[Funland] Trịnh Công Sơn và Văn Cao ai vĩ đại hơn

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
2,736
Động cơ
335,729 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Xét mọi thứ phải đặt trong bối cảnh . Vào những giai đoạn nhạc Trịnh đang cao trào vs là mốt thì dân trí ta còn thấp mới thoát ra khỏi nhà tranh vách đất với lấy mông trâu làm thước ngắm , do đó suy luận logic ra thì Trịnh nhiều khi chỉ là 1 thứ bột ngọt , ăn nhiều vớ vẩn lại thăng sớm .
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
11,575
Động cơ
707,405 Mã lực
Giải trí thôi mà cc, nghe lọt lai là được chứ giờ ai rảnh mà đi nghiên cứu hàn lâm này nọ rtồi đánh giá chi tiết 😁
 

congpln

Xe tải
Biển số
OF-186933
Ngày cấp bằng
26/3/13
Số km
302
Động cơ
327,907 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Hà Đông
E khoái cụ Trịnh hơn, đó là ý riêng của E ạ.
 

CuuTu

Xe đạp
Biển số
OF-824377
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
40
Động cơ
996 Mã lực
NỀN ÂM NHẠC CỦA CÁC NHÀ BÁO
Bài viết của NS. Đặng Hữu Phúc
Đã đăng trên vietnamnet 2009

Âm nhạc vừa là một bộ môn nghệ thuật, vừa là một môn khoa học, ai cũng hiểu vậy, tuy nhiên phần khoa học của âm nhạc cũng trừu tượng, chứ không rõ ràng như những bộ môn khoa học thuần tuý khác như Toán học, Vật lý, Hoá học, Y học...

Ở những bộ môn khoa học thuần tuý, mọi chuyện đều rất rõ ràng, Nếu vì không hiểu biết, mà viết bài báo ca ngợi, tán dương lầm những công trình kém hoặc rởm thì lộ ra trình độ khoa học của người viết báo ngay. Hiển nhiên là như vậy rồi. Không ai có thể lái cả một nền khoa học đi theo ý mình được. Thế nhưng để lái cả một nền nghệ thuật, cụ thể hơn là âm nhạc, theo tầm hiểu biết của các nhà báo (Tivi cũng là báo có hình ảnh) thì hoàn toàn có thể.

Thật dễ dàng khi viết những bài báo ca ngợi những “thành tích” âm nhạc tương đương với 1 cộng 1 bằng 2 của bên toán học, báo chí có thể lăng xê những “tác phẩm” đó, để nó trở thành những bài hát "bất hủ", thành thần tượng của công chúng một cách dễ dàng.
Ở Việt Nam ta hiện nay, tầng lớp công chúng có thể thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp ngày càng ít dần, ít dần. Thẩm mỹ bình dân, gắn với nghệ thuật thương mại rẻ tiền ngày càng lấn lướt. Một nghịch lý trong âm nhạc Việt Nam hiện nay là:

NHỮNG THỨ "NHẠC" CÀNG RẺ TIỀN, THÌ CÀNG NỔI TIẾNG VÀ BÁN ĐƯỢC NHIỀU TIỀN.

Và ngược lại...

Xin kể một chuyện rất thường gặp: thật là khổ sở khi mỗi lần tôi có việc phải đi xe bus đường dài, trên xe, người ta luôn luôn mở nhạc bình dân, nhạc sến (như Chế Linh, Mr Đàm, hay Thuý Nga Paris...) như là một thứ không thể thiếu của hành trình. Đối với tôi thì thật là tra tấn. Nhưng khi tôi quan sát thì thấy hầu như gần tất cả hành khách đều hài lòng, họ còn khẽ hát theo, thì mình cảm thấy hoàn toàn...thua, và mình không có quyền yêu cầu nhà xe tắt những thứ nhạc đó đi.

