Không phải cụ Hawking bịa, mà cụ ấy cho rằng những lý thuyết mà mình phát triển về sau là hoàn thiện và chính xác hơn so với những gì từng viết trong Lược sử thời gian. Và điều đó hoàn toàn bình thường trong khoa học tự nhiên.Đây cụ
![]()
Stephen Hawking đã sai?
Thomas Hertog, nhà vũ trụ học làm việc cùng Hawking trong 15 năm, kể lại rằng Hawking có những nghi ngờ về cuốn sách vật lý kinh điển của mình.znews.vn
![]()
Hawking: lỗ đen có lỗ hổng
TT - Tại hội nghị quốc tế về thuyết tương đối và lực hấp dẫn lần 17 ở Dublin, Ireland diễn ra ngày 21-7, Stephen Hawking, một trong những chuyên gia hàng đầu về lý thuyết lỗ đen vũ trụ, thừa nhận: “Tôi đã sai lầm suốt 29 năm qua”.tuoitre.vn
Bản chất của khoa học tự nhiên là như vậy: không có lý thuyết nào là đúng tuyệt đối, chỉ có lý thuyết chưa bị sai, chưa mâu thuẫn với quan sát thực tế. Mỗi thời điểm, con người hiểu thế giới đến đâu thì mô hình hóa tới đó.
Việc có lý thuyết mới không đồng nghĩa lý thuyết cũ là "bịa đặt". Einstein phủ nhận vật lý Newton ở cấp độ vũ trụ và tốc độ ánh sáng, nhưng không ai nói Newton bịa đặt – ngược lại, vật lý Newton vẫn được giảng dạy và áp dụng cực kỳ hiệu quả ở quy mô đời thường.
Khoa học là hành trình liên tục chỉnh sửa để tiến gần hơn tới sự thật.