Xờ cu (scu) là tên đặc trưng của người Rumani cụ ạ

Người Tiệp vốn yêu hoà bình và rất nhân văn nên họ sẽ k hành xử như ở Rumani đối với nhà độc tài Ceaucescu đâu ạ

. Cụ Ngao5 có tư liệu gì về số phận của cựu lãnh đạo cs các nước sau cách mạng ở Châu Âu k ạ? Thanks cụ
Các cựu lãnh đạo CS sau 1989:
1. Ba-lan: Jaruzelski
Lãnh đạo Ba-lan nổi tiếng nhất trước 1989 là Wojciech Jaruzelski.
Ông này bị buộc tội đàn áp phong trào dân chủ năm 1981 và chút nữa đã gây ra một thảm họa kinh tế-xã hội cho Ba-lan (trong vòng 4 năm, hơn 700 ngàn người Ba lan chạy ra nước ngoài). Bị thay năm 1985. Sau khi thành lập nước Ba-lan mới, Jaruzelski sống tại Warszawa và chết già năm 2014 (sống lâu nhất trong các lãnh đạo Đông Âu).
Sau 1989, Jaruzelski thường xuyên bị lên án vì quá khứ theo LX, lệnh đàn áp năm 1981 và tham gia tấn công đàn áp Tiệp khắc năm 1968. Jarurelski nói: "Tham gia tấn công Tiệp Khắc là một sai lầm lớn và tôi hết sức lấy làm tiếc về chuyện đó", nhưng biện hộ "Nếu tôi không làm thế năm 1981, Ba-lan sẽ chịu chung số phận với Tiệp Khắc" (ý nói LX sẽ can thiệp quân sự).
Cựu lãnh đạo Ba-lan, tướng Jaruzelski (1923-2014)
2. Tiệp khắc: Gustav Husak
Nhân vật nổi tiếng nhất chính là TBT Gustav Husak. Theo truyền thống ôn hòa của người Tiệp, sau 1989 ông ta không gặp khó khăn gì, nhưng bị tất cả xa lánh.
Vốn theo Chính thống giáo, Husak thành người vô thần khi theo CS, nhưng trước khi chết ông ta lại tìm đến đạo cơ đốc, và trước khi chết năm 1991, yêu cầu được cải đạo và chết trong nghi lễ cơ đốc giáo.
Gustav Husak (1913-1991)
3. Hungary: János Kádár
Nhân vật trung tâm của chế độ ở Hungary là Janos Kadar, làm nguyên thủ suốt 30 năm (1956-1986). Hết sức tấu xảo là Kadar chết năm 1988, ngay trước khi thay đổi bắt đầu.
Hiện nay, con người Janos Kadar vẫn gây nhiều tranh cãi khi một mặt, ông ta thực hiện chính sách "không làm mếch lòng Liên Xô" ở tất cả các sự kiện đối ngoại, mặt khác lại âm thầm thực hiện cải cách kinh tế và giao hảo với Phương Tây. Cho nên Hungary đã từng được gọi là "Chủ nghĩa xã hội lẩu thập cẩm".
4. Bulgaria: Todor Jivkov
Nhiều người chắc chưa quên cái tên Todor Jivkov, nhà độc tài cai trị Bulgaria suốt 35 năm (1954-1989), lâu nhất trong lịch sử Đông Âu.
Dưới áp lực của dư luận và các đảng viên khác, Todor Jivkov phải từ chức TBT ngay 12/10/1989 và lui về ở ẩn. Do quá trình chuyển đổi ở Bulgaria diễn ra tương đối hòa bình nên Todor Jivkov cũng không gặp khó khăn gì.
Todor Jivkov (1911-1998)
Ông ta chết năm 1998, hiện giờ Bulgaria vẫn còn một vài tượng đài Todor Jivkov.
5. CHDC Đức: Erich Honecker:
Trong số Nguyên thủ Đông Âu trước 1989, Honecker có lẽ chịu số phận long đong nhất. Sau khi thống nhất, Đức bắt đầu XÉT XỬ HONECKER THEO LUẬT ĐÔNG ĐỨC. Trong quá trình đó, tất cả các cáo buộc như vi phạm nhân quyền, phá hủy kinh tế tư nhân… đều bị bác bỏ vì nó không trái với luật của CHDC Đức lúc thi hành.
Cuối cùng, công tố viên CHLB Đức chốt được một tội mà luật sư của Honeker không cãi được, đó là LỆNH BẮN CHẾT NHỮNG NGƯỜI ĐÔNG ĐỨC VƯỢT BIÊN SANG TÂY ĐỨC. Theo đó, Honecker bị kết tội đã ra lệnh gây ra cái chết của gần 200 người vượt biên (con số thực tế còn lớn hơn nhiều, nhưng năm 1993 chỉ chứng minh được gần 200 trường hợp).
Tuy nhiên phiên tòa này bị hoãn vô thời hạn vì bị cáo không còn đủ sức khỏe. Sau một thời gian nằm viện, Honecker sang Chile ở với gia đình con gái (lấy chồng Chile) và chết năm 1994 tại đó vì ung thư.
Erich Honecker (1912-1994)
Một việc gây chú ý là tro cốt của Honecker đến giờ vẫn chưa được chôn cất vì các bên liên quan không thống nhất được sẽ đưa về Đức, rải xuống biển hay thậm chí đưa sang Cuba. Mộ Honecker ở Chine hiện nay là mộ gió.