[Funland] Tổ chức lại giao thông đô thị

Cadjc

Xe buýt
Biển số
OF-141498
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
543
Động cơ
371,262 Mã lực
Đi bất kỳ đường nào ở SG cũng sẽ thấy: xe máy đa số đi bên phải, ô tô thì thường bám làn trái, chứ ko chen lấn, lộn xộn kiểu điền vào chỗ trống như ở HN hay nhiều tỉnh khác (Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng,...), vì họ tổ chức giao thông tốt hơn (tốt hơn chứ không phải tốt nhất); xử phạt thường xuyên. Cùng ở VN, cùng là người VN, sao SG làm được mà các đô thị khác ko làm được
Cụ chủ thớt cứ tham gia giao thông vào giờ cao điểm ở 2 tuyến đường Trường Chinh, Cộng Hòa vài lần đi, rồi sẽ thấy sự giống nhau ở bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam này khi tham gia giao thông ở giờ cao điểm.

Còn với mật độ người tham gia giao thông ít như 2 đường Trường Sa, Hoàng Sa thì tội gì không đi đúng làn.
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,414
Động cơ
147,423 Mã lực
Biển báo, đèn hiệu hay vạch kẻ đường gì gì thì cũng phụ thuộc vào ý thức của người tham gia giao thông và tính hiệu quả của cq xử lý. Giờ mặc nhiên xe máy, xe đạp và các loại xe thô sơ khác cứ có đường là đi mà gần như không bị xử lý gì thì còn lâu mới hết tình trạng lộn xộn :P
Nước ngoài cũng có khi lộn xộn :))
IMG_20220624_183245.jpg
IMG_20220624_183756.jpg
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,848
Động cơ
431,109 Mã lực
Giờ cao điểm em thấy lối lên cầu Chương Dương toàn tắc nghẽn. Ô tô và xe máy xếp hàng dài ở đường Trần Nhật Duật.
Em nghĩ chặn đường vòng xuyến trên cao, bắt buộc tất cả các xe đều phải rẽ phải từ cầu Chương Dương xuống.
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,379
Động cơ
420,480 Mã lực
Cụ chủ thớt cứ tham gia giao thông vào giờ cao điểm ở 2 tuyến đường Trường Chinh, Cộng Hòa vài lần đi, rồi sẽ thấy sự giống nhau ở bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam này khi tham gia giao thông ở giờ cao điểm.

Còn với mật độ người tham gia giao thông ít như 2 đường Trường Sa, Hoàng Sa thì tội gì không đi đúng làn.
Bản chất của tuyến Trường Chinh, Cộng Hòa là kết nối cửa ngõ Tây Bắc vào trung tâm, lại là đường độc đạo, lưu lượng xe quá đông, lại bị thắt nút cổ chai, nên bị tắc, chứ ko phải do cách tổ chức, bố trí giao thông trên tuyến đường này (tất nhiên có những điểm như ngã ba Trường Chinh - Tân Sơn Nhì ko có đèn giao thông nên càng bị)
 
Chỉnh sửa cuối:

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,048
Động cơ
62,209 Mã lực
Tuổi
18
Thực ra, chả cần đi đâu xa. Cứ vào ngay Tp. HCM là thấy văn hóa đi xe của họ thế nào và bố trí giao thông ra sao (đường 1 chiều nhiều, 3 làn xe, giải phân cách cứng, xe máy ko đi làn trái,...). Hỏi tại sao ko đi bừa, họ nói do quy định của thành phố như vậy và sợ phạt, dù không thấy nhiều csgt tuần tra

