[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
826
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 256: XẠ TRỊ CÓ THỂ GIÚP KÉO DÀI THỜI GIAN HỢP THUỐC ĐÍCH Ở NHỮNG BỆNH NHÂN XUẤT HIỆN TÌNH TRẠNG BỆNH TIẾN TRIỂN ÍT.




1
. Điều trị ung thư thư chia ra làm 2 loại:
->Liệu pháp điều trị cục bộ: Chỉ can thiệp vào duy nhất vị trí được chỉ định trên cơ thể bệnh nhân. Ví dụ: Phẫu thuật, Xạ trị.
->Liệu pháp điều trị toàn thân: Can thiệp vào toàn bộ cơ thể bệnh nhân. Ví dụ: Hoá trị, Miễn dịch, Thuốc Đích.

Thuốc đích tuy hình dáng nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa trong mình một sức mạnh ghê gớm. Nó là liệu pháp điều trị toàn thân- vs mục tiêu điều trị bệnh từ chân đến đầu!!! Dù vậy, bản chất ung thư là không đồng nhất, các vị trí di căn CHƯA CHẮC đã có bản chất giống hoàn toàn với vị trí nguyên phát ở Phổi. Dẫn đến chuyện đáp ứng lồi lõm với điều trị, chỗ này đáp ứng thuốc đích nhưng chỗ kia lại ko, chỗ đó Thuốc Đích làm u bé đi nhưng chỗ khác u thậm chí còn to hơn sau khi dùng Thuốc Đích!!!

Để tối ưu hoá việc điều trị, nhiều biện pháp sẽ được thêm vào trong quá trình dùng Thuốc Đích nhằm xử lý việc đáp ứng lồi lõm đó- KHI CẦN THIẾT. Xạ Trị là một trong các biện pháp như vậy!



2. Vào hôm 13/4/2024, Chuyên gia David Chun Cheong Tsui cùng các đồng nghiệp tại Trung Tâm ung thư của Đại học Colorado, Mỹ đã công bố nghiên cứu về vai trò của Xạ Trị đối với BỆNH TIẾN TRIỂN ÍT ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đang điều trị bằng Thuốc Đích.

BỆNH TIẾN TRIỂN ÍT OPD được định nghĩa là xảy ra trong quá trình điều trị, với sự xuất hiện tiến triển ở một vài vị trí ( từ 5 trở xuống ) nội sọ hoặc ngoại sọ trong khi các vị trí khác trên toàn thân vẫn đang được kiểm soát tốt bởi Thuốc Đích.

Thời gian sống không bệnh tiến triển lần 1 được định nghĩa là là khoảng thời gian kể từ thời điểm bắt đầu điều trị Thuốc Đích cho tới thời điểm Xạ Trị lần đầu tiên do xảy ra bệnh tiến triển ít.

Thời gian sống không bệnh tiến triển mở rộng được định nghĩa là khoảng thời gian kể từ thời điểm bắt đầu Xạ Trị lần đầu tiên cho tới thời điểm thay đổi liệu pháp điều trị toàn thân, tử vong hoặc không thể theo dõi tiếp.

Nghiên cứu được thực hiện trong 6 năm, kể từ năm 2014 cho tới năm 2020. Tổng số 89 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu ( dương tính EGFR, ALK, ROS1, RET, BRAF V600E).
Kết quả cho thấy:
-> Tỷ lệ bệnh nhân xạ vô 1,2,3,4,5 vị trí bệnh tiến tiển lần lượt là 75.4%, 16.9%, 6.6%, 0.5% và 0.5%.
-> Não và Xương là 2 vị trí được xạ nhiều nhất khi lần lượt chiếm tới 28.5% và 28.5%. Tiếp theo đó là phổi chiếm 17.5% và hạch bạch huyết chiếm 15.4%.
-> Trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển lần 1 và thời gian sống không bệnh tiến triển mở rộng lần lượt đạt 10.2 tháng và 6.7 tháng. Thời gian sống không bệnh tiến triển mở rộng được nhận thấy là tương tự nhau ở các loại đột biến gen khác nhau trong nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân đã Xạ vô 1 vị trí và trong lần bệnh tiến triển tiếp theo chỉ có DUY NHẤT 1 vị trí bệnh tiến triển ít đạt 51.4%.



