Em thấy nhờ đọc sách mà con người thông minh ra, nhân văn hơn. Sách là dinh dưỡng của trí tuệ.
Khả năng cụ chủ thiếu kỹ năng sàng lọc sách để đọc, nên đọc phải nhiều sách dỏm nên chánCụ chủ hơi chủ quan trong vài kết luận nhỏ, nhưng cơ bản cũng phải là một người đọc nhiều mới có được những dòng như vậy, khà khà. Khi cụ ý có những ngờ vực về giá trị sách là đã có những nghiền ngẫm phía sau con chữ.
Em nghĩ đọc nhiều để ngờ vực và làm sáng tỏ, chứ mấy ai đọc nhiều để chê bôi, nhỉ.![]()
cháu thấy đọc sách giúp hiểu biết hơn thì có chứ bảo nhân văn hơn thì chưa chắc. nhân văn phụ thuộc vào môi trường và cộng đồng sống xung quanh nhiều hơnEm thấy nhờ đọc sách mà con người thông minh ra, nhân văn hơn. Sách là dinh dưỡng của trí tuệ.
đọc sách do các diễn giả viết thấy dài dòng lan man nhiều lâu lắm mới hết cuốn em rất lười đọc. sách hầu như chỉ đọc sách chuyên môn chuyên ngành thôi. giờ thông tin trên internet phong phú mà tiếp cận nhanh hơn đọc sách nhiều.Các khái niệm có thể thay đổi theo thời gian, bản thân sách là gì cũng thế, chỉ là công cụ truyền tải thông tin tri thức thôi. Ngày xưa không có mạng thì chỉ biết đọc sách báo, giờ hàng ngày cày OF cũng bằng đọc khối sách rồi![]()
Cụ ấy cũng có lý đấy cụ, khi ngộ ra sách có lợi ích thực sự cho cuộc sống cũng không nhiều lắm trong số rất nhiều kia, và chính cụ ấy nói vài điều em nghĩ cũng đã là người đọc kha khá rồi; khác hẳn vài cụ khác chê bôi, rồi hehe có kẻ còn hằn học đưa sư Tuệ vào đây mới kinh hãi cho văn hóa đọc hiểu.Khả năng cụ chủ thiếu kỹ năng sàng lọc sách để đọc, nên đọc phải nhiều sách dỏm nên chán
Giống 1 cô gái lấy 2,3 ck rồi bỏ, sau sinh ra chán lấy ck, bảo đàn ông toàn loại bỏ đi![]()
Hầu hết những phát minh của còn người, từ định lý, định luật, phát kiến khoa học mới v...v... đều xảy ra trước khi có tiviEm thấy nhờ đọc sách mà con người thông minh ra, nhân văn hơn. Sách là dinh dưỡng của trí tuệ.
Nhà tôi có thằng cháu dạng vô dụng, ko học hành gì mà mỗi lần nó dạy con, dạy cháu, trình bày, văn vở vay tiền các thứ nghe mê lắm. Sách khéo nó chả biết là cái gìVì sao bạn nên đọc nhiều?
HỒ QUỐC TUẤN
AUG 30, 2022
1,169
59
Bác Buffett có một lời khuyên cách đây mấy năm là có 2 kỹ năng có thể đẩy giá trị bạn lên thêm 50%, đó là khả năng viết và truyền tải thông điệp rõ ràng.
Bác tỷ phú Branson cũng có quan điểm tương tự. Kỹ năng thiết yếu để thành công đời nay là “khả năng kể chuyện”.