Còn một số giải pháp khác: kẻ vạch xương cá ở ngã tư để cấm xe dừng, tạo làn cho xe máy đi, dừng ở ngã tư,... nhiều nước làm rất hiệu quả mà ko tốn nhiều chi phí
Tuỳ đường bác ạ.
Nó đủ dài từ ngã rẽ đến ngã rẽ thì làm được.
Còn nếu nó khá nhiều chỗ rẽ trái rẽ phải, thì việc bác làm "đường 1 chiều nhiều, 3 làn xe, giải phân cách cứng, xe máy ko đi làn trái,..." là vô nghĩa.
Hà Nội từng làm ở phố Phố Huế - Hàng Bài, và thất bại toàn diện.
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,379
Động cơ
420,480 Mã lực
Tuỳ đường bác ạ.
Nó đủ dài từ ngã rẽ đến ngã rẽ thì làm được.
Còn nếu nó khá nhiều chỗ rẽ trái rẽ phải, thì việc bác làm "đường 1 chiều nhiều, 3 làn xe, giải phân cách cứng, xe máy ko đi làn trái,..." là vô nghĩa.
Hà Nội từng làm ở phố Phố Huế - Hàng Bài, và thất bại toàn diện.
Tất nhiên không phải tất cả tuyến phố đều được áp dụng cứng nhắc, nhưng nếu tổ chức giao thông tốt thì tình trạng lộn xộn sẽ giảm rất nhiều. Với tuyền Huế - Hàng Bài hay Bà Triệu, chỉ cần phân làn tốt, làm đèn tín hiệu giao thông hợp lý (tỉ như tính toán lưu lượng giao thông rồi bố trí đèn xanh cho trục chính để sao xe đi thoát qua 1 ngã tư là thoát tiếp ngã tư tiếp theo thì sẽ giảm tải rất nhiều sự ùn tắc). Mà việc này thì có thể làm ngay, ko quá khó và tốn kém như chuyển trường, bệnh viện
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,048
Động cơ
62,209 Mã lực
Tuổi
18
Tất nhiên không phải tất cả tuyến phố đều được áp dụng cứng nhắc, nhưng nếu tổ chức giao thông tốt thì tình trạng lộn xộn sẽ giảm rất nhiều. Với tuyền Huế - Hàng Bài hay Bà Triệu, chỉ cần phân làn tốt, làm đèn tín hiệu giao thông hợp lý (tỉ như tính toán lưu lượng giao thông rồi bố trí đèn xanh cho trục chính để sao xe đi thoát qua 1 ngã tư là thoát tiếp ngã tư tiếp theo thì sẽ giảm tải rất nhiều sự ùn tắc). Mà việc này thì có thể làm ngay, ko quá khó và tốn kém như chuyển trường, bệnh viện
Nó có cái Làn sóng xanh rồi bác. Đấy là hệ thống đèn. Và họ đã làm rồi.

Còn làn đường, ở Hà Nội không làm được, vì có quá quá nhiều chỗ rẽ trái và phải.
Mỗi 1 cách làm được là bác bịt các ngả này lại.

Nếu không, bác phải dành 100-200met cho 2b và 4b chuyển làn sang Trái - Phải, để chuẩn bị rẽ theo nhu cầu của họ.
Và như thế thì phần Phân làn của bác chẳng còn bao nhiêu.

Cái việc làm nhiều Đường 1 chiều, thì tôi thấy có thể làm được.
Paris tôi thấy có rất nhiều đường nhỏ và 1 chiều, và nó cũng tắc đường ác, nhưng chỉ ở vài chỗ cao điểm, không toàn diện như Hà Nội hay Sài Gòn.
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,379
Động cơ
420,480 Mã lực
Nó có cái Làn sóng xanh rồi bác. Đấy là hệ thống đèn. Và họ đã làm rồi.

Còn làn đường, ở Hà Nội không làm được, vì có quá quá nhiều chỗ rẽ trái và phải.
Mỗi 1 cách làm được là bác bịt các ngả này lại.

Nếu không, bác phải dành 100-200met cho 2b và 4b chuyển làn sang Trái - Phải, để chuẩn bị rẽ theo nhu cầu của họ.
Và như thế thì phần Phân làn của bác chẳng còn bao nhiêu.