Ta đang ở trong khu vực “trũng” của văn hoá, vậy mà mặt bằng văn hoá ở nước ta so với khu vực lại còn vào loại thấp, hàng ngày dân ta “đói” thưởng thức những thứ âm nhạc ca múa hát bình dân, giải trí, dễ hiểu. Đói những câu chuyện đời tư của các “sao”. Thèm nhìn những cảnh "sao" khoe nội y, khoe "hàng"...

Để đáp ứng cái “đói” của họ thì quá dễ dàng, Họ có thể tìm ra các “thực đơn” về âm nhạc giải trí trên báo, trên tivi . Cả một trời “sao“ ca hát, cả một rừng các “nhạc sỹ” đã xuất hiện để phục vụ họ. Và những giải thưởng hàng năm của các nhà báo (như giải "Cống hiến", giải "Bài hát Việt" vv...) đã góp phần rất lớn vào những “ngộ nhận” về nghề nghiệp của các “sao” và các “nhạc sỹ” sáng tác nhạc thị trường.

Đa số những người viết báo về âm nhạc ở nước ta chưa được đào tạo chuyên về âm nhạc. Họ hầu như chỉ có kỹ năng viết báo. Và họ nghĩ rằng họ có thể viết về tất cả các đề tài khi họ muốn. Vì vậy, những chuyện tương tự như có nhà báo của ta trên báo Văn hoá thể thao còn ví pianist Clayderman nhân dịp anh ta sang biểu diễn ở TP HCM với Beethoven (?!) quả là một điều khôi hài có thật. Khi viết về âm nhạc, hầu như họ chỉ biết và viết về mảng ca khúc quần chúng, vì vậy nếu chỉ qua báo chí, thì tất cả đều nghĩ:

Ở Việt Nam, âm nhạc chỉ có ca khúc quần chúng, các nhạc sỹ VN chỉ viết được ca khúc quần chúng.

Và tôi xin nhắc lại một ý kiến mà tôi đã viết trên báo: Dù Việt Nam ta có sáng tác bao nhiêu ca khúc đi nữa, chất lượng của ca khúc cao thế nào đi nữa, mà ta không có tác phẩm viết cho khí nhạc, thì đối với thế giới, nền âm nhạc chuyên nghiệp của chúng ta vẫn chỉ là số không!

Đó là một sự thực mà giới âm nhạc chuyên nghiệp ai cũng biết.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,229
Động cơ
368,076 Mã lực
NỀN ÂM NHẠC CỦA CÁC NHÀ BÁO
Bài viết của NS. Đặng Hữu Phúc
Đã đăng trên vietnamnet 2009

Âm nhạc vừa là một bộ môn nghệ thuật, vừa là một môn khoa học, ai cũng hiểu vậy, tuy nhiên phần khoa học của âm nhạc cũng trừu tượng, chứ không rõ ràng như những bộ môn khoa học thuần tuý khác như Toán học, Vật lý, Hoá học, Y học...

Ở những bộ môn khoa học thuần tuý, mọi chuyện đều rất rõ ràng, Nếu vì không hiểu biết, mà viết bài báo ca ngợi, tán dương lầm những công trình kém hoặc rởm thì lộ ra trình độ khoa học của người viết báo ngay. Hiển nhiên là như vậy rồi. Không ai có thể lái cả một nền khoa học đi theo ý mình được. Thế nhưng để lái cả một nền nghệ thuật, cụ thể hơn là âm nhạc, theo tầm hiểu biết của các nhà báo (Tivi cũng là báo có hình ảnh) thì hoàn toàn có thể.

Thật dễ dàng khi viết những bài báo ca ngợi những “thành tích” âm nhạc tương đương với 1 cộng 1 bằng 2 của bên toán học, báo chí có thể lăng xê những “tác phẩm” đó, để nó trở thành những bài hát "bất hủ", thành thần tượng của công chúng một cách dễ dàng.
Ở Việt Nam ta hiện nay, tầng lớp công chúng có thể thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp ngày càng ít dần, ít dần. Thẩm mỹ bình dân, gắn với nghệ thuật thương mại rẻ tiền ngày càng lấn lướt. Một nghịch lý trong âm nhạc Việt Nam hiện nay là:

NHỮNG THỨ "NHẠC" CÀNG RẺ TIỀN, THÌ CÀNG NỔI TIẾNG VÀ BÁN ĐƯỢC NHIỀU TIỀN.

