- Biển số
- OF-705814
- Ngày cấp bằng
- 28/10/19
- Số km
- 23
- Động cơ
- 92,230 Mã lực
- Tuổi
- 44
Em mà đưa vài ví dụ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên tiểu học lên đây chắc các cụ ngất cmnl 

Nhiều Cụ cứ phán là Auto chửi...?
Nên hiểu rằng các Cháu mới lớp 2, tức là có 7 tuổi. Cái tuổi đó nên rèn các Cháu học tiếng Việt cho tốt, học Đạo Đức, vui chơi rèn luyện sức khỏe. Trả lại cho chúng cái Tuổi Thơ hơn 30 năm trước đã bị đánh cắp.
Tại sao không đặt câu hỏi, XH hiện tại lũ trẻ sao lại Điên Cuồng, Đạo Đức rỗng tuếch. Vì Chúng có bao giờ được nghỉ ngơi hay rèn dậy về "Lối sống" đâu, suốt ngày nhồi nhét bắt Chúng suy nghĩ những thứ vượt quá ngưỡng tuổi. Những thứ Vĩ Mô sáo rỗng không phù hợp với lứa tuổi phát triển, chúng ta cần những cây Đại Thụ cao to, chứ không cần những cây Bonsai.
Lớp 2 hay cấp một thì đi học để làm quen với cái cơ bản thô sơ thôi, học các cách tiếp xúc với cuộc sống, hành vi thái độ... là đủ. Còn tri thức nhân loại thì đừng nhồi, cứ dạy các cháu các cái kia tốt cái tri thức lớn tí nó tự nạp rất nhanh. Trẻ con nhà mình em thấy cả ngày chỉ lo đi nạp kiến thức, bỏ qua quá nhiều điều thú vị và rất có ích trong cuộc sống hiện tại và tốt cho tương lai.Toàn thấy cc chửi như đúng rồi nhỉ, người ta cũng sẽ có giáo trình từ dễ đến khó. Với l2 chắc chỉ mới là định hướng tư duy là chính thôi. Nếu giáo trình đưa ra không phù hợp lứa tuổi cc chửi đã đành, chứ môn này phát triển tư duy rất tốt. E thấy cụ này có tâm với nghề,vấn đề chỉ là nghiên cứu kỹ năng lực của từng lứa tuổi mà biên soạn giáo trình phù hợp dễ học dễ hiểu và không nhàm chán là OK.
Nhiều lúc nhìn Chúng mà thấy thương, cái Tuổi đáng ra phải có nét Thơ ngây thì...............vai vác 1 đống sách vở, đeo kính vài diop, mồm ngáp mặt cau có, đầu óc đã len lỏi tính tranh giành, bon chen.Lớp 2 hay cấp một thì đi học để làm quen với cái cơ bản thô sơ thôi, học các cách tiếp xúc với cuộc sống, hành vi thái độ... là đủ. Còn tri thức nhân loại thì đừng nhồi, cứ dạy các cháu các cái kia tốt cái tri thức lớn tí nó tự nạp rất nhanh. Trẻ con nhà mình em thấy cả ngày chỉ lo đi nạp kiến thức, bỏ qua quá nhiều điều thú vị và rất có ích trong cuộc sống hiện tại và tốt cho tương lai.
Hôm rồi em đi qua hàng xóm chém gió thấy ô nhóc trí thức đứng ở sân em hỏi "bố cháu đi đâu rồi à?" thì ông ý trả lời "bố cháu đi ra cửa". Thái độ không hài hước đâu mà rất thật thà![]()
Hốt hết, bỏ bao đem ra quán là có kết quả chứ gì......
Giờ cho 1 đàn vịt chạy qua, bảo các cụ đếm xem bao con, các cụ làm thế nào?
Biết đếm từ 1-20 là đủ để bắt đầu học thống kê rồi.Lớp 2 thì nó ghi nhận bằng cái gì vậy cụ? mặt số chưa thạo, phép toán cộng trừ còn vấp lên vấp xuống. Thế thì học để làm gì?
