Trả lời tương đối khéo. Hy vọng có nhiều bài du kích hơn nữa để làm sao đừng chèn ép nhau. Ai thấy phù hợp thì dùng, ai chưa phù hợp thì ko bị ảnh hưởng
Trong mấy đồng chí này, có mấy người đi xe máy, mấy người đi oto ah các cụ ơiHọp mà đầy hết cả hơi![]()
![]()
Bác hỏi sai chỗ rồi.Ô nhiễm là do 1 phần nhiên liệu hoá thạch? Đúng.
Thế tại sao không bán xăng E10, xăng Ron 95- 97V, diesel 0.001S. Loại bỏ hoàn toàn xăng Ron 92 và diesel 0.05S. Giảm 20-30% ô nhiễm khí thải động cơ đốt trong, thế giới họ cũng làm vậy. Đó là những việc có thể làm và hiệu quả ngay.
Tăng thêm được bao nhiêu, kể cả bus mini?Hạn chế dần xe cá nhân,tăng thêm các xe bus điện xanh cỡ nhỏ để thuận tiện vào các phố và tăng liên kết giao thông công cộng,làm sao đảm bảo đúng lịch trình tuyến,khi dân thấy thuận tiện và sạch thì tự ắt sẽ giảm phương tiện cá nhân.Chứ như hiện tại bảo 10,15' xe buýt có khi đợi nửa tiếng chẳng thấy,có khi thì 2,3 xe cùng một tuyến cùng ập đến một lúc.
Riêng vấn đề Tiền thôi, ta đã không thể / chưa thể đáp ứng rồi bác.Tăng thêm được bao nhiêu, kể cả bus mini?
Không 1 thành phố đông dân nào có thể sử dụng chỉ xe ô tô (kể cả bus to, bus nhỏ) mà đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân cả.
Ngày xưa dân số Hà Nội chỉ bằng 1/10 -> 1/8 bây giờ, xe 2B rất ít, nhưng trong các giờ cao điểm xe bus đã phải bỏ bến (đỗ trước hay sau bến khá xa chỉ cho khách xuống, còn khách đứng chờ ở bến chỉ có thể giương mắt nhìn xe chạy qua). Tụi em thanh niên, chân khỏe, thấy xe giảm tốc độ là cắm đầu chạy, nhưng không phải lúc nào cũng tóm được, vì thấy người chạy đến nhiều quá, lái xe vọt tiếp đến đoạn thưa hơn mới đỗ!
Ở nước ngoài, em ở 1 thành phố khá lớn, chỉ 5 trăm ngàn dân, không có metro, nhưng hơn 2 trăm rưởi tuyến xe, giờ cao điểm xe không chỉ 5 phút, mà gần như nối đuôi nhau mà cũng phải bỏ bến như Hà Nội hồi ấy!
Để đáp ứng được nhu cầu của người dân ở các thành phố lớn, cần chủ yếu là các phương tiện không chiếm mặt đường như metro. Xe bus chỉ phủ tiếp giữa các bến của những phương tiện chính kia!
Nguyên văn chỉ thị là nhắc đến xe máy sử dụng "nhiên liệu hóa thạch" chứ không phải xe máy xăng.Đây là Chỉ thị 20
![]()
View attachment 9222478
Trong cuộc tọa đàm do UBND TP Hà Nội và Báo Dân Trí tổ chức sáng nay ngày 18/07/2025 tại Trung tâm Báo chí Hà Nội (vừa khai trương tại biệt thự cực đẹp 17 Điện Biên Phủ) với chủ đề Chuyển đổi xe máy xăng ở nội đô: Vì một Hà Nội xanh, em đã tham gia cùng với các khách mời tới từ Sở Xây dựng Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Nội dung tọa đàm khá dài, toàn bộ chương trình có thời lượng tới 1h15p. Link ở dưới. Dưới đây em copy phần tóm tắt câu hỏi của MC và phần trả lời của em, đại diện duy nhất từ cộng đồng và là người dân sống trong VĐ1 của Hà Nội.
![]()
Hà Nội quyết tâm trả lời được câu hỏi: "Không đi xe xăng tôi đi bằng gì?"
(Dân trí) - Tại buổi tọa đàm, các khách mời cùng phân tích, trao đổi về thực trạng, những định hướng lớn, giải pháp trong tiến trình đổi mới hệ thống giao thông Hà Nội nhằm góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm.dantri.com.vn
Phần trả lời này các bạn biên tập đánh máy lại tóm tắt. Nội dung chính xác hơn có trong clip trong bài trên.
MC: Xe máy là một phần không thể thiếu, là cần câu cơm, là phương tiện mưu sinh của nhiều người dân tại các đô thị của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Thưa ông Nguyễn Đại Hoàng, những ngày qua sau Chỉ thị 20, trên diễn đàn Otofun và mạng xã hội, người dân có bày tỏ ý kiến đồng tình, ủng hộ hay có ý kiến khác không?