Nhưng các bác nói thiếu một thứ, muốn viết và truyền tải thông điệp rõ ràng, các bạn phải đọc nhiều…
em lại thấy sau khi có internet mới có nhiều phát kiến vĩ đại hơn. ngày trước là tìm ra định lý định luật (khoa học cơ bản) còn bây giờ là khoa học ứng dụng. thời điểm đã khác nên hướng đi khácHầu hết những phát minh của còn người, từ định lý, định luật, phát kiến khoa học mới v...v... đều xảy ra trước khi có tivi, sau khi có internet mạng xã hội hầu như chả còn phát kiến gì .. tại sao lại như vậy, vì tivi hay internet làm con người thui chột khả năng tưởng tượng, cái mà khi đọc sách được tôi luyện nhiều nhất. Giống như ngày trước người ta đi nghe nhạc, còn bây giờ người ta đi xem nhạc vì ai cũng lăm lăm cái smartphone chĩa lên sân khấu, nên nhạc nhẽo bây giờ hay không không, không quan trọng
E cũng thấy thế, công nghệ thay đổi chóng mặtem lại thấy sau khi có internet mới có nhiều phát kiến vĩ đại hơn. ngày trước là tìm ra định lý định luật (khoa học cơ bản) còn bây giờ là khoa học ứng dụng. thời điểm đã khác nên hướng đi khác
Thợ viết thì thế thôi chứ mong gì hơn hả cụEm xin lỗi nếu làm cụ phiền lòng. Ông Hồ Quốc Tuấn này điển hình của người đọc nhiều, viết nhiều nhưng nội dung ít, nhận thức hạn hẹp. Ông này tuy giảng viên đại học nước ngoài nhưng chỉ biết lý thuyết suông. Em không đọc nhiều sách kinh tế, tài chính như tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, em tự tin tranh luận sòng phẳng với ông Tuấn.
Cụ tìm facebook Hồ Quốc Tuấn, đọc 1 năm. Cụ sẽ chẳng nhớ ông này viết cái gì vì ông viết rất dở. Đọc thấy mạch lạc, suôi tai, đọc xong chẳng nhớ gì.
Em đọc ba lần, lần đầu hồi cấp ba trong tủ sách của bà thím và đọc chỉ vì chả có gì khác để đọc. Hai lần sau gần đây khi đã đủ già nên tò mò. Dostoevski đúng là đỉnh của chóp về thể loại suy tư nhân tình thế thái. Nhưng cơ bản thì u ám và bế tắc. Trẻ đọc thì như chui đầu vào bụi rậm mà già đọc thì như ở trong bụi rậm không thể chui ra được. Thế hệ trẻ bây giờ, theo em cá nhân ý kiến thì không nên đọc, trầm cảm thì nguy.Dos thi đỉnh của chóp rồi, nhưng Tội ác và Trừng phạt thì e ko đọc hết dc
E đọc ANH EM NHÀ KARAMAZOV, Lũ người quỷ ám thấy thấm hơn
An tượng nhất là có 1 nhân vật trong lũ người quỷ ám lên kế hoạch tự sát, vì a ta cho rằng quyền tự sát thể hiện đỉnh cao của quyền tự quyết![]()
Cụ Vũ Bằng còn có "Miếng ngon Hà Nội", giảng từ bún thang đến nhựa mận. Cách nay gần hai chục năm em vớ được một cuốn in từ thời Sà Goòng ở vỉa hè CM Tháng Tám. Mang lên tàu bay đọc mà có cô bé ngồi cạnh đọc ké đoạn tả mấy bà Bắc kỳ nấu vụng thịt chó bỗng nuốt nước miếng cái ực.. Bẽn lẽn chữa ngượng bằng câu " Ngon nhề anh nhềvâng cụ, cuốn này luôn có trong list cho người Việt kiểu như "phải đọc trước khi chết", "chọn mang lên tàu Noah trong cơn đại hồng thuỷ"
có điều đọc xong, lại thấy lòng ngẩn ngơ buồn rầu tiếc nhớ, không lẽ trên thế gian này thực sự có một Hà Nội từng như thiên đường như thế...., rồi lại nhìn ra cửa sổ, đau lòng ngắm Hà Nội ô trọc, xô bồ, khói bụi ô nhiễm nhất Thế giới chiều nay
"Trong lời dẫn nhập đằm thắm và tinh tế, Giáo sư Hoàng Như Mai gọi "Thương nhớ mười hai" là một bản giao hưởng những “thời trân” – những thức quà quý báu của ký ức, của một thời đã xa mà vẫn sống động trong tim. Và quả đúng như thế, Vũ Bằng đã viết nên thiên tùy bút chan chứa thương yêu này từ nơi phương Nam nắng gắt, để gửi trọn hồn mình về miền Bắc gió heo may, về người vợ hiền, về mảnh đất Hà Nội yêu dấu. Mười một năm xa cách là mười một năm chắt chiu từng con chữ bằng nỗi nhớ quay quắt đến tận cùng, từng dòng văn như thấm đẫm nước mắt của người xa xứ “không biết chừng nào là nhớ, nhớ sao mà nhớ quá thế này!”.
