Máy bay lỗ mất hết vốn lại còn âm mấy tỉ đô vẫn phải giữ.
Quan trọng là có người đi hay không, lỗ hay lãi là do cơ chế thôi.
Không phải so lãi lỗ mà so với phương tiện khác còn lỗ hơn.
Khi tôi nói lỗ là như ý bác coolpix viết ở trên, xét trên kinh tế vĩ mô không phải là kinh tế vi mô.
Nhưng Nhà nước VN đang làm những việc thực sự cho toàn dân (nhắc lại là toàn dân, chứ không không phải chỉ cho 1 nhúm người), nhất là những người nghèo, người yếu thế trong xã hội. Những chính sách như xóa nhà tạm, hỗ trợ người già không bảo hiểm, bảo hiểm y tế toàn dân dần đến chăm sóc sức khỏe y tế miến phí toàn dân, bỏ học phí trường công cho học sinh phổ thông,... Đó là những việc đã và đang được làm cụ thể cho mọi người trên đất nước này.
Còn như tôi viết một cách trừu tượng khó hiểu nhưng vẫn là ý đó:
FS quan trọng cụ ạ.
Bản chất đây là ăn trước của thế hệ tương lai đang lớn và chưa sinh ra: Chúng sẽ phải è cổ ra trả nợ (nước ngoài, và chính chúng ta những người tham gia xây dựng dự án này) nếu dự án này có tổng lợi ích kinh tế (economic benefits), thấp hơn tổng chi phí kinh tế (tức đã gồm chi phí cơ hội của con người, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên như cát đá sắt và nguồn lực bằng tiền).
Làm hay không thì chốt luôn còn dồn lực làm việc khác. Không làm thì dồn lực mà xây nhà dưỡng lão cũng là vừa, đúng nghĩa đen, không châm chọc gì.
Quan điểm của tôi:
- Cái đường sắt này không quan trọng bằng việc bỏ học phí cho trẻ em. Tương tự, xóa nhà tạm hay tặng mỗi người một lần khám bệnh cũng vậy.
- Vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí thì khó nói, vì độ khả thi của nó tôi nghĩ cũng ngang với đường sắt này.
- Vay VNĐ để trả để làm, thì rồi lứa sau cũng phải bị nọc ra thu thuế TNCN, GTGT mà trả lại nợ cho lứa già, trong khi chúng không được quyết định gì mà chỉ thế hệ này quyết định (rằng chúng mày phải nợ chúng tao). Thế là không công bằng, nếu không có lời giải thích rõ, tức FS cho chúng.
- Lớp trẻ có thể phản kháng, cho vỡ nợ, tức đem cục lương hưu của chúng ta ra đe dọa, nếu mấy ông già các ông không giảm nợ cho chúng tôi thì chúng tôi sẽ cho in tiền ra để trả nợ các ông, dẫn đến phá giá nội tệ, làm cục lương hưu của các ông mất sức mua. Hãy nhìn cách người dân đang phản ứng với chính sách thu thuế hộ KD (mà xét ra, nó còn là một chính sách công bằng nhẹ nhàng chán).
>> Mấy điểm trên chính là sự mâu thuẫn khi có bất bình đẳng giữa các thế hệ về tài sản (generational wealth gap).
Điểm nữa, máy bay lỗ là do Covid. Chứ năm vừa rồi VNairline lãi lớn.
Và máy bay hay các phương tiện có khả năng scalability tốt (thiếu thì mua thêm, thừa thì bán) nên dễ dàng kiểm soát tài chính hơn.
Không phải tự dưng tư nhân các nước đều muốn làm máy bay (Hàn, Indonesia, Việt, hay Mỹ) nhưng bỏ bê đường sắt.