Và ngược lại...

Xin kể một chuyện rất thường gặp: thật là khổ sở khi mỗi lần tôi có việc phải đi xe bus đường dài, trên xe, người ta luôn luôn mở nhạc bình dân, nhạc sến (như Chế Linh, Mr Đàm, hay Thuý Nga Paris...) như là một thứ không thể thiếu của hành trình. Đối với tôi thì thật là tra tấn. Nhưng khi tôi quan sát thì thấy hầu như gần tất cả hành khách đều hài lòng, họ còn khẽ hát theo, thì mình cảm thấy hoàn toàn...thua, và mình không có quyền yêu cầu nhà xe tắt những thứ nhạc đó đi.

Ta đang ở trong khu vực “trũng” của văn hoá, vậy mà mặt bằng văn hoá ở nước ta so với khu vực lại còn vào loại thấp, hàng ngày dân ta “đói” thưởng thức những thứ âm nhạc ca múa hát bình dân, giải trí, dễ hiểu. Đói những câu chuyện đời tư của các “sao”. Thèm nhìn những cảnh "sao" khoe nội y, khoe "hàng"...

Để đáp ứng cái “đói” của họ thì quá dễ dàng, Họ có thể tìm ra các “thực đơn” về âm nhạc giải trí trên báo, trên tivi . Cả một trời “sao“ ca hát, cả một rừng các “nhạc sỹ” đã xuất hiện để phục vụ họ. Và những giải thưởng hàng năm của các nhà báo (như giải "Cống hiến", giải "Bài hát Việt" vv...) đã góp phần rất lớn vào những “ngộ nhận” về nghề nghiệp của các “sao” và các “nhạc sỹ” sáng tác nhạc thị trường.

Đa số những người viết báo về âm nhạc ở nước ta chưa được đào tạo chuyên về âm nhạc. Họ hầu như chỉ có kỹ năng viết báo. Và họ nghĩ rằng họ có thể viết về tất cả các đề tài khi họ muốn. Vì vậy, những chuyện tương tự như có nhà báo của ta trên báo Văn hoá thể thao còn ví pianist Clayderman nhân dịp anh ta sang biểu diễn ở TP HCM với Beethoven (?!) quả là một điều khôi hài có thật. Khi viết về âm nhạc, hầu như họ chỉ biết và viết về mảng ca khúc quần chúng, vì vậy nếu chỉ qua báo chí, thì tất cả đều nghĩ:

Ở Việt Nam, âm nhạc chỉ có ca khúc quần chúng, các nhạc sỹ VN chỉ viết được ca khúc quần chúng.

Và tôi xin nhắc lại một ý kiến mà tôi đã viết trên báo: Dù Việt Nam ta có sáng tác bao nhiêu ca khúc đi nữa, chất lượng của ca khúc cao thế nào đi nữa, mà ta không có tác phẩm viết cho khí nhạc, thì đối với thế giới, nền âm nhạc chuyên nghiệp của chúng ta vẫn chỉ là số không!

Đó là một sự thực mà giới âm nhạc chuyên nghiệp ai cũng biết.
Thực ra với thời đại kim tiền này máy ai quan tâm đến nghệ thuật thực thụ. Cái quan trọng là nghệ thuật ấy tạo ra được bao nhiêu tiền ? nếu không tiền (nhiều tiền) lý thuyết nghệ thuật chỉ là ""sáo rỗng""
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,281
Động cơ
324,923 Mã lực
Tuổi
57
Thực ra với thời đại kim tiền này máy ai quan tâm đến nghệ thuật thực thụ. Cái quan trọng là nghệ thuật ấy tạo ra được bao nhiêu tiền ? nếu không tiền (nhiều tiền) lý thuyết nghệ thuật chỉ là ""sáo rỗng""
Cụ nói ngược. Đời sống đi lên, mn thưởng thức âm nhạc nghệ thật chất lượng đi lên theo. Còn những ai hay chê, móc máy, so bì, hơn thiệt thì em thấy nói lung tung là nhiều, có vẻ chả hiểu gì hoặc được ăn...dì.
Người nghe nhiều thì ít nói, em thấy thế, có thể em sai nhỉ?
 