Trong nỗi niềm ấy, từng trang sách như được dệt nên bởi hương cốm đầu mùa, sắc hoa đào phai, tiếng trống chèo xa xăm đêm xuân, hơi thở nhè nhẹ của gió bấc trên vòm lá ngô đồng. Vũ Bằng đã không chỉ viết bằng ngòi bút, mà bằng trái tim thổn thức, bằng ký ức ngọt ngào cất giữ trong từng mạch máu. Mỗi phần của tác phẩm là một tháng trong năm – mười hai khúc tình ca rưng rưng nhớ thương, như mười hai đoá hoa dâng lên cho đất mẹ Bắc Việt, cho Hà Nội – nơi từng hơi thở cũng có thể khiến lòng người chùng xuống.
Tháng Giêng – trăng non và rét ngọt, tháng Hai – sắc đào phai và dư âm ngày Tết, tháng Ba – nàng Bân còn vấn vít áo bông, tháng Tư – mơ một dòng suối Mường róc rách, tháng Năm – rượu nếp hương ngạt ngào, tháng Sáu – nhãn lồng Hưng Yên ngọt lịm, tháng Bảy – tiếng kinh rằm xá tội vong nhân, tháng Tám – chiếc lá rụng đầu thu, tháng Chín – cốm xanh duyên dáng cùng hồng chín, tháng Mười – mưa phùn lất phất trong heo may, tháng Một – những đêm xuân muộn quây quần chuyện vặt, tháng Chạp – náo nức chợ Tết, thổn thức lòng người.
Không chỉ là bức tranh bốn mùa, "Thương nhớ mười hai" là một cuốn lịch cảm xúc, là dòng hồi tưởng mềm mại như dải lụa vắt qua ký ức. Những câu văn tưởng như đơn sơ lại ôm trọn cả một Hà Nội – với sương sớm bảng lảng, với tiếng rao đêm văng vẳng, với gánh hàng rong chênh chao ký ức. Từng tiết trời, từng món ăn, từng cử chỉ nhỏ bé của người Hà Nội xưa đều được nhà văn gói ghém lại trong thứ ngôn ngữ tinh tế đến nao lòng. Đó là những “mùa nào thức ấy” nhưng không chỉ là mùa của trời đất, mà là mùa của tâm hồn, của tình cảm người đi xa gửi về quê cũ.
Chỉ riêng cảnh tháng Một – “mẻ ngô rang mà khề khà ăn gần hết đêm”, hay tiếng gậy tre khua qua ngõ lầy đi bàn chuyện tầm phơ – cũng đủ làm người đọc ứa nước mắt nhớ về những ngày Hà Nội còn mộc mạc, còn tình người ấm áp. Để rồi tháng Chạp lại khiến người ta cười nghẹn ngào trong nước mắt khi đọc lời dặn vợ “thôi năm nay ăn đơn giản thôi em nhé”, mà rồi cả nhà vẫn náo nức, vẫn tất bật từ đầu tháng, như một lễ hội của tình thân, như một bản tình ca của đời sống.
Đó chính là cái hồn Hà Nội – không ồn ào, không phô trương, mà thẳm sâu, bền chặt, thanh tao. Hồn ấy không chỉ thấm vào từng nếp nhà, từng dáng phố, mà chảy trong từng dòng văn Vũ Bằng, khiến mỗi cảnh vật nhỏ nhoi cũng hóa thành biểu tượng của tình yêu, của nỗi nhớ, của một miền đất không thể nào quên.
“Thương nhớ mười hai” vì thế không chỉ là một áng tùy bút, mà là một áng văn tình. Tình quê, tình người, tình vợ chồng, tình Hà Nội – tất cả quện lại như khói lam chiều bảng lảng, như hơi ấm của chén trà sen, như tiếng chuông chùa ngân nga trong buổi hoàng hôn. Đọc Vũ Bằng mà tưởng như đang bước đi trên con phố nhỏ Hà Nội, giữa tiết trời tháng Giêng, nghe lòng mình mềm lại vì một nỗi nhớ dịu dàng mà thẳm sâu vô cùng. Và rồi ta thổn thức tự nhủ: “Càng nhớ như vậy thì càng yêu Hà Nội biết bao nhiêu, lại càng say đắm Bắc Việt biết bao nhiêu!”.
