Em thấy nó đồng quan điểm, hay tạm gọi là Hộ trì điều này.
Cảm ơn bác.
Nói về khai ngộ những gì em hiểu là ý thức sự vật như nó đang là.
Không có công thức chung để khai ngộ cho tất cả. Sự khai ngộ có thể đến với người nhiều năm hành thiền miên mật, hoặc nhất tâm trì chú hòa nhịp cùng tần số rung của vũ trụ...song sự khai ngộ cũng đến với người đang ở tận cùng của sự đau khổ, hay đơn giản đang hòa mình giữa đời thường tấp nập. Và ngay cả những kẻ thủ ác, u mê vẫn có con đường khai ngộ của riêng bản thân mình mà không nhất thiết phải bước vào cánh cửa Phật pháp.
Đó là sự công bằng của tạo hóa chẳng thiên lệch bất kì ai, như tấm gương soi rọi bao trùm hết thảy thế gian một cách hoàn toàn vô vi.
Tuy nhiên, con đường khác nhau nên "tốc độ, thời gian và cung đường" ắt sẽ chẳng như nhau.
Song nếu tựu chung lại, nó có một vài tiến trình chung nào đó nếu chia sự khai ngộ theo những cung bậc của tri kiến:
01. Sự thiếu ý thức gần như hoàn toàn về suy nghĩ, hành động hoặc lời nói của bản thân. Mọi thứ được phản xạ theo bản năng, phản xạ với bên ngoài và bị dẫn dắt cũng như ràng buộc bởi tri kiến, kinh nghiệm, môi trường, các quy tắc xã hội.
02. Sự phản tỉnh bắt đầu bằng những câu hỏi ngược với bản thân thay vì tìm lý do cho hoàn cảnh hay đổ lỗi cho một ai đó: "Tại sao tôi lại làm như vậy?", " Cái gì khiến tôi bộc phát cảm xúc này?".
Giai đoạn phản tỉnh là giai đoạn đột phá để con người quay vào bên trong đào xới bới lộn tìm nguyên nhân cho những vấn đề ở nội tại chính mình.
Người hành thiền hay kẻ thủ ác cũng phải bước qua giai đoạn này để xé toạc chiếc lồng tâm thức cũ để bước vào bầu tâm thức ở mức độ cao hơn, nếu không những trải nghiệm chỉ là sự hời hợt trên bình diện mà chẳng tiến nhập được đến chiều sâu hơn của tâm thức.
03. Sau sự giằng xé nội tâm giữa việc bám víu vào những gì cố hữu đã được xây dựng của bản ngã và môi trường tâm thức mới nơi chứa đựng sự "Ý Thức". Tiến trình tu sửa nội tâm bắt đầu, nó đầy khó nhọc như cách người ta đổ móng để xây một ngôi nhà mới. Giai đoạn này càng khó khăn hơn với kẻ thủ ác vì sự giằng xé nội tâm vô cùng cường liệt giữa quá khứ và hiện tại.
04. Cuộc chiến nội tâm đi qua (khoảng giữa có thể là sự giải đãi, trễ nải hoặc rời bỏ con đường), sự chấp nhận và cho phép đến.
Con người trở nên chấp nhận chính mình, chấp nhận cả bóng tối (những điều thiếu tích cực, chưa hoàn thiện) của mình, chấp nhận cả những thiếu sót nơi người khác (Rộng lòng với mình và người).
Cho phép mọi việc được xảy ra, nghĩa là cho phép cả những điều bất như ý đến coi đó như một phần tất yếu của tiến trình tự nhiên. Phản ứng trước nghịch cảnh chỉ là sự quan sát và tự đặt câu hỏi:"bài học ở đây là gì?".
Còn 3 cung bậc nữa có thời gian mạn phép được múa phím thêm cùng bác.