Các cụ thích thì cứ vật nhau, em thì ủng hộ đề thi kiểu này: Dần dần học sinh sẽ phải quen với việc kỳ vọng khi đi thi không phải là tối đa điểm mà là đủ theo mục tiêu của mình (tương tự đề toán điều kiện của KHTN, điểm tối đa chỉ dành cho những bạn đặt mục tiêu top đầu).
Đề ra em cũng ủng hộ ra đa dạng, không theo khuôn mẫu. Đừng có lôi là học một đằng thi một nẻo: Học chỉ cung cấp kiến thức cơ bản, ai muốn hiểu sâu hơn thì phải mày mò tìm hiểu, còn chỉ đơn giản là học ở lớp thôi thì điểm cũng chỉ nên đủ thôi: Khoảng 5đ nếu chỉ học đúng, đủ những gì trên lớp. Còn điểm tốt hơn dành cho những bạn đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn. Ngay cả đề thi của KHTN em nhắc ở trên cũng đang quá theo khuôn mẫu, các cháu muốn thi thì học đúng những dạng bài đấy (và bản thân KHTN họ cũng có đội ra đề đặc thù nên khó mà đổi được).
Nói về giảm tải: Em đồng ý giảm tải cho những bạn thích học nhẹ nhàng, không ép phải học nhiều. Nhưng học ít thì cũng phải chấp nhận kết quả mình nhận được kém hơn những bạn học nhiều, chứ em thấy khá là phổ biến việc kêu gào giảm tải cho học sinh, kêu gào học ít hơn nhưng nếu các bạn khác học nhiều thì lại sốt ruột, con không đươc kết quả tốt như các bạn khác lại khó chịu. Và bên cạnh đó để công bằng thì em cũng ủng hộ mở thêm hành lang cho những bạn thích học, cho các bạn môi trường để các bạn có thể dễ dàng tiếp cận những kiến thức mình mong muốn để đạt mục tiêu cá nhân.
Lan man thêm tí về kỷ nguyên vươn mình: Em thấy con đường khả dĩ nhất đạt được mục tiêu là học theo những nước khá tương đồng với mình: Hàn, Nhật, Sing, Trung. Luyện cho lớp trẻ phải chịu được áp lực, phải có mục tiêu rõ ràng và chấp nhận cạnh tranh chứ không phải tiêm vào đầu việc học nhẹ nhàng, làm nhẹ nhàng cũng có thể đạt mục tiêu. Ai cũng mong con cái có cuộc sống tốt, không vất vả nhưng đi kèm theo cũng để con biết được cái gì cũng có giá của nó. Tùy thuộc vào từng đứa trẻ, điều kiện của từng gia đình để có định hướng phù hợp chứ không có mẫu số chung. Và quan trọng nhất là dù có lựa chọn thế nào thì cũng bớt đổ lỗi cho môi trường, cho xã hội đi.