Cụ nói về tác dụng của đọc sách khá đầy đủ và toàn diện. Nhưng có lẽ bác thớt đề cập phạm vi hẹp.Em đồng ý với cụ chủ thớt ở 1 điểm là không phải cứ sách là nên đọc, và đặc biệt là nên tránh xa các thể loại sách self-help, dạy làm giàu v.v...
Ngoài sách chuyên môn, em thích đọc những sách nói về các quy luật của tự nhiên và xã hội. Những quy luật này đôi khi chưa được công nhận rộng rãi, chỉ là những quan điểm của tác giả, nhưng được lập luận chặt chẽ. Cụ thể vài loại sách như sau:
- Sách về các quy luật tự nhiên vũ trụ. Em đọc khá nhiều nhưng 3 cuốn sách: Lược sử thời gian của Stephan Hawking, Vũ trụ của Carl Sagan, Lược sử loài người của Yuval Noah Harari làm thay đổi nhận thức, định hình thế giới quan của em về vũ trụ, con người và quá trình phát triển của loài người, lý giải một số hiện tượng, sự kiện... và cũng giúp em xem các phim khoa học viễn tưởng hay hơn, hiểu sâu sắc hơn
- Sách kinh doanh thì cuốn Lean Startup (Khởi nghiệp tinh gọn) của Eric Ries giúp em thay đổi tư duy, hình thành cách làm tinh gọn khi làm 1 điều gì đó mới mẻ, chưa từng làm (chứ không chỉ bó hẹp trong việc khởi nghiệp). Nó cũng giúp em bớt phải trả rất nhiều tiền ngu, đỡ lãng phí công sức rất lớn trong quá trình khởi nghiệp.
Về món kinh doanh, marketing v.v... Thì nên tránh xa những quyển có những cái tên oang oang kiểu như Vua bán hàng, Chiến thần content, Thao túng tâm lý khách hàng v.v.... Nhưng những cuốn tên gọi khiêm tốn, nội dung có tính tổng kết đúc rút quy luật thì là khá có ích. Ví dụ cuốn Hiệu ứng chim mồi chẳng hạn.
- Ngoài ra sách văn học, truyện các loại thì đọc giải trí cũng vui mà. Em đọc các thể loại thượng vàng hạ cám: từ truyện cổ tích, truyện Kiều, đến Đất vỡ hoang, rồi các thể loại Tam quốc diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc, Hán Sở tranh hùng, Thủy Hử, Phong Thần, Kim Bình Mai... rồi Tự Lực văn đoàn, Kim Dung, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Pham Thị Hoài, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên, Huy Đức, Conan Doyle, Agatha Christie, Sydney Sheldon ...
Sau khi tốt nghiệp ĐH thì ít thời gian hơn, cơ bản chỉ đọc sách chuyên môn, kỹ thuật và khoa học.
Tả miếng ăn mà làm người đọc nuốt nước bọt cũng là cái tài của nhà văn. Nhưng ở góc xa xăm nào đó vượt ra ngoài ngôn ngữ, đoạn văn đó là sản phẩm ngôn ngữ của một bộ não thêu dệt ra, mùi vị trong văn chương nó khác với cả mùi vị của nó khi cụ đi vào toa lét, cạnh bếp của nhà hàng thịt chó, và cụ nhìn thấy nồi dựa mận, em thật.Cụ Vũ Bằng còn có "Miếng ngon Hà Nội", giảng từ bún thang đến nhựa mận. Cách nay gần hai chục năm em vớ được một cuốn in từ thời Sà Goòng ở vỉa hè CM Tháng Tám. Mang lên tàu bay đọc mà có cô bé ngồi cạnh đọc ké đoạn tả mấy bà Bắc kỳ nấu vụng thịt chó bỗng nuốt nước miếng cái ực.. Bẽn lẽn chữa ngượng bằng câu " Ngon nhề anh nhề![]()