3. Nhóm nghiên cứu kết luận:” Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng Xạ Trị có thể được sử dụng NHIỀU LẦN để kéo dài thời gian hợp Thuốc Đích của bệnh nhân khi họ xuất hiện tình trạng bệnh tiến triển ít, lợi ích này đặc biệt lớn đối với những bệnh nhân có bệnh tiến triển ít ở 1 vị trí”.

Hiện có 3 nghiên cứu ngẫu nhiên đang diễn ra với mục đích đào sâu hơn chủ đề này:
->Nghiên cứu STOP.
->Nghiên cứu PROMISE-004.
->Nghiên cứu HALT.

Chúng ta cùng chờ xem!





Radiation-Therapy_G_652842746.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
826
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 257: CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ THUỐC ĐÍCH EGFR THẾ HỆ 4.




1
.Cách đây 2 năm chúng ta đã từng bàn về Thuốc đích EGFR thế hệ 4 JIN-A02. Tại thời điểm đó, nghiên cứu chỉ đang diễn ra ở động vật chứ chưa được thực hiện trên người. Dù vậy, kết quả mà JIN-A02 đạt được là thực sự xuất sắc! Trong bài báo cáo tại Hội Nghị ESMO năm 2022, Giáo sư Cho- người đứng đầu nghiên cứu liên tục nhấn mạnh rằng JIN-A02 sẽ là viên thuốc đích thế hệ 4 tốt nhất, một kẻ thay đổi cuộc chơi thực sự trong cuộc chiến ung thư phổi.

Tin mừng là dự đoán của Giáo sư Cho đang dần trở thành hiện thực!


2. Vào hôm 11/4/2024, Tập đoàn dược phẩm J INTS BIO đã cập nhật kết quả mới nhất của Thuốc đích EGFR thế hệ 4 JIN-A02 khi được nghiên cứu trên người ở phase1. Kết quả cho thấy:

=>> Thuốc đích EGFR thế hệ 4 JIN-A02 cho thấy lợi ích lâm sàng ngay lập tức khi khởi đầu điều trị bằng một liều thấp trên bệnh nhân. Việc đáp ứng này đã được quan sát thấy khi sử dụng ở các liều tăng dần theo thứ tự là 25mg/ngày, 50mg/ngày và 100mg/ngày. Khi tăng liều- lợi ích lâm sàng mà bệnh nhân đạt được cũng TĂNG theo.

=>> Thuốc đích EGFR thế hệ 4 JIN-A02 sở hữu khả năng dung nạp rất tốt. Hiện tại, với liều 100mg/ngày và thời gian theo dõi trên 8 tháng, bệnh nhân hoàn toàn không mắc độc tính trên tim hay các tác dụng phụ điển hình như phát ban, tiêu chảy.

=>> Bắt đầu từ Quý 3 trong năm 2024, Thuốc đích EGFR thế hệ 4 JIN-A02 sẽ được nghiên cứu ở liều cao hơn, cụ thể là liều 150mg/ngày.


3. Trong ảnh là hình chụp khối u TRƯỚCSAU khi dùng Thuốc đích JIN-A02:
->Trước khi dùng Thuốc đích JIN-A02: khối u có kích thước 21mm.
->Sau khi dùng Thuốc đích JIN-A02: khối u co ngót còn 10mm, tức GIẢM HƠN MỘT NỬA!!!







Lung_CT_scan_image_lobe_tumor_lesion_21mm___10mm.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
826
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 258: TIÊU CHUẨN CHĂM SÓC MỚI ĐƯỢC THIẾT LẬP TRONG CỘNG ĐỒNG ALK. THUỐC ĐÍCH ALECTINIB CHÍNH THỨC ĐƯỢC PHÊ DUYỆT LÀM BỔ TRỢ SAU MỔ!



Cách đây chưa đầy 24 tiếng, vào ngày 18/4/2024, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã chính thức phê duyệt Thuốc đích Alectinib làm điều trị bổ trợ SAU mổ đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm dương tính ALK ( Giai đoạn từ 1B với kích thước u >=4cm cho đến giai đoạn 3A). Bệnh nhân được chỉ định dùng Alectinib ngày 2 lần, mỗi lần 600mg, uống kèm thức ăn. Thời gian dùng bổ trợ Alectinib lên đến 2 năm hoặc cho tới khi bệnh tái phát hay cơ thể người bệnh ko thể dung nạp được thuốc.


