Các cụ tranh luận vấn đề này, nhưng mỗi cụ đi theo một hướng.
Đèn xe có tác dụng chiếu sáng, nhưng nó liên quan đến an toàn điện của xe (cháy nổ) thậm chí nó có thể ảnh hưởng đến bộ điều khiển trung tâm.
Kiểm định về ánh sáng chỉ là một phần, các TT đăng kiểm đều có thiết bị.
Kiểm định về an toàn điện, nguy cơ cháy thì ĐK chỉ có cách dựa trên thông số của NSX (không thể kiểm định hết tất cả các hạng mục của xe).
Vd thế này:
* Dây và phụ kiện của đèn độ chưa chắc đảm bảo công suất của đèn (thường thấp hơn) - có thể nhìn dây và jack bộ đèn độ, và bộ đèn zin thì biết, công suất của đèn độ thường cao hơn công suất đèn zin, đèn zin 55w, đèn độ 90 w, thêm loa đài, quạt...có khi vượt cả công suất dự phòng điện của xe.
* Vật liệu, phụ kiện để độ đèn chưa chắc đảm bảo chịu nhiệt và kháng cháy.
"Bộ đèn" công nghệ mới cho dòng xe cũ thì ít thấy lắm bác.
VD: đố bác nào tìm được bộ đèn bi led cho con Su Wagon mà có chứng nhận đấy. Thế nên mới cần phải thay "bóng lẻ" thay vì "bộ đèn", và cần phải cắt chóa ở bộ đèn cũ thì mới lắp được
Tất nhiên, nếu đưa lên máy kiểm định thì có lẽ thông số sẽ đạt vì bi led hàng tốt (thậm chí là hàng nguyên bản tháo ở xe khác) chứ không phải lôm côm. Nhưng luôn là bị từ chối cho lên máy đo thông số, đánh trượt luôn vì đã "khoét chóa".
vẫn đổi được nhưng phải là hàng chính hãng được cấp hợp chuẩn hợp quy
Thế này cụ ạ, nếu bên nào làm được việc mổ xẻ, lắp ráp.... để ra được 1 bộ đèn cho 1 đời xe đời tống cụ thể đi. Họ phải mang bộ đèn đó đi đo kiểm, kiểm định chất lượng (bao gồm cả giấy tờ các thứ) để ra được tờ chứng nhận đạt chuẩn gì gì đó.... làm được điều đó thì đèn đó lắp được lên xe mà đăng kiểm chả làm gì được cụ. Nhưng để làm được thế, chi phí bằng vài con xe

))
Nó lại là kiểu: chất lượng đồ lắp thêm / thay ấy có đảm bảo ko? Cũng như đồ tàu có fake 1 fake n đó, giá nào chả có. Lúc xảy ra sự cố lại cứ cào mặt ông quản lý nhà nước đã kiểm định rồi, nhưng chung quy lại có đủ chất lượng chưa? Thế nên ông NN ăn chắc là mày xuất trình đủ hồ sơ đây tao cấp phép đã. Để khúc đủ hồ sơ thì..... mấy cái dây điện hay cuộn băng keo cũng phải có hồ sơ. Kiểu vậy.
Thường fake nó sẽ liên quan cả chất lượng. Kiểu cùng bóng đèn led đi, có cái xịn thì độ sáng nó lâu hơn, cái fake thì độ sáng ban đầu có vẻ như xịn, nhưng 1 thời gian sau biết ngay. Cũng như chất lượng các linh kiện cấu thành mà cụ.
Còn cái vụ thay thế và đục khoét: ban đầu nhà sản xuất họ nộp hồ sơ kiểm định cho bộ đèn này là cấu thành gồm các thành phần: A, B, C, D... cụ thể. Khi nhà sản xuất thay đổi bất kỳ linh kiện chính nào, thay đổi bất kỳ chi tiết hay thành phần nào đều phải kiểm định lại từ đầu cho sản phẩm đó. ==> Việc thay thế thành phần linh kiện thì cũng vậy, phải kiểm định lại toàn bộ từ đầu như mới. (Bên em từng làm sản xuất nên cũng ngấm cái sự nó thế đó. )
Kiểm tra giờ chỉ đo độ sáng độ chụm chứ đo độ vững chắc đâu? Có nước nào đo độ vững chắc không hay người ta chỉ căn cứ bộ phận đã đăng ký SX đúng chuẩn? Vậy ở ta ai thích độ khoét choá thì đi đăng ký mẫu đèn đúng chuẩn đi rồi lắp thoải mái.
Ai đã nói gì cái đèn Hella của cụ, cái khoét choá của cụ thì ai chứng nhận cho nó là an toàn? Người ta không kiểm định vì khoét choá chứ đã đề cập gì đến chất lượng đèn Hella đâu? Vòng 1 đã không qua rồi nói gì đến vòng 2? Cái mấu chốt ở đây là việc khoét choá không có gì bảo đảm đúng tiêu chuẩn đèn ô tô. Nếu thợ khoét choá thiết kế, thi công, thử nghiệm đầy đủ, có chứng thực (như các hãng sản xuất đèn) thì đã không bị từ chối kiểm định.
Nói tóm lại là không cho thay đèn. Muốn thay đèn phải thay nhà.