NĐH: Ngay khi truyền thông đưa tin, đây là chủ đề nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Có nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng có nhiều băn khoăn.
Xe máy là phương tiện thuận tiện, mưu sinh của nhiều gia đình, với số lượng lớn, khoảng 400-450K trong VĐ1. Nhiều người dân sử dụng xe máy không chỉ trong Vành đai 1 mà còn ra ngoài. Do đó, chính sách này khi áp dụng sẽ tác động đến cuộc sống người dân.
Để thay đổi được thói quen của người dân là vấn đề rất lớn, cần có nhiều biện pháp. Ngoài thay đổi nhận thức của người dân, cần nhiều hơn sự hỗ trợ, thay đổi về hạ tầng, phương tiện công cộng.
Vành đai 1 rất ít metro và phương tiện công cộng, thậm chí nhiều nơi ô tô còn khó đi vào và nên phương tiện phổ biến là xe máy.
Khi chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện, vấn đề đầu tiên là sạc ở đâu, nhất là ở những chung cư, khi nhiều hầm chung cư không có đủ hệ thống sạc, nhiều nơi còn có quy định về phòng cháy chữa cháy nên hạn chế để xe và giới hạn chỗ sạc.
Bên cạnh đó, việc để dành ra một khoản ngân sách để chuyển sang xe điện là vấn đề với nhiều người, nhất là những người thu nhập thấp mà chiếc xe được coi là 1 tài sản.
Nếu có một hạ tầng phát triển, có vỉa hè cho người đi bộ, có hệ thống dịch vụ như xe đạp điện, xe công cộng thì thậm chí người dân không cần dùng xe cá nhân mà chuyển hẳn sang xe công cộng.
MC: Là admin của một diễn đàn lớn trên mạng xã hội, ông Đại Hoàng nhìn nhận thế nào về chủ trương chuyển đổi xanh của Thủ tướng và TP Hà Nội?
NĐH: Với quan điểm của cá nhân tôi, đây là chủ trương đúng, không chỉ giảm phát thải, mà còn tác động đến lưu thông trong phố khi xe máy trong nội độ rất đông. Chuyển đổi sang phương tiện công cộng sẽ tốt hơn nhiều, giúp tái quy hoạch lại thành phố, ví dụ như việc nhiều cơ quan có thể nghĩ đến việc chuyển trụ sở ra ngoài vành đai 2, vành đai 3. Đó là những tác động có tính lâu dài.
Tuy nhiên, chính sách đúng nhưng phương thức triển khai, tác động như thế nào đến người dân là điều chúng tôi rất quan tâm.
MC: Thưa ông Nguyễn Đại Hoàng, bên cạnh những chính sách trên, ông nhìn nhận thế nào về vấn đề hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện?
NDH: Tôi nghĩ xe máy là phương tiện phổ biến, thậm chí là phương tiện mưu sinh của nhiều gia đình.
Việc chuyển đổi đòi hỏi nhiều biện pháp từ cơ quan Nhà nước, như hỗ trợ tài chính; giảm các lệ phí trước bạ với xe mới; hỗ trợ trạm sạc công cộng hoặc miễn phí sạc...
Để khuyến khích người dân bỏ xe cá nhân, Nhà nước có thể có các cơ chế như tặng vé xe buýt.
Tuy nhiên, xe buýt sẽ không đi được tất cả các tuyến phố. Lúc này cần có thêm các đơn vị triển khai các dịch vụ như xe máy điện, xe đạp điện công cộng, như Trung Quốc đã triển khai.
MC: Thưa ông Nguyễn Đại Hoàng, ông nhận định thế nào về việc Hà Nội nghiên cứu mở rộng phạm vi áp dụng việc chuyển đổi xe máy, không chỉ dừng ở khu vực vành đai 1?
NDH: Việc triển khai từng bước, theo giai đoạn và sau triển khai cần có những đánh giá. Khi triển khai ở vành đai 1, tác động đến số lượng người dân có thể chưa quá lớn, nhưng khi mở rộng ra vành đai 2 hay vành đai 3, cần phải đánh giá kỹ.
Về vùng phát thải thấp, chúng ta cũng cần bàn đến các phương tiện công cộng đang sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Có một số phương tiện như xe công trình, xe của đơn vị môi trường, xây dựng vẫn phải chạy hàng đêm.
Lượng khí thải, bụi mịn ban đêm từ phương tiện đó rất nhiều, trong khi thành phố vẫn cần các phương tiện đó để phát triển đô thị. Các nhà quản lý cần nghiên cứu tới việc chuyển đổi đồng bộ không chỉ các phương tiện cá nhân hay các phương tiện giao thông công cộng.
Ngoài ra, để hạn chế được các phương tiện như xe máy, cần có những chương trình liên quan như kiểm định, định danh người dùng... từ đó mới có những thể chế hạn chế người không sử dụng xe "xanh".