taiadau

Xe điện
Biển số
OF-297494
Ngày cấp bằng
2/11/13
Số km
2,815
Động cơ
315,805 Mã lực
Ngang tầm và lấn lướt được Văn Cao chỉ có thể là Phạm Duy thôi.... đây là 2 nhạc sỹ có thể nói là top đầu trong lịch sử âm nhạc VN.
 

thaibinhdutu

Xì hơi lốp
Biển số
OF-80813
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
546
Động cơ
421,056 Mã lực
Thời trẻ trai em cũng thích "trên đôi vai ta hai vầng nhật nguyệt", lớn lên già hơn thì "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để gió cuốn đi.", em thấy sự vĩ đại, như Đôn Ki hô tê.
 

blacknumbers

Xe tải
Biển số
OF-573653
Ngày cấp bằng
12/6/18
Số km
252
Động cơ
44,041 Mã lực
Em thì thấy đơn giản là nhạc cụ Cao chơi được cả trong thính phòng.
Nhạc cụ Trịnh thì chủ yếu chơi ngoài công viên và phòng trà.
Như thế là cũng có thể so sánh phần nào về trình độ.
Còn về cảm nhận và thị hiếu cũng như kiến thức mỗi người khác nhau thì sẽ đánh giá khác nhau theo cảm tính.
 

susu

Xe điện
Biển số
OF-4441
Ngày cấp bằng
26/4/07
Số km
2,323
Động cơ
555,497 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Hai cụ này về mặt thăng trầm thì khỏi nói. Đó là điểm chung.

Về mặt chính thống thì NS Văn Cao được giải thưởng HCM đầu tiên năm 1996 nên có thể nói cụ là được công nhận đầu tiên.

Nhưng Nhạc Trịnh cũng đc quốc tế ưa thích, cụ thể là Japan. Có nhiều thằng Tây thích hát nhạc Trịnh nhưng em chưa thấy đứa da trắng nào hát nhạc VC cả.

Trịnh em mê nhất bài “đoá hoa vô thường”, nghe đi nghe lại không chán

Văn Cao em mê nhất bài “làng tôi”. Đẹp như một bức tranh.

Cả hai cụ thì ngoài nhạc thì cầm kỳ thi hoạ đều đủ cả. Một nam một bắc nhưng em nghiêng về Trịnh vì nhạc của ông mang tính quốc tế hơn.

Mời các cụ. :)






Với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Văn Cao là tri kỷ trong nhạc lẫn thơ. Ông từng cho biết: "Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng... Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi đi la đà giữa cõi người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất"
Đây là lời của chính TCS nói
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,281
Động cơ
324,923 Mã lực
Tuổi
57
Hai cụ này về mặt thăng trầm thì khỏi nói. Đó là điểm chung.

Về mặt chính thống thì NS Văn Cao được giải thưởng HCM đầu tiên năm 1996 nên có thể nói cụ là được công nhận đầu tiên.

Nhưng Nhạc Trịnh cũng đc quốc tế ưa thích, cụ thể là Japan. Có nhiều thằng Tây thích hát nhạc Trịnh nhưng em chưa thấy đứa da trắng nào hát nhạc VC cả.

Trịnh em mê nhất bài “đoá hoa vô thường”, nghe đi nghe lại không chán

Văn Cao em mê nhất bài “làng tôi”. Đẹp như một bức tranh.

Cả hai cụ thì ngoài nhạc thì cầm kỳ thi hoạ đều đủ cả. Một nam một bắc nhưng em nghiêng về Trịnh vì nhạc của ông mang tính quốc tế hơn.