Cái ngu của giáo dục nhà mình là éo biết dạy cách ứng dụng, chỉ học như học vẹt thì nhồi thế, nhồi nữa cũng chẳng biết ứng dụng cccc gì
Thực trang bây giờ SV ra trường, giao việc cho làm, trả lời câu xanh giờn: em không được dạy, giảng cho tí cái này là từ kiến thức này, kiến thức này bọn mày được học đây này...lúc đấy mới ớ ra.
Đấy, thực tế đấy, nhét cho lắm vào rồi túm cái váy lại chẳng biết cccc gì, thực tế cần ít kiến thức hơn học nhiều, nhồi làm gì lắm cho ngộ chữ![]()
May quá em không nằm trong câu chốt của cụHọc trường công thì chửi anh Giáo dục đủ điều. học trường tư thì chửi thương mại hoá chỉ chú trọng lợi nhuận, học trường tây thì kêu mất gốc. túm lại là chửi tuốt.
Tuy vậy nhà nhà cho con đi học thêm, phụ đạo. Thế mới hay.
DCM bọn khốn nạn. Ở cái tuổi vẫn còn tranh nhau đò chơi này mà nhồi nhét vào đầu con trẻ mớ số má thì chúng nó lớn sao nổi.Học sinh sẽ học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2 ở chương trình mới
04/11/2019
PGS.TS Ngô Hoàng Long (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, thống kê và xác suất là 1 trong 3 mảng kiến thức quan trọng của môn Toán trong chương trình phổ thông mới. Học sinh sẽ được học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2.
PGS.TS Ngô Hoàng Long - giảng viên cốt cán được tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, qua lĩnh hội từ các thành viên ban xây dựng chương trình môn Toán mới, thống kê và xác suất được xác định là một trong ba mảng kiến thức quan trọng của môn học này.
Chương trình môn Toán ở chương trình phổ thông mới được tổ chức lại thành 3 mạch kiến thức chính, gồm: Đại số và một số yếu tố giải tích; Hình học và đo lường; Thống kê và xác suất (đặc biệt chú trọng nội dung thống kê).
Trong 3 mạch kiến thức mới mạch có sự thay đổi lớn nhất so với chương trình hiện hành là Thống kê và xác suất.
![]()
PGS.TS Ngô Hoàng Long, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, một trong những giảng viên cốt cán được tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Thanh Hùng
Phóng viên: Ông có thể cho biết những sự thay đổi đó cụ thể ra sao?
PGS.TS Ngô Hoàng Long: Trước đây thống kê được dạy một chút ở lớp 4 và 5, lên cấp THCS học sinh được học ở lớp 7 và cấp THPT là ở lớp 10. Còn xác suất chỉ xuất hiện trong chương trình lớp 11.
Tinh thần của chương trình phổ thông mới muốn đẩy mạnh ứng dụng của Toán học và xác suất và thống kê là mạch kiến thức rất tốt để thực hiện nhiệm vụ đó.
Cụ thể, trong chương trình phổ thông mới, thống kê sẽ được đưa vào giảng dạy bắt đầu từ lớp 2 cho đến lớp 12. Tức là trong 11 năm, học sinh đều được học những nội dung về xác suất và thống kê với chương trình mang tính đồng tâm và nâng cao dần.
So với chương trình hiện hành, các nội dung về thống kê (thu thập, phân tích và xử lý số liệu; các loại bảng và biểu đồ; các số đặc trưng của mẫu) ở chương trình mới về cơ bản không nhiều thay đổi. Chỉ có một lượng ít kiến thức mới chủ yếu nằm ở lớp 12.
Như vậy, việc tăng về mặt kiến thức là không đáng kể mà chủ yếu ở thời lượng, để học sinh có thời gian xây dựng những kỹ năng giải quyết các bài toán thống kê. Các học sinh sẽ có thêm thời lượng để đọc và khai thác tốt hơn dữ liệu, vẽ bảng biểu, trình bày những hiểu biết về thống kê,...
