẳng có đảo nào ở đây được hưởng EEZ.

Theo quy định quốc tế, đảo nổi muốn được hưởng EEZ phải là một thực thể độc lập, có đời sống riêng, tự cung tự cấp và có dân sinh sống. Ví dụ nhỏ như đảo Lý Sơn hay Singapore, ví dụ nhớn như Hải Nam chẳng hạn (nếu có những hòn đảo như thế ở giữa biển).

Quần đảo Trường Sa chẳng có đảo nào như thế, kể cả đảo lớn nhất là Ba Bình, do Đài Loan đang chiếm đóng, nên đừng vội tính giới hạn 200 lý tính từ các đảo nổi mà các bên đang đóng quân để vạch biên giới biển vào lúc này.

Và VN lại là nước đầu tiên đưa dân ra đảo sinh sống. Nhiều đảo nổi ở Trường Sa đã có dân. Các cặp vợ chồng sinh con đẻ cái, tự làm tự ăn, có trường học, có chùa chiền...Đến một ngày nào đó trong tương lai, đảo được công nhận "có đời sống riêng", đồng nghĩa với việc có được 200 lý xung quanh đảo. Ngay bây giờ, hãy tri ân những người đàn ông, đàn bà, trẻ em là con dân nước Việt đang sống ở đảo nhỏ giữa biển khơi đầy ắp hiểm nguy. Mọi người hãy nhớ điều này











 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Em trình bày nốt.

Như đã phân tích, vùng biển 200 hải lý là một chuyện, các đảo trên đó lại là một chuyện khác, được điều chỉnh bằng luật khác. Vậy là hiện giờ ta đang có nhiều nhất, hãy cứ giữ chắc, ko cho ai, nhất là Trung Quốc chiếm thêm, kể cả bãi cạn hay đảo chìm...coi như cắm đất, sau tính tiếp quy chế cho quần đảo




Vậy nên, như VN tuyên bố về việc Phi kiện TQ : "Các nước tham gia UNCLOS có quyền khởi kiện để đảm bảo lợi ích của mình...

Một cách ủng hộ thật ý nhị :D
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Ăn Tết kỹ càng rồi, nay em xin tiếp tục ạ

Trước hết, xin được chúc các cụ mợ và gia đình năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, may mắn và thành đạt.

Trong mấy ngày nghỉ Tết, có mấy vấn đề nổi cộm liên quan tới bạn phương Bắc và biển đảo, bao gồm:

-Pakistan trao quyền khai thác cảng chiến lược cho TQ.
-Mâu thẫu TQ-Nhật ở Hoa Đông.
-Liên quan đễn trữ lượng dầu ở Biển Đông.

Em sẽ lần lượt trình bày 3 vấn đề này
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Thứ nhất, việc Pakistan trao quyền khai thác cảng chiến lược Gwadar cho TQ.

Cảng đấy nó ở chỗ này



Chiến lược là vì nó nằm trên tuyến vận tải dầu chủ yếu của Đông Bắc Á khi lấy dầu từ Trung Đông về; chiến lược vì nó là nơi Trung Quốc đi ra thế giới bằng cửa phía Tây. Chiến lược vì nắm được cảng này, TQ có thể gây ảnh hưởng tới các nước Nam Á khác và có được cảng này, TQ sẽ bớt phụ thuộc vào đường vận chuyển dầu qua Biến Đông

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Năng lượng là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của TQ trong một thời gian dài nữa. Cũng chính về điều này, Hải quân TQ đưa ra chiến lược "chuỗi ngọc trai", vừa là để phòng thủ-tấn công biển, vừa là để bảo vệ các đường vận chuyển dầu

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Cảng Gwadar là 1 điểm quan trọng trong tuyến hành lang này



Trước đây, cũng để phục vụ nhu cầu năng lượng và những chiến lược an ning, quốc phòng, kinh tế khác, TQ đã từng muốn có được 1 cảng ở Myanmar, từ đó đưa dầu về TQ từ phía Tây



Nay, tai Myanmar đang có nhiều thay đổi chính trị, ko biết vấn đề này còn thực hiện đc ko
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Liệu trong tương lai, có đường ống dẫn dầu và khí xuyên Pakistan về TQ hay không?



Đang có nhiều người ko muốn điều này xảy ra
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngoài việc muốn chủ động nguồn cung năng lượng, TQ còn nghĩ tới bài toán lớn hơn, là nắm được "dạ dày" năng lượng thế giới với việc có được cảng Gwadar.

Đây nhé, cửa ngõ vào Vùng Vịnh là nơi quyết định đầu ra của phần lớn lượng dầu thô được khai thác ở Trung Đông



Các nước phương Tây đang đau đầu với 1 I-ran án ngữ con đường này và kiểm soát eo biển chiến lược Hooc-mút



Bây giờ, anh TQ kiểm soát thêm cảng chiến lược đầu mối ngay cửa vùng vịnh nữa, thiệt là "đau lòng"

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Và cho dù đường vận chuyển năng lượng, hàng hóa...qua Biển Đông nhộn nhịp như thế này, quan trọng như thế này, mà bị "túm" ở nơi xuất phát, liệu mọi việc có thuạn lợi nữa không



Ông anh phương Bắc chơi quả này cũng kinh phết đấy.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

vanlinhchi

Xe buýt
Biển số
OF-142099
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
578
Động cơ
296,447 Mã lực
TQ kiểm soát cảng quan trọng của Pakistan,sớm muộn cũng có đường ống chạy về Thanh Hải Tây Tạng.HK chắc giờ như ngồi trên lửa nên em nghĩ một vài năm tới sẽ có đảo chính ở Pakis.
Nhưng TQ nó bơm nhiều tiền cho Pakis quá,nên nước này sẽ là địa bàn tranh giành ảnh hưởng chính trong những năm tới của các ông lớn đây.TQ có sức mạnh tài chính,nhưng HK cũng ko vừa,chọc ngoáy có nghề rồi,em dự Pakis sẽ giống Lybi thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top