Em copy bài này về đây để mọi người có thêm thông tin rồi chém cho ngọt


Từ hôm qua đến hôm nay, mình lướt fb bỗng nhiên thấy ngập tràn hình ảnh của một trong những người thầy mà mình quý mến, thầy Long - giảng viên khoa toán trường đh SPHN (các bạn lớp đại học của mình thường hay gọi vui thầy là "thầy Doremon" vì dáng người và nụ cười tươi của thầy ).
.
Hầu hết các chia sẻ của mọi người trên fb là đều tỏ ra rất ngạc nhiên và bất ngờ (có khi còn kèm theo đôi chút hoài nghi và mỉa mai) về việc học sinh sẽ học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2. Từ góc nhìn và kinh nghiệm của một giáo viên dạy Toán bằng TA gần 5 năm, khi mình đọc được thông tin trên, suy nghĩ trong đầu của mình ngay lúc đó là: "Đúng ra học sinh nên được học những kiến thức này ngay từ... lớp 1 mới phải!". Tại sao lại như vậy? Mình sẽ mượn 3 chương trình toán phổ biến và nổi bật nhất hiện nay, bao gồm toán Mỹ + toán Cambrige + toán Singapore, để chia sẻ chi tiết hơn dưới đây.
.
Dựa theo chương trình toán Mỹ, các nội dung chính của chương trình toán lớp 1 dựa theo chuẩn Common Core (hiện đang áp dụng cho 44 trên tổng số 50 bang tại Mỹ), có bao gồm phần "Represent and interpret data" (Biểu diễn và Thể hiện số liệu), chi tiết như sau:
- sắp xếp, biểu diễn, và thể hiện số liệu với 2 - 3 "categories" (loại) khác nhau
- trả lời các câu hỏi về số lượng của "data points" (đơn vị thông tin), mỗi loại có bao nhiêu, loại này nhiều hơn / ít hơn loại kia bao nhiêu.
(
http://www.corestandards.org/Math/Content/1/MD/)
.
Dựa theo chương trình toán Cambridge, các nội dung chính của chương trình toán lớp 1 có bao gồm phần "Handling data" (Xử lý số liệu), chi tiết hơn đó là sắp xếp, phân loại và biểu diễn số liệu, trả lời câu hỏi bằng việc phân loại và sắp xếp dữ liệu hoặc các vật bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ:
- làm quen với "block graphs" (đồ thị hình khối) và "pictograms" (đồ thị hình vẽ)
- làm quen với "lists" (danh sách) và "tables" (bảng biểu)
- làm quen với "Venn or Carroll diagrams" (sơ đồ Venn, bảng Carroll) để gom nhóm các vật có chung đặc điểm
(
http://mayarschools.com/…/Mathematics%20Primary%20Framework…)
.
Dựa theo chương trình toán Singapore, các nội dung chính của chương trình toán lớp 1 có bao gồm phần "Statistics" (Thống kê), chi tiết như sau:
- tạo "picture graphs" (đồ thị hình vẽ) với những dữ liệu cho trước
- thu thập và sắp xếp dữ liệu
- biết cách "symbolic representations" (biểu diễn một cách tượng trưng), ví dụ: biểu hiễn 1 bạn học sinh bằng hình vẽ
- đọc và thể hiện dữ liệu bằng đồ thị hình vẽ
- sử dụng đồ thị hình vẽ kèm theo quy ước cho trước, ví dụ 1 hình ngôi sao tượng trưng cho 5 bạn nhỏ
(
http://www.sgbox.com/singaporemathsp1.html)
.
Dưới dây là 1 số video về phần này dành cho học sinh lớp 1:
https://www.youtube.com/watch?v=KHVb0TIM8WQ
https://www.youtube.com/watch?v=hKHgqqk4NbE
https://www.youtube.com/watch?v=gQd6xPdzIic
https://www.youtube.com/watch?v=1xlAj_QkViw
.
Trên đây là đôi điều mình muốn chia sẻ chi tiết hơn về việc "Học sinh (Việt Nam) sẽ học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2" và tại sao mình lại nghĩ rằng "Đúng ra học sinh nên được học những kiến thức này ngay từ... lớp 1 mới phải!".
.
Mong rằng những chia sẻ của mình sẽ phần nào giúp mọi người hiểu và có cái nhìn thông suốt hơn, để từ đó đồng tình và ủng hộ việc cải cách chương trình giáo dục phổ thông từ năm 2020 tới đây. Sẽ có nhiều điểm thay đổi, có thể nhỏ hoặc to, nhưng chắc chắn sẽ tiến bộ và văn minh hơn, tiệm cận với chuẩn chung của thế giới hơn.
.
P/s: Nhân tiện đây mình cũng chia sẻ lại điều mà mình đã nhắc đến ở một số bài viết trước kia, đó là những bạn học sinh được tiếp cận và học tập môn Toán TA từ sớm, ngoài những lợi ích học sinh đạt được như đã thấy, thì sẽ còn có nhiều lợi thế và đòn bẩy để học tập tốt môn Toán VN sau này. Điều này sẽ ngày càng được thể hiện rõ nét hơn theo thời gian, đặc biệt là sau khi cải cách chương trình giáo dục phổ thông từ năm sau và môn Toán VN bắt đầu áp dụng giảng dạy theo chương trình mới.
.
#ThayBinhMathlish
Nguồn FB