Cái việc làm nhiều Đường 1 chiều, thì tôi thấy có thể làm được.
Paris tôi thấy có rất nhiều đường nhỏ và 1 chiều, và nó cũng tắc đường ác, nhưng chỉ ở vài chỗ cao điểm, không toàn diện như Hà Nội hay Sài Gòn.
Trong những giải pháp tôi đưa là không cho tùy tiện sang đường, rẽ trái khi lưu thông trên trục (tạo bằng giải phân cách liền mềm hoặc cứng đã có trong quy chuẩn biển báo giao thông) thôi; những xe muốn sang đường hoặc rẽ trái phải đi hết trục đến ngã rẽ (ngã ba/ngã tư của hai phố/đường) mới quay được đầu đi sang hướng bên kia; như vậy sẽ hạn chế giao cắt trên cùng trục

Giải pháp này sẽ khiến người lưu thông đi thêm 1 đoạn, nhưng sẽ không làm lộn xộn dòng di chuyển, và có khi còn nhanh hơn
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,379
Động cơ
420,480 Mã lực
Theo nhiều thông tin, cả trên báo chí và mạng thì những nút giao như Ngã Tư Sở, Trần Duy Hưng, Hoàng Minh Giám và Tố Hữu đã giảm bớt khá nhiều ùn tắc sau khi HN điều chỉnh lại phương án tổ chức giao thông

Và thực tế nhiều nơi đã chứng minh, điều chỉnh cơ sở hạ tầng khó, vận động ý thức cũng khó, nhưng khi tổ chức lại hợp lý thì sẽ hiệu quả hơn
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
11,275
Động cơ
299,376 Mã lực
10 năm trc đã có giải pháp r. nhưng chúng ta k làm theo thôi.
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,379
Động cơ
420,480 Mã lực
10 năm trc đã có giải pháp r. nhưng chúng ta k làm theo thôi.
Có kẻ đầu trọc cụ thể, đơn thân thì nhiều người e ngại; nhưng chính quyền với bộ máy công cụ đầy đủ làm theo quy định thì bị chưởi ngay :D

Dân thì gian và quan thì tham b-)

Sự bất lực của chính quyền và tính dân trí thấp khiến xã hội ngày càng lộn xộn :-ss

Không làm được cả 2 cùng lúc thì tập trung vào chính quyền có biện pháp tổ chức, quản lý tốt và hình phạt nghiêm khắc hơn đã; tự dân sẽ thấy hơn thiệt để nghe theo
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,379
Động cơ
420,480 Mã lực
Giờ cao điểm em thấy lối lên cầu Chương Dương toàn tắc nghẽn. Ô tô và xe máy xếp hàng dài ở đường Trần Nhật Duật.
Em nghĩ chặn đường vòng xuyến trên cao, bắt buộc tất cả các xe đều phải rẽ phải từ cầu Chương Dương xuống.
Đó cũng là 1 giải pháp cụ thể cho 1 nút giao hay bị tắc; và khi đó sẽ cần mở một điểm quay đầu trên đường Trần Nhật Duật (trước khi đến khu vực cầu Long Biên) để những xe đi từ cầu Chương Dương xuống (hướng Gia Lâm sang) sẽ rẽ phải khi xuống cầu để đi về phía phố Trần Nhật Duật trước khi quay đầu lại về hướng Trần Quang Khải (đi ở làn dưới gầm cầu vòng xuyến)

Nói chung, những trục đường và điểm giao có diện tích, bề rộng nhỏ thì cần hạn chế rẽ trái cắt ngang (mà thay bằng đi thẳng 1 đoạn rồi quay đầu) sẽ tránh được những giao cắt lưu thông, giảm bớt ùn tắc
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,048
Động cơ
62,209 Mã lực
Tuổi
18
10 năm trc đã có giải pháp r. nhưng chúng ta k làm theo thôi.
Đấy là lỗi hệ thống bác ạ, để đồng chí quần đỏ - 1 cán bộ rất là có năng lực -, lại rời bỏ cơ quan nhà nước để sang lĩnh vực tư nhân mất rồi.
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,048
Động cơ
62,209 Mã lực
Tuổi
18
Trong những giải pháp tôi đưa là không cho tùy tiện sang đường, rẽ trái khi lưu thông trên trục (tạo bằng giải phân cách liền mềm hoặc cứng đã có trong quy chuẩn biển báo giao thông) thôi; những xe muốn sang đường hoặc rẽ trái phải đi hết trục đến ngã rẽ (ngã ba/ngã tư của hai phố/đường) mới quay được đầu đi sang hướng bên kia; như vậy sẽ hạn chế giao cắt trên cùng trục