Việc phê duyệt này được quyết định sau đúng 8 ngày kể từ ngày nhóm Chuyên gia Yi-Long Wu công bố dữ liệu mới nhất của nghiên cứu ALINA trên tạp chí y học số 1 thế giới NEJM ( mình đã bàn việc này ở bài cũ). Bệnh nhân trong nghiên cứu ALINA sẽ được chia làm 2 nhánh:
->Nhánh 1: Được điều trị bổ trợ sau mổ bởi Thuốc đích Alectinib trong 2 năm.
->Nhánh 2: Được điều trị bổ trợ sau mổ bởi Hoá trị Platinum 4 chu kỳ, mỗi chu kỳ 21 ngày.

Kết quả cho thấy:

->Ở phân nhóm bệnh nhân giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3A, tỷ lệ bệnh nhân vẫn sống và đạt tình trạng không bệnh tại mốc 2 năm ở nhánh 1 là 93.8% còn nhánh 2 là 63% ( HR 0.24; 95%CI 0.13-0.45; p<0.001). Khi phân tích dữ liệu theo dự định điều trị ITT, tỷ lệ ở nhánh 1 và nhánh 2 tương ứng đạt 93.6% và 63.7% ( HR 0.24; 95%CI 0.13-0.43; p<0.001).

->Ở phân nhóm bệnh nhân giai đoạn 1B, tỷ lệ bệnh nhân đạt tình trạng không bệnh tại mốc 2 năm ở nhánh 1 là 92.3% và nhánh 2 là 71.6%. Còn tại mốc 3 năm, tỷ lệ ở nhánh 1 và nhánh 2 lần lượt là 92.3% ( giữ nguyên) và 61.4%.

->Thuốc đích Alectinib cũng cho cải thiện đáng kể thời gian sống thêm không bệnh nội sọ khi so với Hoá trị, cụ thể tỷ số nguy hại HR là 0.22.

->Dữ liệu sống còn toàn bộ hiện chưa hoàn thiện và sẽ tiếp tục được cập nhật.

Thêm một tiêu chuẩn chăm sóc được thiết lập. Cơ hội chữa khỏi bệnh ung thư sẽ càng ngày càng nhiều!










Roche-s-Alecensa-smashes-phase-3-as-adjuvant-therapy-for-lung-cancer.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
826
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 259: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHUẨN CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ ÂM TÍNH ĐỘT BIẾN GEN. MIỄN DỊCH GỘP HOÁ TRỊ CHO THẤY LỢI ÍCH KỂ CẢ KHI BỆNH NHÂN ÂM TÍNH BỘC LỘ MIỄN DỊCH PDL1.



1
.Cách đây 1 năm chúng ta đã từng bàn về Nghiên cứu KEYNOTE-189. Nghiên cứu KEYNOTE-189 được thiết kế để đánh giá hiệu quả của phác đồ Thuốc miễn dịch Pembrolizumab+ Hoá trị so với phác đồ Hoá trị đơn độc khi điều trị BƯỚC ĐẦU cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn ÂM TÍNH đột biến gen EGFR,ALK. Kết quả cho thấy:

-> Phác đồ Thuốc miễn dịch Pembrolizumab+ Hoá trị cho CẢI THIỆN thời gian sống không bệnh tiến triển và thời gian sống còn toàn bộ so với Phác đồ Hoá trị đơn độc bất kể tình trạng bộc lộ miễn dịch PDL1 của bệnh nhân. Điều này có nghĩa rằng đối với bệnh nhân âm tính EGFR,ALK thì dù PDL1 của họ cao hay thấp, dương tính ( PDL1>=1%) hay âm tính (PDL1<1%), việc điều trị cho họ bằng phác đồ Thuốc miễn dịch+Hoá trị sẽ có hiệu quả TỐT HƠN so với phác đồ hoá trị đơn độc.

-> Bởi vậy, Phác đồ Thuốc miễn dịch+ Hoá trị đã trở thành tiêu chuẩn chăm sóc bước đầu cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ÂM TÍNH đột biến gen EGFR, ALK.


