Kim Dung sâu sắc nhất chính là khi vẽ nên các nhân vật như Nhạc Bất Quần... và thật may mắn cho ông được chứng kiến phong trào CMVH diễn ra vào lúc ông đủ độ chín về tay nghề, để ra đời tác phẩm Lộc Đỉnh Ký với sự sáng tạo ra nhân vật Hồng Giáo chủ - là sự phát triển của nhân vật Nhạc Bất Quần từ một nhân vật truyện chưởng thành một nhân vật văn học phản ánh cuộc đời thực, khiến ông không còn chỉ là một nhà văn viết chuyện chưởng giải trí để trở thành một nhà văn thực thụ.
Còn lại, nói chung truyện Kim Dung thiếu sâu sắc, nhiều khi ngây ngô, đơn giản, trẻ con, vì thế không thể trở thành tác phẩm lớn, và người Hoa dù có mặt ở khắp các nước Phương Tây, truyền bá văn hóa Trung Hoa ra toàn thế giới, nhưng Kim Dung không hề giành được sự quan tâm của người đọc các nước ấy. Thậm chí nhiều người còn chỉ ra chủ nghĩa đại hán trong suy nghĩ của ông. Truyện KD chưa bao giờ mon men đến các giải thưởng văn học lớn như Nobel, Pulitzer, PEN/Faulkner, Impac Dublin...