Giải pháp này sẽ khiến người lưu thông đi thêm 1 đoạn, nhưng sẽ không làm lộn xộn dòng di chuyển, và có khi còn nhanh hơn
Cấm rẽ trái trực tiếp mà bắt đi thêm 1 đoạn, là 1 cách "mở rộng giao lộ" thôi bác.
Đường Láng ở Hà Nội đã từng làm, cá nhân tôi thấy hiệu quả không tệ.
Giờ lại mở lại gần như mọi giao lộ, kèm đèn đỏ.
Mà cái Đường Láng có ưu điểm là Giao lộ chỉ có với vài cây cầu qua sông Tô Lịch thôi đấy.

Còn cái bác đưa ra không giải quyết được việc ô tô tự nhiên thích sang phải:
+ Để rẽ phải.
+ Để thả người xuống lề đường (shopping hoặc tương tự). Xe máy thì vẫn làm việc này được.

Chính vì thế mà Phố Huế - Hàng Bài thất bại (đây là đường 1 chiều), vì ô tô liên tục sang phải để rẽ phải hoặc lên hè, còn xe máy liên tục sang trái để rẽ trái hoặc lên hè.
 

icemain

Xe tăng
Biển số
OF-137764
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
1,168
Động cơ
384,155 Mã lực
Nhân chủ đề về phân làn bằng giải phân cách cứng trên đường Nguyễn Trãi đang hot; và chào đón Đô trường mới của Hà Thành với niềm tin sẽ tạo nhiều thay đổi tích cực cho thủ đô; trên một diễn đàn lớn về ô tô và giao thông, em mạo muộn có một số ý kiến về tổ chức giao thông đô thị ở Việt Nam, nhất là tại Hà Nội như sau:

1. Thực trạng hiện nay
- Đô thị là các thành phố thuộc cả trung ương và địa phương, nơi có mật độ dân cư đông, phương tiện giao thông nhiều và sự di chuyển phức tạp, các tuyến phố/giao thông to nhỏ đan xen, nhiều giao cắt

- Tuy nhiên, hầu hết các đô thị ở VIệt Nam, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM, Hải Phòng, Cần Thơ,… thường xuyên xảy ra kẹt xe, không những gây ra những tổn thất về kinh tế cho đất nước, thời gian, tiền bạc của người dân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia giao thông như tai nạn, hít khói bụi,…

- Tình trạng xử lý không nghiêm các vi phạm khiến cho pháp luật tuy có nhưng bị nhờn, không thay đổi được thói quen, ý thức của người tham gia giao thông

2. Biện pháp thay đổi
a. Thay đổi biển báo và hình vẽ hướng dẫn giao thông
- Thay đổi chiều rộng của làn xe: trên thực tế, rất nhiều làn xe ô tô ở Hà Nội được vẽ theo cảm tính; có làn vẽ rộng 3,5m, có làn vẽ rộng 3m; có làn chỉ là chia đôi bề rộng của đường. Trong khi thực tế, xe 80 chỗ rộng nhất cũng chỉ là 2,5m; còn lại đa số từ 2m trở xuống; và tốc độ đi trong đô thi không cao (cao nhất chỉ 60km/h). Do vậy, cần vẽ lại các làn đường trong đô thị theo hướng: làn ô tô rộng 3m (đủ để các xe ô tô đi song song nối đuôi không va chạm); làn xe máy rộng từ 1,5 đến 2m (đủ để ít nhất 2 xe đi song song không va chạm)

