À nói thêm, em thích trao đổi rèn luyện cho có thể và tâm hồn sảng khoái, gét bọn dựa vào thớt (diễn đàn) để úp tài liệu vớ vẩn, tổ lái, bôi nhọ hay bỉ bôi mách qué sắp tràn vào, khà khà
Bồ đoàn này to ghê, theo như em biết thì dùng bồ đoàn làm các cơ và dây thần kinh ở vị trí đó không bị tác động nhiều nên sẽ đỡ bị tê chân hơn.Chào cụ, em kính trọng hiểu biết và cách giao tiếp của cụ, khà khà.
Về điểm 2, ý của cụ là lễ nghi (chân chính) được đặt ra đều có lý do của nó, có ý nghĩa riêng của nó, em đồng ý, còn về ví dụ, em có ý khác, là:
2.1 Bế khí để làm gì, sao cụ không cho nó thông khí (cho sảng khoái) khà khà. Nếu coi thân giả tạm thì thông hay bế là như nhau; nếu coi thân quý, thì thông sẽ khoái hơn bế, em thật. Tuy nhiên có bồ đoàn mà dễ chịu hơn thì bồ đoàn thôi. (Em gửi cụ vantai ảnh quả bồ đoàn của cụ Càn Long, cụ đặt làm 1 cái nhé) khà khà.
2.2 Lưng cụ dần gù xuống là lẽ vô thường, cụ thẳng tưng như thanh niên thì rất đáng quan ngại, khà khà. Em cũng xu hướng gù, nhưng em gù đẹp.
Ở ý khác, quỳ để buông ngã mạn là ý niệm, gù do thiếu quỳ sám hối mỗi ngày cũng là ý niệm, bám chấp ý niệm là việc riêng của cụ, (em thấy quỳ và ngã mạn là 2 thứ không mấy liên quan). Muốn buông ngã mạn phải có chánh niệm, còn muốn thẳng lưng như thanh niên, thì cụ làm cái đai lưng, nhẽ ổn hơn, tuy nhiên, sau khi thẳng xong rất có thể cụ sẽ có ý muốn khác khốc liệt hơn, có khi lại sinh phức tạp, biết đâu. Khà khà.
![]()
Chúng sinh đều có Phật tính.Trong thế giới tự nhiên, cùng loài vẫn tàn sát nhau bình thường cụ ạ. Em ví dụ nhanh vài cái:
- Cụ nào nuôi cá ví dụ cá bảy màu cũng biết, cá con sinh ra, nếu không được vớt riêng ra là bị cá lớn ăn ngay.
- Khi một con sư tử đực chiếm đàn, nó thường giết tất cả các con non của con sư tử đực đầu đàn trước đó.
- Tương tự, trong đàn tinh tinh hay khỉ, các cá thể mạnh có thể đuổi hoặc giết hại cá thể yếu hơn hoặc lạ mặt.
- Ở côn trùng như bọ ngựa hoặc nhện, con cái có thể ăn thịt con đực sau giao phối.
- Chuột cũng có thể ăn con của chính mình trong điều kiện stress cao hoặc thiếu thức ăn.
...
Và chẳng có giải pháp nào cho bọn này khỏi giết nhau cụ ạ.
Theo dòng lịch sử loài người thì nước, hoặc đế chế nào có tỷ lệ dân số theo tôn giáo cao, đều trải qua giai đoạn kinh tế phát triển kém và thậm chí bị diệt vong cụ ơi. Tuy nhiên, đều có phục hưng tùy theo cả nội lực lẫn địa chính trị.À, em muốn lấy số liệu để thuyết minh cho luận điểm của em: Thiền, Phật giáo làm giảm khát khao vươn lên về học tập, khoa học, công nghệ, kinh doanh, quân sự. Hầu hết các nước có tỷ lệ dân số theo đạo Phật (Phật tử) trên 50% đều nghèo (GDP đầu người thấp).
Em hơi ngại tìm số liệu, nhưng em tin rằng nếu lấy thêm các chỉ số đo lường các yếu tố khác như số lượng sáng chế, chỉ số phát triển con người, PowerIndex (chỉ số sức mạnh) v.v... của các nước này thì cũng sẽ rất thấp so với thế giới thôi.
Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng. Đức Phật khuyên chớ vội tin, bởi người xưa có nói Tam sao thất bản, ngay cả kinh tạng nguyên thủy cũng qua nhiều lần truyền miệng rồi ghi chép, dịch qua nhiều ngôn ngữ.
Chớ có tin lời phát xuất uy quyền. Đức Phật khuyên chớ vội tin một điều gì vì thế lực, vì uy quyền hay vì linh thiêng mà tin.
Đơn giản lại là đừng quá cả tin, mà phải vận dụng, xem xét thực tiễn với mục đích cuối cùng là Không làm khổ mình và không làm khổ người.