2. Như chúng ta đã biết bộc lộ miễn dịch PDL1 là một dấu ấn sinh học trong việc đánh giá hiệu quả của Thuốc miễn dịch- chỉ số PDL1 càng cao thì hiệu quả của thuốc miễn dịch càng cao. Nghiên cứu KEYNOTE-189 chỉ ra việc bổ sung miễn dịch vô với hoá trị đã cho thấy lợi ích trên cả những bệnh nhân âm tính PDL1 lẫn bệnh nhân dương tính PDL1.

Lợi ích của miễn dịch đối với bệnh nhân dương tính PDL1 trong phác đồ gộp là điều dễ hiểu. Vậy lợi ích của miễn dịch đối với bệnh nhân âm tính PDL1 trong phác đồ gộp là thế nào? ít hay nhiều? cụ thể ra sao?


3. Vào hôm 18/4/2024, Chuyên gia Shirish M. Gadgeel cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về hiệu quả của phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Pembrolizumab+ Hoá trị trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ÂM TÍNH PDL1 ( <1%). Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu của 4 nghiên cứu khác là:
->Nghiên cứu KEYNOTE-189.
->Nghiên cứu NCT03950674.
->Nghiên cứu KEYNOTE-407.
->Nghiên cứu NCT03875092.

Tổng số 442 bệnh nhân đủ điều kiện phân tích đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó:
->Có 255 bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ Thuốc miễn dịch+Hoá trị.
->Có 187 bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ Hoá trị đơn độc.

Tại trung vị thời gian theo dõi 5 năm ( 60.7 tháng ). Kết quả cho thấy:
->Phác đồ Thuốc miễn dịch+Hoá trị cho CẢI THIỆN thời gian sống còn toàn bộ so với phác đồ Hoá trị đơn độc, cụ thể tỷ số nguy hại HR là 0.64.

->Phác đồ Thuốc miễn dịch+Hoá trị cho CẢI THIỆN thời gian sống không bệnh tiến triển so với phác đồ Hoá trị đơn độc, cụ thể tỷ số nguy hại HR là 0.66.

->Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống còn 5 năm ở phác đồ Thuốc miễn dịch+Hoá trị cũng CAO HƠN khi so với phác đồ Hoá trị đơn độc, cụ thể là 12.5% so với 9.3%.

->Tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ từ cấp độ 3 trở lên ở phác đồ Thuốc miễn dịch+Hoá trị là 59.1% còn ở phác đồ Hoá trị đơn độc là 61.3%.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Với thời gian theo dõi lên đến 5 năm, Phác đồ thuốc miễn dịch+Hoá trị cho thấy CẢI THIỆN SỐNG CÒN ĐÁNG KỂ so với phác đồ Hoá trị đơn độc trong điều trị BƯỚC ĐẦU trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 ÂM TÍNH ( <1%). Kết quả này tiếp tục khẳng định phác đồ Thuốc miễn dịch+Hoá trị là tiêu chuẩn chăm sóc đối với phân nhóm bệnh nhân này”.






03-Immuno-Early-1500.jpeg
 

anhwin

Đi bộ
Biển số
OF-857866
Ngày cấp bằng
23/4/24
Số km
1
Động cơ
0 Mã lực
Tuổi
38
Cám ơn cụ ! Mẹ em bị k phổi di căn não từ hồi 9/2014 điều trị đích đến nay ! Lậy Trời Lậy Phật mọi việc hiện h rất ổn ! Em đi trước nên viết lên đây những kiến thức cần thiết để bệnh nhân đi sau tham khảo từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình ! Nếu ko tự tìm hiểu mà trông chờ vào bác sĩ thì hiện h mọi thứ chỉ là kỉ niệm thôi cụ à ! em sẽ post bài sau về những sai lầm giết người của bs việt nam mình , có cả những vị như giáo sư bạch mai, viện phó tâm thần trung ương còn đâu tiến sĩ này nọ thì cả đống ! Mẹ em đen đủi khi phó mặc cho tụi họ , may là em đã từ bỏ kịp trước khi quá muộn !
Good ,Quá hay
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
826
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 260: TÌNH TRẠNG THỂ CHẤT KÉM LÀM GIẢM HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ĐÍCH. ĐẶC BIỆT KHI BỆNH NHÂN BỊ THÊM DI CĂN GAN VÀ GIẢM ALBUMIN MÁU.



