E ko phải dân thiết kế chuyên về tàu biển nhưng e làm chuyên về automotive và em đã từng trải nghiệm đi Tàu (Hải Quân) trong bão đi ra Trường Sa cách đây gần 10 năm nói thật đó là trải nghiệm kinh khủng nhất của e đến h

nhưng tàu vẫn ko lật mặc dù em phải năm ôm chân giường. giống như chiếc xe ô-tô e nghĩ trước khi launching sản phẩm phải qua khá nhiều bài test đặc biệt là liên quan đến safety chứ nhỉ, ko biết Tàu này có như vậy ko chứ bao nhiêu tàu ở đó mà mỗi tàu này lật @@
Mỗi loại phương tiện nó được thiết kế cho một mục tiêu riêng. Còn thiết kế cho nhiều mục tiêu (n trong 1) thì phải rất nhiều tiền (ví dụ như cái xe Cadilac 01 của Mỹ)
.
Nhân bàn về an toàn cho tàu ở vịnh HL (như con tàu lật vừa rồi) thì em lấy quan điểm mà em vừa được học (lai rai trong cỡ chục năm) về QUẢN TRỊ RỦI RO:
1. Rủi ro là luôn luôn hiện hữu và không ai tránh được. Ví dụ: đi tàu biển thì rr tàu chìm là: dông lốc, là sóng thần, là tàu cũ bị vỡ, là mất trọng tâm đột ngột...
2. Vậy đối phó với rr: 1 là chấp nhận 2 là xử lý nó.
a. Chấp nhận khi nào: khi (người quản lý, người ra quyết định) cho rằng/tính toán được nó có xác xuất xảy ra rất ít (ví dụ: một con đò, chở 10 người, đang đi trên sông thì ai đó hô lên "ô có con cá to quá" và có nguy cơ nhiều người nghiêng về phía được chỉ, đò nghiêng: xác xuất nghiêng cao dù việc người hô "Cá to+ đổ dồn về phía cá" thấp; đối với con tàu 50 khách kia: có ai đó hô "ô có đàn cá heo kìa...." 50 người chạy sang 1 mạn nhìn, tàu đủ to, không sao...nên tàu này có rr mất trọng tâm do dịch chuyển hàng/khách là cực thấp, không cần quan tâm; nhưng đối với tàu hàng rời thì khác; cách đây chục năm có một con tàu hàng (rời) bị chìm trong tích tắc, chỉ có 1 người sống sót (hình như chìm đúng đêm Noel) và được lý giải là hàng rời (than hay phân gì đó) gặp ẩm hóa nhão, khi nhão nó có nguy cơ làm lệch trọng tâm tàu.
Công thức: xảy ra sự kiện a và dẫn đến sự kiện b
thấp x cao= cao (xem xét, cân nhắc)
Cao x thấp = cao (xem xét, cân nhắc)
thấp x thấp = cực thấp (có thể chấp nhận)
cao x cao = cực cao (không bao giờ chấp nhận)
b. Xử lý rr: cứ một rr được nhận diện thì có 1 giải pháp chống rr đấy và pp chống rr sẽ là "phiền hà" và kinh phí.
Ví dụ cái tàu bị lật: các cụ bảo "đáy bằng quá", Ok đơn giản, đáy bằng thì ta chỉnh cho đáy chữ V, hậu quả là gì: ma sát nước lớn hơn, va chạm đáy nhiều hơn; bến cập phải sâu hơn (chi phí cầu tàu đắt hơn)...có cụ bảo "đáy vẫn bằng nhưng không lật cơ": ok, ta thiết kế đáy nặng thêm n tấn nữa: hậu quả là phải tăng thép đáy, tàu nặng di chuyển tốn nhiên liệu ....Có cụ bảo "tàu vẫn nhẹ nhưng không lật cơ"; OK, thiết kế thêm 2 phao sườn vươn ra n mét, hậu quả: tàu khó xoay trở, tốn diện tích neo đậu, cập bến .....Muốn gì làm được hết.
Vậy "chấp nhận rr" là gì: là cân đối giữa khả năng xảy ra, lợi được hưởng, các chi phí phải bỏ ra.
.
.
trong cuộc sống cũng áp dụng (vô tình hay hiểu) về rr: khi thiết kế một cái cầu thì người ta thống kê mức lũ (cỡ) 100 năm để đặt cao độ cầu, người ta thống kê động đất 100 năm để thiết kế mức an toàn....
.
Vậy khi cái tàu kia lật; dư luận muốn "tàu không bao giờ lật" có được không. ĐƯỢC CHỨ, có điều nhiều tiền và nhiều phiền hà. Vậy nếu 1 năm có 10 cơn lốc ở HL, mỗi năm lật 1 tàu thì phải làm thế thật chứ 5/10 năm mới có 1 cơn dông (to cỡ hôm nọ), hàng chục tàu mới có 1 tàu lật.. thì không nhất thiết phải cải hoán thiết kế mà biện pháp NÊN LÀM là ứng xử tại chỗ: rà soát lại quy trình cấp phép ra khơi; tập huấn kỹ năng cho đội tàu; yêu cầu an toàn với khách: khi lên phải học an toàn (như nhiều cụ tự nghĩ ra biện pháp an toàn cho mình bằng cách xuống đuôi tàu ngồi ấy)....Nói chung là tại chô chứ không phải là cải hoán cả một hệ thống.
.
PS: có 2 cách chống rủi ro tốt nhất đó là
1. Không tham gia
2. Mua bảo hiểm (càng nhiều tiền càng tốt)