- Với tất cả các đường 2 chiều, cần vẽ vạch liền (theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT) ở giữa hai chiều kéo dài giữa hai điểm có giao cắt (ngã ba, ngã tư); trường hợp đường 2 chiều mà mỗi bên rộng từ 10m trở lên thì làm dải phân cách cứng (tấm bê tông cao bằng vỉa hè, sơn phản quang an toàn); như vậy, các xe muốn rẽ vào lề phải quay đầu đi đúng hướng, không thể tự tiện sang đường bất kỳ chỗ nào; hạn chế tối đa các lối mở khi không có giao cắt với đường/phố khác (kể cả ngõ đi ra vẫn phải rẽ phải rồi đến điểm giao cắt mới quay đầu nếu muốn đi hướng bên trái)

- Sử dụng tối đa các hình vẽ sơn chỉ dẫn trên đường (để phân làn) theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT) để hạn chế việc làm biển treo khi cần nhắc lại; chỉ những con phố rộng lớn có giải phân cách giữa to thì mới làm giá treo biển nhắc lại ở các ngã ba/ngã tư; như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền và không gây mất mỹ quan trong đô thị bởi các hệ thống treo

(còn tiếp)
Mấy cái giải pháp của cụ chả dùng dc cái nào cả. :)
1, chiều rộng 3m của cụ mới là cảm tính. Nó có tiêu chuẩn 3.5m rồi.
2, Vạch liền chả để làm gì nếu không phạt được, ý thức vẫn vậy.
Xe to nhất chiều rộng chỉ 2,5m; nên chiều rộng 3,5m là không cần thiết; chỉ cần rộng 3m là đủ để tránh nhau một cách an toàn ở tốc độ thấp (<60km/h) trong phố rồi

Còn phạt thì bên dưới em nói đấy; tăng cao nhất phạt nguội, kể cả xe máy; giao cho các thể loại ca có quyền xử phạt, phạt được thì được trích %
1, Xin nguồn 3.5m là không cần thiết? Cụ có nghĩ đến lúc xe tránh nhau không? Cụ có biết đường rộng bao nhiêu, Có chia hết cho 3m không?
2, Phạt nguội xe máy là điều viễn tưởng. :)

Nhìn nước ngoài đi thẳng hàng thế có bớt tắc không? KHÔNG, vì đông quá.
Các cụ đọc Tiêu chuẩn VN TCVN 4054 rồi thì chắc không tranh cãi bao nhiêu mét nhỉ?

1660028147008.png


1660028209162.png
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,379
Động cơ
420,480 Mã lực
Cấm rẽ trái trực tiếp mà bắt đi thêm 1 đoạn, là 1 cách "mở rộng giao lộ" thôi bác.
Đường Láng ở Hà Nội đã từng làm, cá nhân tôi thấy hiệu quả không tệ.
Giờ lại mở lại gần như mọi giao lộ, kèm đèn đỏ.
Mà cái Đường Láng có ưu điểm là Giao lộ chỉ có với vài cây cầu qua sông Tô Lịch thôi đấy.

Còn cái bác đưa ra không giải quyết được việc ô tô tự nhiên thích sang phải:
+ Để rẽ phải.
+ Để thả người xuống lề đường (shopping hoặc tương tự). Xe máy thì vẫn làm việc này được.

Chính vì thế mà Phố Huế - Hàng Bài thất bại (đây là đường 1 chiều), vì ô tô liên tục sang phải để rẽ phải hoặc lên hè, còn xe máy liên tục sang trái để rẽ trái hoặc lên hè.
Những giải pháp em có nói là cấm đỗ xe ô tô ở đường nhỏ hơn 15m; còn chuyện xe dừng thả người, đón khách thì đơn giản hơn nhiều, vì ko gây ùn tắc lâu. Đi ô tô thì ko thể lấy tiện làm đầu được

Còn rẽ phải, nếu là ngã tư/ngã ba thì rẽ bình thường nếu đèn xanh chứ sao ạ

Đường Láng giờ ùn nhiều hơn là vì mở nhiều đường cắt ngang với đèn xanh đỏ ko hợp lý; còn nữa, khi đến đoạn thu hẹp hay mở ra thì kẻ làn, vạch ko có, nên xe đi lại lộn xộn nữa, ông đi thẳng cứ bám bên phải, ông rẽ trái thì cắt ngang từ giữa đi sang
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,379
Động cơ
420,480 Mã lực
Các cụ đọc Tiêu chuẩn VN TCVN 4054 rồi thì chắc không tranh cãi bao nhiêu mét nhỉ?