1
.Cách đây 1 tháng chúng ta đã bàn về việc khi điều trị Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib, thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ sẽ GIẢM MỘT NỬA nếu họ sở hữu các yếu tố tiên lượng xấu. Hôm nay chúng ta cùng trở lại chủ đề các yếu tố tiên lượng xấu nhưng việc khảo sát sẽ được thực hiện trên bệnh nhân chủng tộc Nhật Bản và Thuốc đích mà họ sử dụng là Thuốc đích thế hệ 1.


2. Vào tháng 2/2024, Chuyên gia Yusuke Okuma cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về hiệu quả của Thuốc đích khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ EGFR sở hữu tình trạng thể chất kém.

Chỉ số toàn trạng ECOG được dùng để đánh giá lâm sàng và hoạt động thể chất của bệnh nhân. Chỉ số ECOG được chia theo thang điểm 0,1,2,3,4,5. Trong đó:
-> 0 là bệnh nhân hoàn toàn ko có triệu chứng gì.
-> 1 là có triệu chứng nhưng vẫn đi lại được dễ dàng.
-> 2 là có triệu chứng và nằm giường ít hơn 50% thời gian trong ngày.
-> 3 là có triệu chứng và nằm giường lớn hơn 50% thời gian nhưng không liệt giường.
-> 4 là liệt giường.
-> 5 là tử vong.

Tình trạng thể chất kém được định nghĩa là khi chỉ số ECOG của bệnh nhân ở mức 3 và 4. Tình trạng thể chất tốt được định nghĩa là khi chỉ số ECOG của bệnh nhân ở mức 0,1,2.


Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu của 9872 bệnh nhân. Có 1965 bệnh nhân ( chiếm 19.9%) dương tính đột biến gen EGFR đủ điều kiện để phân tích. Có 1846 bệnh nhân ( chiếm 93.9%) mang đột biến cổ điển và 119 bệnh nhân ( chiếm 6.1%) mang đột biến hiếm. Trong đó có 171 bệnh nhân ở tình trạng thể chất kém và 1794 bệnh nhân ở tình trạng thể chất tốt. Kết quả cho thấy:
->Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của bệnh nhân có thể chất tốt GẤP ĐÔI bệnh nhân có thể chất kém, cụ thể là 31.5 tháng so với 15.5 tháng.

->Tỷ lệ bệnh nhân có thể chất tốt đạt mốc sống còn 1 năm là 82.4%, trong khi con số này ở bệnh nhân thể chất kém chỉ là 57.7%.

->Tỷ lệ bệnh nhân có thể chất tốt đạt mốc sống còn 2 năm là 60.3%, trong khi con số này ở bệnh nhân thể chất kém chỉ là 26.4%.

->Tỷ lệ bệnh nhân có thể chất tốt đạt mốc sống còn 3 năm là 40.5%, trong khi con số này ở bệnh nhân thể chất kém chỉ là 9.0%.


Trong phân nhóm bệnh nhân có thể chất kém, phân tích cho thấy:
->Bệnh nhân di căn xương KO có khác biệt sống còn với bệnh nhân ko di căn xương.
->Bệnh nhân di căn não KO có khác biệt sống còn với bệnh nhân ko di căn não.
->Bệnh nhân di căn gan tiên lượng xấu so với bệnh nhân ko di căn gan.
->Bệnh nhân bị giảm Albumin máu ( < 3.5g/dL) thường đi kèm với tiên lượng xấu mặc dù chưa đủ ý nghĩa thống kê.



Nhóm nghiên cứu kết luận:” Tình trạng thể chất kém sẽ làm giảm hiệu quả của Thuốc đích và là một yếu tố tiên lượng xấu đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR. KHÔNG NÊN áp dụng kết quả của các nghiên cứu CHỈ bao gồm những bệnh nhân có thể chất tốt sang cho những bệnh nhân có thể chất kém vì họ là những bệnh nhân KHÁC NHAU. Ngoài ra, di căn gan hoặc giảm Albumin máu là yếu tố tiên lượng xấu khi điều trị cho bệnh nhân thể chất kém bằng Thuốc đích EGFR”.






GettyImages-147219202-59b7e4e6054ad90011fdf006.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
826
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 261: LƯU Ý TÁC DỤNG PHỤ VỀ MẮT KHI DÙNG THUỐC ĐÍCH.



