[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 2

Ao Đình

Xe tải
Biển số
OF-881537
Ngày cấp bằng
21/5/25
Số km
205
Động cơ
4,099 Mã lực
Tuổi
50
Chở hàng thì không nên cố gắng đua tốc độ cụ ạ.
Em nghĩ, ĐS có lợi thế chở hàng khối lượng lớn và cồng kềnh.
Nên, cứ nâng cấp ĐS hiện tại để kẽo kẹt chở hàng.
Túm lại, cứ một cái hàng chợ, và một cái vượt hẳn lên 5*.
Không đầu tư vào tầm trung.

Tuyến đường sắt trục HN-Tp HCM mà nâng được lên tốc độ này với 2 làn đường riêng biệt là 1 cuộc cách mạng lớn của ngành đường sắt VN (thực ra thì ngay cả ở những nước phát triển để vận tải hàng thì hệ thống đường sắt của họ chưa đạt được tốc độ này đâu). Nếu thêm cả việc cải tạo/trang bị cho các ga hàng hóa thuận tiện với vận chuyển công nữa thì hệ thống đường bộ được giảm tải và chi phí logistic cũng giảm rất nhiều.
Việc này đóng góp rất nhiều và ngay tức khắc để nền kinh tế phát triển, chứ cái đường sắt cao tốc kia còn chưa chắc!
 

OUMOUM

Xe tải
Biển số
OF-837863
Ngày cấp bằng
30/7/23
Số km
456
Động cơ
503,615 Mã lực
Tuổi
26
Cụ xem lại giá vận chuyển contener từ Bắc Vào Nam (từ ga Giáp Bát đến Sóng thần) có 18.100.000/1 công 40 là mất một toa. Toa tàu khách 60-70 ghế rẻ nhất là 1 triệu thì đã gấp 4 lần vận chuyển hàng rồi.
Có nhiều lợi thế khi chuyên chở hh thì cụ cố tình lờ đi?

Cụ chỉ tính lời và lãi kiểu con buôn chở khách thì cần gì qlnn?

Chưa tính toa hàng được thiết kế riêng có thể 2cont 40 thoải mái và an toàn, số lượng toa có thể rất lớn chỉ cần đủ hàng, nhân viên tàu châc ba người có khi chẳng cần. bốc xếp cẩu giàn thì rất nhanh gọn.
 

Kiên Khùng

Xe container
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
5,303
Động cơ
772,816 Mã lực
Tàu khách thì thêm 1 thằng người gọi là tiếp viên lương cao thì khoảng 700 x 3công = 2t và máy lạnh nữa cũng chỉ hết 1/2 vẫn gấp đôi chở hàng.
Cái toa tàu chở khách với cái plaform đặt container, nội cái chỗ ị thôi mà 100 năm qua vẫn ỉa xuống ray cụ ạ. Tàu cao tốc không ỉa vậy được, cút sẽ sơn hết lên thành tàu màu vàng khè ấy.
Chi phí ấy đâu ra?
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,533
Động cơ
1,005,750 Mã lực
Chưa tính toa hàng được thiết kế riêng có thể 2cont 40 thoải mái và an toàn, số lượng toa có thể rất lớn chỉ cần đủ hàng, nhân viên tàu châc ba người có khi chẳng cần. bốc xếp cẩu giàn thì rất nhanh gọn.
Đường sắt phủ trục chính Bắc - Nam và vào/ra các cảng biển lớn. Đường bộ sẽ nối những ga hàng hóa với phần còn lại của đất nước.
Không chỉ giảm tải cho đường bộ mà sẽ làm giảm chi phí logistics xuống rất nhiều!
 

khuyếnh

Xe tăng
Biển số
OF-55609
Ngày cấp bằng
22/1/10
Số km
1,429
Động cơ
451,285 Mã lực
Cái toa tàu chở khách với cái plaform đặt container, nội cái chỗ ị thôi mà 100 năm qua vẫn ỉa xuống ray cụ ạ. Tàu cao tốc không ỉa vậy được, cút sẽ sơn hết lên thành tàu màu vàng khè ấy.
Chi phí ấy đâu ra?
Thế nó mới cần vay 35 năm không lãi.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,533
Động cơ
1,005,750 Mã lực
Thế nó mới cần vay 35 năm không lãi.
Nhà nước sẽ phải đi vay để cho vay không lãi và sau 35 năm thì Nhà nước phải trả gấp đôi số tiền đó cho phần lãi!
Thaco thì chỉ yêu cầu Nhà nước bảo lãnh cho họ đi vay!
 

