Cụ chủ nói cũng có lý, không cần đọc sách nhiều!
Đọc bao nhiêu là nhiều? Cái này lại là cảm tính và tùy thuộc độ mọt của người đọc, một ông thực chiến thì sẽ khác mẹ hàn lâm, có phỏng? Và dĩ nhiên đọc gì mới quan trọng.
Một anh kỹ sư thực hành mà chán sách kỹ thuật thì đương nhiên bốc @#$% rồi, còn một hàn lâm mà không lùng sục thông tin, đào xới kinh điển sách vở để chôm chỉa, nhào nặn và xào nấu thành kiến thức của mình thì nó có được gì? Chắc không nhiều đâu.
Tùy vào cách sống mà có loại sách phù hợp, kiến thức vô tận; khoa học, kỹ thuật thì không thể thiếu rồi, văn hóa, nghệ thuật, ngoại ngữ làm phong phú thêm đời sống tinh thần...Nhưng, sách dạy kinh tài hay tâm lý đôi khi cũng vô bổ, hoặc đọc nhiều quá có khi đa thư loạn mục cũng nên, chỉ có điều muốn biết nó không giá trị thì cũng phải đọc rồi mới biết nó lãng phí thời gian thế nào, mới chán chứ.
Cụ chủ, hơi chủ quan cảm tính khi nhận xét về quan hệ sách và dân trí, về giám đốc xuất bản và sự giàu có của ông ý. Em cũng lan man tý cho vui, chứ đúng sai cũng không quan trọng lắm, khà khà.
Nhớ hồi trẻ bên bển, ở chung cư đối diện nhà em, có con bé độc thân có những ngón chân rất nhỏ, khít và đều màu, mùa hè nó hay bikini phơi nắng, đọc sách ở ban công, nó đọc say sưa lắm vì em thấy nó rất rất lâu mới chiệu giở mình, khà khà. Ở nhà 1 mình, em cũng đọc, có mỗi quyển sách về danh họa Van-gốc 3 trăm trang, em đọc hết 2 mùa hè thì con bé chuyển nhà, còn em manh nha thành họa sỹ.., em thấy, đọc nhiều không quan trọng mà đọc gì mới là quan trọng, khà khà.