Một tham khảo về sự phụ thuộc hạ tầng nhà nước/quốc gia vào tay một tập đoàn tư nhân. Ngược lại, sự phụ thuộc của một Dn tư nhân vào chính sách NN:
“Các hợp đồng hàng chục tỉ USD với SpaceX, các chính sách trợ giá với Tesla – tất cả giờ đều nằm trong diện “xem xét lại”.
Tỷ phú Musk phản ứng bằng cách đe dọa dừng hoạt động tàu vũ trụ Dragon – phương tiện duy nhất của Mỹ hiện tại có thể đưa phi hành gia lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).”
BẮN ĐƯỢC CHIM, BỎ CUNG
Chỉ vài ngày trước thôi, Elon Musk còn là “cung thủ tối thượng” phò tá cho ông Trump từ việc hậu thuẫn truyền thông trên nền tảng X (Twitter cũ), cho đến vai trò “cố vấn hiệu suất” trong nội các. Tỷ phú Musk từng là người góp phần định hình không gian chính sách thời TT Trump nhờ sức ảnh hưởng vượt trội trong công nghệ, quốc phòng, vũ trụ và năng lượng. Nhưng chỉ trong chưa đầy một tuần sau khi rời Nhà Trắng, Tỷ phú Musk bất ngờ quay lưng. Ngày 5/6, ông công khai cáo buộc Tổng thống Trump có tên trong Hồ sơ Epstein vụ án mại dâm vị thành niên chấn động nước Mỹ và chia sẻ một bài viết kêu gọi luận tội ông Trump, đích thân bình luận duy nhất một từ: “Vâng”.
Không còn là ngụ ý. Đó là một cú đấm trực diện. Liên minh quyền lực giữa “trùm công nghệ” và “trùm chính trị” chính thức tan vỡ, và tan theo cách chỉ dành cho những người từng chung giấc mộng bá nghiệp. Câu hỏi không còn là “ai phản bội ai” mà là: “Ai đã bước quá giới hạn trước?”
TT Trump cần tỷ phú Musk để kiểm soát dòng chảy thông tin trong một thế giới hậu CNN và Facebook, nơi X đang trở thành diễn đàn công cộng mang tính chiến lược. Tỷ phú Musk cần T Trump để giữ vững ưu thế trong các dự án tỷ đô từ trợ cấp xe điện của Tesla cho đến các hợp đồng không gian của SpaceX với NASA và Lầu Năm Góc. Nhưng trò chơi chính trị tài phiệt ấy chưa bao giờ bền. Lịch sử nhân loại, từ Đông sang Tây, đã chứng minh: chính khách và doanh nhân chỉ là bạn đường tạm thời đến lúc phải đi, sẽ đi, và thậm chí sẽ bị diệt.
Tần Thủy Hoàng từng nhờ thế lực Lã Bất Vi để đoạt thiên hạ, rồi xử tử ông ta. Lưu Bang từng phong Hàn Tín làm đại tướng, rồi tàn sát khi thấy quyền lực bị đe dọa. Giới hạn giữa “người ủng hộ” và “mối nguy” trong chính trị luôn mong manh và một khi bị vượt qua, hậu quả chỉ có một: bị trảm. Elon Musk chính là Lã Bất Vi thời hiện đại người nuôi chí hoàng đế và cuối cùng vướng vào chính nó.
TT Trump không cần nhiều lý do để phản đòn. Ngay sau loạt chỉ trích, ông tuyên bố: “Cách dễ nhất để tiết kiệm hàng tỉ USD là chấm dứt hợp đồng với Elon. Tôi ngạc nhiên vì ông Biden chưa làm điều đó!”. Một lời cảnh cáo lạnh lùng, nhưng cũng là thông điệp rõ ràng: đã đến lúc cắt dây thừng buộc con diều kia. Các hợp đồng hàng chục tỉ USD với SpaceX, các chính sách trợ giá với Tesla – tất cả giờ đều nằm trong diện “xem xét lại”.
Tỷ phú Musk phản ứng bằng cách đe dọa dừng hoạt động tàu vũ trụ Dragon – phương tiện duy nhất của Mỹ hiện tại có thể đưa phi hành gia lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS). Đồng thời, ông tung khảo sát trên nền tảng X hỏi người dùng Mỹ: “Liệu đã đến lúc thành lập một đảng chính trị mới, đại diện cho 80% cử tri ‘ở giữa’ chưa?” và 81% người tham gia chọn “Có”. Không còn nghi ngờ gì nữa, Tỷ phú Musk muốn tạo ra một sân chơi riêng, thách thức toàn bộ hệ sinh thái chính trị mà ông từng đứng sau ủng hộ.
Và như mọi triều đại trước đó, TT Trump hiểu rất rõ: nếu không hành động ngay, kẻ từng là vây cánh sẽ trở thành mối đe dọa sinh tử. Không cần pháp luật, không cần xét xử chỉ cần thu lại đặc quyền. Đó là cách mọi “đế vương” thật sự từng làm.
Người ta sẽ còn tranh cãi, sẽ còn tiếc nuối một liên minh từng làm rung chuyển chính trường nước Mỹ. Nhưng chính trị không chừa chỗ cho sự cảm thông. Khi chim đã bắn xong, thì cung sẽ bị bẻ. Khi thỏ đã bắt xong, thì chó săn bị mổ thịt.
#ccnnews #chinhtrivietnam #tinnoichinh #typhuelonmusk #tranhcaigiuaelonmuskvatongthongtrump