Mời các cụ. :)






"Nhưng Nhạc Trịnh cũng đc quốc tế ưa thích, cụ thể là Japan. Có nhiều thằng Tây thích hát nhạc Trịnh nhưng em chưa thấy đứa da trắng nào hát nhạc VC cả."
Đúng cụ, nhạc VC tây đặc sịt \m/ , mà bọn tailon đề cao cái bản sắc địa phương.
Nhạc TCS đậm chất quê, chất đồng dao à ơi Á đông 👍, nên tailon mát dượi chúng mê là phải.
Em nghĩ thế ạ.
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,276
Động cơ
245,397 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ Cao thì quá nhiều bài hay, từ nhạc cách mạng mà đỉnh cao là Tiến quân ca đến nhạc lãng mạn.
Em vẫn đánh giá cụ Cao là số 1
 

BMW R60

Xe tăng
Biển số
OF-745052
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
1,861
Động cơ
78,397 Mã lực

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,614
Động cơ
416,571 Mã lực
3 người nhạc sĩ đại diện hàng đầu của Tân nhạc Việt Nam là Văn Cao, TCS, Phạm Duy

Cụ VC thì nhạc sang trọng như 1 ông hoàng
Cụ TCS thì nhẹ nhàng, diễm lệ như 1 cô gái đài các, sống ở lầu son gác tía lúc nào cũng đẫm buồn
Cụ Phạm Duy thì mộc mạc, chân chất nhưng cũng đẹp, cái đẹp của cô gái quê

Cả 3 đều xứng đáng cả.

Cá nhân cháu nhận thấy trong các loại hình văn học, nghệ thuật thì từ xưa cho đến hiện nay, Âm nhạc vẫn là cánh chim đầu đàn có những thành tựu to lớn của nước mình. Các thể loại văn thơ thì trước đây có những tác phẩm lớn, giờ thì k còn nữa. Hội họa, kịch nói đều như vậy.

Nhưng âm nhạc thì hiện giờ các cháu trẻ vẫn sản xuất ra những tác phẩm âm nhạc có sức phủ sóng lớn, sức sáng tạo của các cháu cũng rất đa dạng.

Điển hình là có trào lưu tìm dòng nhạc Việt để nhảy trên tóp tóp.
 

thachhan

Xe tải
Biển số
OF-40278
Ngày cấp bằng
10/7/09
Số km
358
Động cơ
468,761 Mã lực
Từ vĩ đại ko thể dùng vào trường hợp so sánh 2 nhạc sĩ này được. Nếu so sánh, chỉ nên dùng từ: có tầm ảnh hưởng đến nền âm nhạc VN thôi.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,415
Động cơ
523,659 Mã lực
3 người nhạc sĩ đại diện hàng đầu của Tân nhạc Việt Nam là Văn Cao, TCS, Phạm Duy

Cụ VC thì nhạc sang trọng như 1 ông hoàng
Cụ TCS thì nhẹ nhàng, diễm lệ như 1 cô gái đài các, sống ở lầu son gác tía lúc nào cũng đẫm buồn
Cụ Phạm Duy thì mộc mạc, chân chất nhưng cũng đẹp, cái đẹp của cô gái quê

Cả 3 đều xứng đáng cả.

Cá nhân cháu nhận thấy trong các loại hình văn học, nghệ thuật thì từ xưa cho đến hiện nay, Âm nhạc vẫn là cánh chim đầu đàn có những thành tựu to lớn của nước mình. Các thể loại văn thơ thì trước đây có những tác phẩm lớn, giờ thì k còn nữa. Hội họa, kịch nói đều như vậy.

Nhưng âm nhạc thì hiện giờ các cháu trẻ vẫn sản xuất ra những tác phẩm âm nhạc có sức phủ sóng lớn, sức sáng tạo của các cháu cũng rất đa dạng.

Điển hình là có trào lưu tìm dòng nhạc Việt để nhảy trên tóp tóp.
TCS có viết được những tác phẩm kiểu Du kích sông Thao, Người Hà nội không ah cụ hay chỉ những cái ủ ê than vãn ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top