View attachment 7304344

View attachment 7304345
Em đã nói mấy lần rồi: tiêu chuẩn của VN ko có nghĩa là hợp lý; sửa lại cái này dễ ko. Quan trọng là 3m trong phố mà nó vẫn an toàn. Chưa kể, thực tế và một số cụ đã nói: làn vẽ linh tinh, có theo tiêu chuẩn đâu

Nhiều cụ lôi chuyện làm làn xe ô tô 3m ra nói: không thể thay đổi

Em có tra trên mạng:

Tiêu chuẩn của Đức: Die Breite der Fahrstreifen variiert in deutschen Regelwerken zwischen 2,75 m und 3,75 m und ist abhängig von der Entwurfsgeschwindigkeit und den vorhandenen Platzverhältnissen. In Bereichen von Baustellen oder in verkehrsberuhigten Bereichen können geringere Breiten möglich sein (đại ý là: Chiều rộng làn xe của Đức trong khoảng từ 2,75 m đến 3,75 m)

Tiêu chuẩn của Pháp: En milieu urbanisé, les contraintes foncières conduisent à la construction de chaussée moins large. Dans ce cas, la largeur des voies de circulation est réduite à 3,25 mètres, voire 3 mètres (chiều rộng làn giao thông ở đô thị có thể giảm xuống 3,25m, thậm chí 3m)

Nó đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn thế giới. Và em thấy ở SG, quan sát và cảm nhận nhiều làn chỉ như vậy: 3m rộng
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,048
Động cơ
62,209 Mã lực
Tuổi
18
Những giải pháp em có nói là cấm đỗ xe ô tô ở đường nhỏ hơn 15m; còn chuyện xe dừng thả người, đón khách thì đơn giản hơn nhiều, vì ko gây ùn tắc lâu. Đi ô tô thì ko thể lấy tiện làm đầu được

Còn rẽ phải, nếu là ngã tư/ngã ba thì rẽ bình thường nếu đèn xanh chứ sao ạ

Đường Láng giờ ùn nhiều hơn là vì mở nhiều đường cắt ngang với đèn xanh đỏ ko hợp lý; còn nữa, khi đến đoạn thu hẹp hay mở ra thì kẻ làn, vạch ko có, nên xe đi lại lộn xộn nữa, ông đi thẳng cứ bám bên phải, ông rẽ trái thì cắt ngang từ giữa đi sang
Ô tô dừng thả khách là vấn đề đấy bác, vì ô tô - về danh nghĩa -, nó có được sang phải đâu, trừ khi nó muốn rẽ phải.
Có vạch liền và thậm chí giải phân cách cứng.

Tất nhiên, 4b có thể đi lên trên xa 1 đoạn, vượt qua giải phân cách cứng, dừng lại bên phải, thả người và chym cút. Cái đó thì được, nhưng nó sẽ khá xa.
Đón khách tương tự. Áp dụng cho cả taxi và xe cá nhân.

Đường Võ Chí Công đi sân bay cũng thế mà bác:
Có biển rõ ràng: 2 làn to cho ô tô và 2 làn nhỏ cho xe máy.

Phần lớn toàn vạch liền, và 4b sang phải thật lực, để thả người, và cả dừng xe đỗ xe.
2b cũng sang trái rất nhiều, để quay đầu.
Và khi quay, tất nhiên họ phải đè vạch liền và lấn làn ô tô từ khá sớm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top