"Người Xô-viết đã đặt cược toàn bộ quốc gia mình vào giả thuyết cho rằng cơ chế tập trung là con đường dẫn tới thành công hơn là thị trường cạnh tranh tự do. Điều này đã thôi thúc tôi gặp Stepan Sitaryan – cánh tay phải của Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (Gosplan). Ở Liên Xô tồn tại bộ máy cơ quan ở tất cả các cấp, những cơ quan quan trọng đều đặt tên bắt đầu bằng chữ Gos nghĩa là nhà nước. Gosnab phân phối vật tư và nguyên vật liệu thô cho ngành công nghiệp, Gostrud quy định chế độ lương và quy tắc công việc, Goskomtsen quy định giá cả. Gosplan đứng ở vị trí cao nhất – như một nhà phân tích nhớ lại, nó có quyền áp đặt “chủng loại, số lượng và giá của mọi mặt hàng sản xuất ra ở mỗi xí nghiệp hay nhà máy trải dài trên 11 múi giờ”. Quyền lực to lớn của Ủy ban Kế hoạch Nhànước bao trùm cả các nhà máy quốc phòng, nơi được cung cấp lao động, vật liệu tốt nhất và được coi là những gì tinh túy nhất của Liên bang Xô-viết. Các nhà phân tích ước tính cơ quan này kiểm soát tổng cộng từ 60% đến 80% GDP quốc gia. Ông Sitaryan và người lãnh đạo của mình, Yuri Maslyukov là những quan chức nắm quyền hành kiểm soát. Là một người đàn ông nhỏ bé với mái tóc bạch kim hất ngược ra sau và thành thạo tiếng Anh, ông Sitaryan đã chuyển tôi tới một chuyên viên cấp cap trong Gosplan, người đã sáng tạo ra thuyết kinh tế “đầu vào – đầu ra” phức tạp, những thuật toán của nó cũng có thể gây sững sờ Wassily Leontief, nhà kinh tế học gốc Nga ở Harvard đã phát hiện ra chúng. Ông Leontief cho rằng bạn có thể phác thảo một cách chính xác đặc tính của bất kỳ nền kinh tế nào bằng viện theo dõi dòngchảy của nguyên liệu và lao động. Nếu thực hiện điều này một cách triệt để, bạn sẽ có một mô hình lý tưởng. Về mặt lý thuyết, nó sẽ giúp bạn lường trước được những ảnh hưởng tới mọi mặt của nền kinh tế, từ sự thay đổi đầu ra của một sản phẩm, chẳng hạn như việc sản xuất máy kéo, hoặc trong kỷ nguyên Reagan, là gia tăng mạnh việc sản xuất vũ khí của Liên Xô để đối phó lại sự gia tăng vũ trang cho kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao” của Mỹ. Nhưng các nhà kinh tế phương Tây lại coi thuyết “đầu vào – đầu ra” có rất nhiều hạn chế do nó không nắm bắt được thuyết động lực trong nền kinh tế. Trên thực tế, mối quan hệ giữa đầu vào và sản lượng gần như thay đổi nhanh hơn người ta ước tính. Mô hình “đầu vào – đầu ra” của Gosplan đã được chi tiết hóa gần tới mức hoàn hảo Ptolemaic. Nhưng đánh giá trênnhững nhận xét của người cố vấn hàng đầu, tôi chưa thấy bất kỳ giới hạn nào được giải quyết. Vì vậy tôi đã hỏi ông ta làm thế nào để mô hình đó có thể nắm bắt được sự thay đổi năng động. Ông chỉ nhún vai và chuyển sang đề tài khác. Trong buổi gặp gỡ, tôi thấy ông ấy gượng ép khi phải nói rằng nhà hoạch định có thể thiết lập kế hoạch sản xuất và quản lý một nền kinh tế hiệu quả hơn các thị trường tự do có thể làm được. Tôi nghĩ rằng có lẽ ngay chính ông cũng không thực sự tin vào điều đó, nhưng tôi không thể xác định tâm trạng thực sự của ông là giễu cợt hay hoài nghi. Người ta có thể nghĩ rằng một nhà hoạch định thông minh sẽ có khả năng điều chỉnh những nhược điểm trong mô hình của họ. Những người như ông Sitaryan rất thông minh và họ đã thử. Nhưng họ đã làm quá nhiều. Nếu không có tín hiệu giá cảthay đổi ngay tức thời – một đặc điểm của nền kinh tế thị trường – thì làm sao mỗi doanh nghiệp biết mức sản lượng của mình nên là bao nhiêu? Nếu không có sự giúp đỡ của cơ chế giá cả thị trường, việc hoạch định kinh tế Liên Xô sẽ không có thông tin phản hồi để định hướng hiệu quả. Quan trong không kém, các nhà hoạch định không có những dấu hiệu tài chính để tự điều chỉnh việc phân bổ tiền cho những khoản đầu tư hiệu quả dùng để đáp ứng như cầu và thị hiếu thay đổi của người dân."
Trích đoạn hồi ký của cụ A lanh Ga lít xi pên - cựu chủ tịch FED