Lại tào lao rồiLà người mà giác ngộ thì sẽ thấy không có "Ông" nào cả bạn ạ...Tất cả "chúng ta" đều chỉ như đám mây trắng hạ xuống đời..
Bác có ý hay đấy, em thấy hợp lý.Phật pháp để cho người không lý luận, chứ không phải để cho người lý luận.
Người hay dùng kiến giải, lý luận nghĩa này nghĩa kia thường hay dựa vào lời hay ý đẹp của kinh sách đời hoặc đạo rồi đem ra tranh luận hơn thua thì không theo Phật pháp được vì Phật pháp không phải đạo lý luận, người đến thưa hỏi đạo phải hỏi những điều tu tập thực tế.
Chẳng phải ý của em đâu, đây là lời truyền dậy của Phật giáo đấy, chẳng biết có tam sao thất bản tý nào không.Bác có ý hay đấy, em thấy hợp lý.
Em biết về Tịnh Độ và Mật Tông nhưng em chốt lại một câu là:Em chỉ kể câu chuyện được chứng kiến để hầu các cụ/mợ chứ thực chất em hầu như ko có kiến thức gì về món này.
Hôm CN có hai vc cô bạn định cư ở Canada về chơi. Gấu em định dẫn đi cà phê trò chuyện (vì họ ăn chay nên ăn uống ko hợp), nhưng tiện có cô bạn học cùng lớp PT cũng quen biết hai vc này nên rủ đến chỗ căn hộ mà cô bạn ở VN đang Thiền để trò chuyện. Cũng vì 2vc kia cũng theo phái Thiền nên họ đồng ý ngay.
Đến nơi vào căn hộ trong chung cư em thấy các phòng ốc bày rất nhiều hình ảnh, đồ vật mà xem trên phim về Tây tạng hay thấy. Có cả ảnh Datma, và nhiều vị tu sĩ khác mà cô bạn bảo đó là các Thầy. Nghe nói đây là căn hộ CC mà 1 vị thành viên mua và tặng cho group này để làm nơi tu tập theo lịch trình. Bình thường thì 1 tuần có tu tập 3-4 buổi, khoảng 10-15 người. Còn khi có sự kiện có thể đến 40-50 người. Hôm nay là ngày SN của Thầy (ko có mặt ở HN) nên mọi người đến để tổ chức lễ SN. Khi thấy mọi người đến em thấy rất nhiều người trẻ tuổi, nam, nữ đủ cả chứ không phải người trung niên hay cao tuổi như mình nghĩ với các người đi tu theo đạo Phật thông thường.
Khi mới đến em thấy 2vc cô bạn kia ngay lập tức vào làm các động tác vái, quỳ ... theo nghi lễ. Hóa ra cả mấy người quen đó đều đi theo cùng môn phái Mật tông (cùng nhánh nào đó mà em nghe ko hiểu). Nghe nói ở trong nam cũng có cơ sở như kiểu này. Cả mấy bạn này đã từng sang Ấn, Nê pal ... để tiếp kiến các Thầy, nghe giảng. .... Nghe cô bạn ở Ca về giải thích thêm: Đa số thành viên tham gia đều có điều kiện kinh tế khá giả cả (đại khái tiền nhiều quá rồi). Và hai cô bạn mà nhà em quen thì đúng là nhiều xiền thật. Có lẽ quá đầy đủ nên họ có điều kiện tham gia môn phái kiểu này và nghe nói khi tu tập thì sáng ra nhiều, cả thấy thanh thản, khỏe mạnh hơn ....
Nhà cô bạn bên Ca thì cả hai vc, con gái, trai đều tham gia cả. Thậm chí mấy người em ở trong nước cũng tham gia. Thậm chí cô con gái học xong ĐH ở Anh, có bằng Luật sư nhưng sau khi xong cũng bỏ ko làm nghề mà đi theo trường phái này. Đã từng sang Nhật đi theo Thầy ....
Em ko rõ về món này nên ko rõ kiểu tu tập thế này có giống như các cụ tu tập ở trên chùa hoặc tu ở nhà, nhưng khi cần thì đi các chùa hành lễ ? Nhưng vì có chữ Thiền nên chắc phải khác ? Có vẻ nó liên quan đến việc Thiền định ?
Nhưng thấy có rất nhiều sách vở như kinh kệ thì chắc cũng phải đọc, tụng và thuộc ?