1
.Cách đây hơn 2 thập kỷ, phương pháp điều trị chính cho ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn là Hoá Trị. Hoá trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời cũng tiêu diệt luôn cả tế bào lành, điều này đã gây ra những tác dụng phụ đáng kể trên bệnh nhân. Vào đầu năm 2000, hàng loạt những phát hiện đột phá về cơ chế phân tử đã dẫn đến sự ra đời của nhiều loại Thuốc Đích có thể tiêu diệt tế bào ung thư mà ko làm tổn hại tới tế bào lành. Bệnh nhân khi điều trị đích sẽ đạt được hiệu quả cao mà không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào đáng chú ý, chất lượng sống đạt được như thời điểm trước khi có bệnh.


Có rất nhiều Thuốc đích nhưng loại được biết đến nhiều và sử dụng rộng rãi nhất là Thuốc đích dành cho đột biến gen EGFR. Thuốc đích EGFR có 3 thế hệ 1,2,3 và thế hệ 4 hiện đang được phát triển. Trong 3 thế hệ đích EGFR thì thế hệ 3 Osimertinib được ưa sử dụng hơn cả vì hiệu quả cao mà tác dụng phụ nếu có- chỉ ở cấp độ nhẹ, đều được xử lý một cách dễ dàng. Các tác dụng phụ điển hình có thể kể đến như khô da, lở miệng, đi ngoài, phát ban…


Viêm giác mạc là tình trạng giác mạc trở nên sưng phù hoặc viêm, làm cho mắt bị đỏ, đau và ảnh hưởng đến thị lực. Bệnh nhân bị viêm giác mạc có thể gặp các triệu chứng như chảy nước mắt, đau mắt, đỏ mắt, mờ mắt, cảm giác có sạn trong mắt, nhạy cảm với ánh sáng…


Theo báo cáo của Tập đoàn dược phẩm Astrazeneca, trong số 1479 bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib, tỷ lệ bệnh nhân mắc tác dụng phụ VIÊM GIÁC MẠC là 0.7%. Bắt đầu từ năm 2017, viêm giác mạc đã được Tập đoàn Astrazeneca thêm vào danh sách tác dụng phụ mà bệnh nhân dùng Thuốc Osimertinib có thể mắc phải. Dù vậy, tác dụng phụ viêm giác mạc vẫn chỉ dừng lại ở báo cáo mà chưa có bất kỳ nghiên cứu nào đủ tin cậy để đưa ra kết luận hiểu sâu hơn về tác dụng phụ này.

Mọi chuyện đã thay đổi theo chiều hướng rõ ràng vào đầu năm 2024!



2. Vào ngày 11/1/2024, Chuyên gia Pin-Chia Huang cùng các đồng nghiệp tại Trường Y Khoa Harvard đã công bố nghiên cứu về mối liên quan giữa Thuốc đích EGFR và nguy cơ VIÊM GIÁC MẠC.

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu của 1388108 bệnh nhân ung thư phổi. Trong đó có 22225 bệnh nhân sử dụng Thuốc đích EGFR làm phương pháp điều trị. Các loại thuốc đích EGFR mà bệnh nhân sử dụng trong nghiên cứu là Thuốc đích thế hệ 1 Gefitinib, Erlotinib; Thuốc đích thế hệ 2 Afatinib; Thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib.
Kết quả cho thấy:
=>> Bệnh nhân điều trị bằng Thuốc đích EGFR có nguy cơ viêm giác mạc CAO HƠN so với bệnh nhân ko dùng thuốc, cụ thể tỷ số nguy hại HR là 1.520.

=>> Đặc biệt, những bệnh nhân dùng Thuốc đích thế hệ 2 Afatinib sẽ có nguy cơ viêm giác mạc còn cao hơn nữa, cụ thể tỷ số nguy hại HR là 2.229.


Điều trị đích là một quãng thời gian dài, có thể lên đến cả chục năm. Với kết quả nghiên cứu này, các bác sĩ cần lường trước tác dụng phụ viêm giác mạc có thể xảy ra xuyên suốt trong quá trình bệnh nhân điều trị. Viêm giác mạc nếu ko được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí có thể khiến bệnh nhân hỏng thị lực, mù vĩnh viễn.








AJGP-08-2019-Focus-Lee-Microbial-Keratitis-Feature.jpeg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top