Các cơ quan quản lý nhắc nhiều đến việc áp dụng công nghệ, theo tôi, việc áp dụng công nghệ không phải chỉ riêng với các phương tiện công cộng thông thường, mà còn phải liên thông các phương tiện với nhau.
Ví dụ, khi tôi có VNeID, tôi có định danh cá nhân và có thể sử dụng để thuê các phương tiện công cộng hoặc mua vé, hoặc khi tôi mua vé xe buýt thì cần liên thông với vé metro.
Những tiện ích đó sẽ tạo sự thuận tiện cho người dân, và lúc đó người dân sẽ sử dụng nhiều hơn.
Như vậy đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải có sự triển khai đồng bộ, có sự đánh giá kỹ trong từng giai đoạn.
View attachment 9222477
chuyển được thì tốt rồi, nhưng ko thể bất thình lình úp sọt dân bằng cái deadline sang năm cấm được. đầu tiên nếu cấm thì cấm sản xuất toàn quốc, rồi cấm đăng kí mới nội thành, dần dần xây dựng trạm sạc, chỗ để xe, cơ chế kích cầu dân tự đổi dần sang xe điện. chứ chỗ để ko có, trạm sạc ko có, sang năm cấm dân đi xe động cơ xăng là ko đc. người dân đã bỏ tiền thuế, tiền mua biển, tiền mua xe để sở hữu hợp pháp xe ko thể tự nhiên ngang nhiên cấm người ta dùng, đặc biệt là tình hình kinh tế dân còn nghèo.
như em mua thì mua đc ngay nhưng éo biết để đâu, mà để dưới hầm cc giờ ko phù hợp để cả ngàn cái xe điện, cháy cái tứ gọi là..... phủi phui
lộ trình em nghĩ cần độ 10, nhà nước làm các bước chuẩn bị quyết liệt và liên tục, chứ như giờ từ 2017 đến giờ mới làm trên tinh thần .... khẩu hiệu và trên giấy
Làm được như này thì còn gì bằng, nhưng em nghĩ là quá khó vì ai đấy lại cứ thích lái nó vòng vo hoặc mệnh lệnh hoặc ở đâu đấy 100% gật đầu.Cách để bảo vệ môi trường:
1. Thực hiện chính sách đồng bộ trong cả nước. Tránh việc bóp chỗ này lại phình chỗ kia.
2. Cấm nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng nhiên liệu hoá thạch nhất là than đá. Dân ko được dùng thì Doanh nghiệp cũng không nên được dùng.
3. Lập các DN xuất khẩu phương tiện, máy móc công nghệ gây ô nhiễm, thu mua xuất đi, gỡ lại một phần cho người dân, Doanh nghiệp.
Làm được như cụ bẩu thì mấy anh tư bản phương tây cũng phải trố mắt,mồm không thét ra lời luôn.Để bảo vệ môi trường:
1. Thực hiện chính sách đồng bộ trong cả nước và mọi lĩnh vực. Tránh việc bóp chỗ này lại phình chỗ kia.
2. Cấm nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng nhiên liệu hoá thạch nhất là than đá. Dân ko được dùng thì Doanh nghiệp cũng không nên được dùng.
3. Lập các DN xuất khẩu phương tiện, máy móc công nghệ gây ô nhiễm, thu mua xuất đi, gỡ lại một phần cho người dân, Doanh nghiệp.
Có rồi còn gì , TNGo ấy cụEm thấy rất cần có dịch vụ xe đạp điện công cộng để người không có tiền mua xe mới sử dụng.
Nếu vẫn áp dụng lệnh cấm thì em tin là 1 có số công sở, văn phòng, cửa hàng dịch vụ sẽ dịch chuyển ra khỏi vd1. Có khi lúc đó cụ lại kiếm ác hơn, trừ phi khách hàng của cụ nhất định cố thủ trong vd1.Em phản đối lệnh cấm áp dụng từ 1/7/2026 vì chủ yếu kiếm cơm trong vàng đai 1 và 2, nhưng nếu vẫn cấm như cụ-mợ Mầu Diệu Thảo nói thì cũng chả tìm cách chống đối mà sẽ chuyển hướng sang kiếm cơm ở khu vực khác vậy, vì tự dưng phải mua thêm xe điện vài chục củ xót ruột lắm mà tiền thì kiếm chả ra, thời buổi người khôn của khó.
Nghề của em được chọn khách cụ ạ, nên chuyển hướng cũng đơn giảnNếu vẫn áp dụng lệnh cấm thì em tin là 1 có số công sở, văn phòng, cửa hàng dịch vụ sẽ dịch chuyển ra khỏi vd1. Có khi lúc đó cụ lại kiếm ác hơn, trừ phi khách hàng của cụ nhất định cố thủ trong vd1.
Thực hiện tốt việc hạn chế xe cá nhân đặc biệt là xe máy ở trung tâm thành phố sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về lâu dài.Nói như cụ còn đỡ, thôi đành làm cái xe đạp và mua thêm cái nhà ở ngoại ô