Có cụ nào biết rõ về cái này không xin bổ túc thêm để em hiểu rõ
Phật coi cái đồng hồ mấy củ là cái vật xem giờ, e coi Phật cũng chỉ là người, cũng là một dạng vật chất ý thức đang tồn tại thì có sai ko? Những gì Phật nói nếu nghe = tai thì là âm thanh, nếu AI nghe thì là 1 chuỗi 0-1-0... Có gì là đúng sai đâu, ta sử dụng "hệ tọa độ" nào để đánh giá mà thôi, ngay bản thân cái "hệ tọa độ" mà ta dùng đã không có đúng sai rồi!!Cụ thì nhìn thấy cái đồng hồ mấy củ to. Chứ như chư Phật, Bồ tát thì thấy cái đồng hồ là vật xem giờ thôi. Được tặng thì dùng, tùy duyên độ thế. Không phải ngẫu nhiên những vị như vậy được nhưng yogi ẩn tu hàng chục năm trên núi cao cúi đầu đỉnh lễ đâu. Mình cứ quan niệm thanh bần là tốt vậy nên rất phù hợp kiểu Sư Minh Tuệ nhưng chỉ dám kính nhi viễn chi chứ k dám làm theo. chỉ đúng ở 1 Thừa nào đó hay 1 khía cạnh nào đó. Như bức tranh thiền tông chăn trâu. Đến lúc thõng tay vào chợ, đạo đời không khác tùy duyên độ thế mới là đỉnh cao giác ngộ.
Lịch sử Kim Cương Thừa tóm tắt là có 1 ông Vua thấy đức Phật cùng đệ tử bay trên trời nên ông rất kính trọng liền thỉnh cầu cúng dường và xin Ngài dạy giáo Pháp. Đức Phật bảo ok thôi, nhưng học vất vả gian khổ có chịu được không ? Ông trả lời con sướng quen rồi không chịu được, con biết Ngài thần thông quảng đại thế nào cũng có cách để không phải khổ sở quá vẫn giác ngộ được. Đức Phật quán chiếu nhân duyên thấy ông này đủ phúc đức nên đã truyền trao Kim Cương Thừa.
Mình không có câu nào nói rằng mọi người phải tôn sùng ông ấy cả. Mình chỉ nhận thấy là bạn đang chấp vào 1 niệm cố định rằng Ông ấy là như thế này, Ông ấy là như thế kia. Thực tế tất cả mọi thứ Hiện hữu đều chỉ là Huyễn ảo. Lẽ ra mình cũng không muốn tranh luận với bạn nữa. Nhưng mình cũng cố gắng nói thêm chút, hy vọng sau này bạn sẽ hiểu...Lại tào lao rồi![]()
![]()
ông nói sấu chế độ à, có gì phải tôn sùng
![]()
Nếu chỉ nhìn theo gdp và cấp độ khoa học kỹ thuật, các nước theo công giáo vượt trội nhất, sinh ra nhiều bộ óc thiên tài về khoa học. Nhưng quán vô thường theo đạo Bụt thì tất cả cuối cùng đều tan biến hết.À, em muốn lấy số liệu để thuyết minh cho luận điểm của em: Thiền, Phật giáo làm giảm khát khao vươn lên về học tập, khoa học, công nghệ, kinh doanh, quân sự. Hầu hết các nước có tỷ lệ dân số theo đạo Phật (Phật tử) trên 50% đều nghèo (GDP đầu người thấp).
Em hơi ngại tìm số liệu, nhưng em tin rằng nếu lấy thêm các chỉ số đo lường các yếu tố khác như số lượng sáng chế, chỉ số phát triển con người, PowerIndex (chỉ số sức mạnh) v.v... của các nước này thì cũng sẽ rất thấp so với thế giới thôi.
Một góc nhìn khác của em:Nếu chỉ nhìn theo gdp và cấp độ khoa học kỹ thuật, các nước theo công giáo vượt trội nhất, sinh ra nhiều bộ óc thiên tài về khoa học. Nhưng quán vô thường theo đạo Bụt thì tất cả cuối cùng đều tan biến hết.
Vua Ngô ba mươi sáu tàn vàng,
Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì.
Chúa Chổm uống rượu tì tì,
Chết xuống âm phủ khác gì vua Ngô.
Em nghĩ đoạn bôi đen của cụ chứng tỏ cụ đã giác ngộ đạo Phật. Giờ trở đi là lúc cụ làm thế nào để luôn đạt được điều đó.Một góc nhìn khác của em:
Chẳng lẽ chúng ta sống gần 100 năm chỉ để chuẩn bị cho cái chết?
Thực tế, cuộc sống là điều quan trọng nhất và mỗi người chỉ được sống một lần (cho đến nay, chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục nào về việc tồn tại của cuộc sống khác sau cái chết), nên chúng ta càng phải trân trọng và tận hưởng từng khoảnh khắc hiện tại.
Thay vì dành cả đời chỉ để lo sợ hoặc chuẩn bị cho cái chết, hãy tìm cách sống sao cho trọn vẹn, hạnh phúc và ý nghĩa. Mục tiêu không phải là sống để chờ đến lúc kết thúc, mà là làm cho hành trình ấy trở nên xứng đáng và đáng nhớ, đừng để cuộc sống trở thành sự chuẩn bị cho cái chết.