Ví dụ, trong chương trình hiện hành, ở lớp 7 có đủ cả 3 biểu đồ tranh, quạt và cột. Nhưng chương trình mới thì lớp 6 sẽ học về biểu đồ cột, lớp 7 học về biểu đồ quạt,... Tức tách riêng ra để tăng cường việc luyện tập cho học sinh.
Nhìn chung, thời lượng của mạch kiến thức Thống kê và xác suất tương đối cao trong chương trình mới và tăng dần theo từng khối lớp.
Ở cấp tiểu học, chiếm 3% tổng thời lượng chương trình môn Toán và được nâng dần lên, đến cấp THPT chiếm khoảng 17-18 %.
- Tại sao thống kê và xác suất được định hướng là một trong ba mảng kiến thức quan trọng của môn Toán ở chương trình phổ thông mới, thưa ông?
Chúng ta biết công dân của thế kỷ 21 thì ngoài các kỹ năng tư duy cơ bản cần phải có kỹ năng tư duy về mặt thống kê và xác suất. Bởi xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều luồng thông tin và vấn đề đặt ra giờ đây không phải chỉ là biết thông tin mà còn phải biết phân tích, xử lý các thông tin mà mình nhận được. Việc có kiến thức về xác suất và thống kê sẽ giúp học sinh nói riêng và công dân nói chung có nhận thức và khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn và tốt hơn.
![]()
Học sinh sẽ học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2 ở chương trình mới. Ảnh: Thanh Hùng
- Các nội dung kiến thức về xác suất và thống kê sẽ được đưa vào lớp 2 như thế nào để các học sinh có khả năng tiếp cận và phù hợp nhận thức?
Ở lớp 2, học sinh sẽ được làm quen từ những khái niệm đơn giản và dần dần được nâng lên các cấp cao hơn.
Về xác suất, học sinh sẽ được bắt đầu làm quen với phép thử và chỉ yêu cầu các em nhận thức được kết quả của những phép thử đơn giản. Ví dụ như biết khi nào một kết quả nào đó của phép thử có thể hoặc không thể xảy ra. Như gieo một con xúc xắc 6 mặt thì có bao nhiêu khả năng có thể xảy ra?
Hoặc có thể đặt câu hỏi số chấm xuất hiện có thể nhiều hơn 7 được không? Các em sẽ trả lời được là không, tức sẽ làm quen với việc hiện tượng không xảy ra.
Hay hỏi số chấm đó có thể ghi được bằng các số từ 1 đến 10 hay không. Học sinh cần trả lời là có bởi những việc đó có thể làm được.
Còn về chương trình thống kê, ở lớp 2, học sinh sẽ làm quen với biểu đồ tranh. Ví dụ trong bức tranh cụ thể, có bao nhiêu bông hoa, cái bút,... Rồi phân biệt có bao nhiêu bút xanh, bao nhiêu bút đỏ,... Tức là từ những thao tác thống kê kiểm đếm rất đơn giản.
Tôi nghĩ cái khó không phải nằm ở phía học sinh mà phía các giáo viên. Các thầy cô cần nâng cao trình độ, nhận thức được đúng đắn nội dung của xác suất và thống kê để truyền đạt cho học sinh không bị sai. Có những khái niệm nếu bị truyền đạt sai thì lên các cấp học cao hơn, học sinh sẽ rất khó sửa.
Tuy nhiên khó khăn với giáo viên là việc chuyển từ dạy học theo chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học.
Cái khó thứ hai là giáo viên tiểu học chưa được làm quen với xác suất và kiến thức thống kê dạy trong chương trình hiện hành cũng tương đối ít. Do đó việc triển khai nội dung xác suất và thống kê ở trường phổ thông tương đối khó khăn.
Bộ GD-ĐT cũng nhận thức rõ điều này nên thời gian qua đã có những dự án, hoạt động đào tạo cho giáo viên để quen với những kiến thức này và từ đó có thể dạy học sinh được tốt hơn.
- Xin cảm ơn ông!
Thanh Hùng.
.
Đi tắt đón đầu à các bác![]()