Kiên Khùng

Xe container
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
5,303
Động cơ
772,816 Mã lực
Mấy kiên thức phổ thông về GTVT môn Địa lý kinh tế tôi học từ lớp 11, năm 1993. Tức là hơn 30 năm vẫn xài tôt.
1. Về phân cấp vai trò các mạng lưới giao thông. VN mấy chục năm nay chấp xương sống (đường sắt), lấy xương sườn (đường bộ) kéo dài thay xuong sống.
2. Đường sắt cao tốc không bao giờ cạnh tranh đc với hàng không ở cự ly từ1000km trở lên. Vè thời gian có thể bắt kịp nhưng về giá thì sẽ vượt chi phí đi máy bay. Vì đơn giản thôi, lực ma sát trên độ cao mặt đất và chi phí tuyến đường sẽ đắt hơn chi phí mua máy bay + sân bay.
Cố tình đẩy ĐSCT lên ngang hàng thậm chí thay thế hàng không ở cự ly 1550km nếu không phải là sự ngu xuẩn có tổ chức thì chỉ còn là sự đào lửa tập thể vì một mục đích đang che giấu.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
12,783
Động cơ
334,011 Mã lực
Lộn xào. VN mà cụ cứ lôi Nhật vào chi vậy.
Nói 1 đàng làm 1 nẻo, hiểu 1 nẻo khác nữa...😁
lo quái gì, chỉ biết 2025 khởi công, còn có 6 tháng nữa. Khởi công xong rồi thì không biết các cụ bàn lui còn sáng tác ra trò gì nữa không chứ trò hô gpmb 10-15 năm quá xưa rồi. Giờ người ta làm 5 tháng.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
6,572
Động cơ
486,846 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ xem lại giá vận chuyển contener từ Bắc Vào Nam (từ ga Giáp Bát đến Sóng thần) có 18.100.000/1 công 40 là mất một toa. Toa tàu khách 60-70 ghế rẻ nhất là 1 triệu thì đã gấp 4 lần vận chuyển hàng rồi.
Giá này còn có thể giảm được rất nhiều nữa cách thức bốc dỡ công không phải là cách đang làm.
Nhưng quan trọng nhất là những khách hàng vận chuyển nhiều phải dám chọn đường sắt.
Người ta không chọn vì không thuận lợi trong việc bốc/dỡ và vận chuyển công ra vào ga!
Thông tin cho các cụ là giá vận chuyển Bắc-Nam 18 triệu đô/cont 40' của VN là rất đắt. Ở TQ giá chỉ bằng hơn 1 nửa.

Lý do là sao:
- 1 là đường sắt VN quá lạc hậu ọp ẹp, tải trọng trục đoạn M Bắc là 16T, đoạn M Nam chỉ là 12T (!), tức là phải chạy các toa hàng 1 cont trong khi tiêu chuẩn thế giới là 1 toa 2 cont.
- Tốc độ chạy tàu quá chậm (50km/h)
- Quá nhiều đường ngang, mất quá nhiều nhân lực cho gác chắn và mất an toàn
- Không có ga hàng hóa đủ tiêu chuẩn
- Không có phương thức vận tải cả gói door to door. Chính xác hơn là chỉ biết bán buôn phó mặc cho tư nhân

Cụ nào bảo vận tải hàng hóa đường sắt không có lãi là rất rất nhầm. Thông tin cho các cụ là hiện ở Mỹ vận tải hành khách đường sắt quá lỗ nên tư nhân bỏ hết, nhà nước (Amtrak) phải gánh. Nhưng vận tải hàng hóa đường sắt vẫn lãi tốt và đang nằm trong tay tư nhân. Mỗi công ty vận tải hàng hóa đường sắt tư nhân ở Mỹ nắm trong tay hàng chục ngàn km đường sắt hàng hóa tốc độ 130km/h.

Cho nên VN đang có 1 sai lầm chiến lược là bỏ bê đường sắt truyền thống. Vận tải hàng hóa đường sắt VN hiện chỉ chiếm có 0,9% tổng lượng vận tải xã hội nhưng mỗi năm (không phải covid) vẫn lãi vài trăm tỉ và đang gánh lỗ cho vận tải hành khách.

Đường sắt chở hàng 120km/h giá thành xây dựng chỉ bằng 1/8 thậm chí 1/10 đường sắt cao tốc 350km/h.Tôi nhắc lại là năm 2023 Ấn độ khánh thành 1.337km đường sắt chở hàng khổ 1.667mm tốc độ 130km/h tải trọng trục 32T mà chi phí xây dựng chỉ là 6,6 tỉ đô. Đáng ra VN phải làm 1 tuyến đường tương tự trước khi làm ĐSCT.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
12,783
Động cơ
334,011 Mã lực
Cho nên VN đang có 1 sai lầm chiến lược là bỏ bê đường sắt truyền thống. Vận tải hàng hóa đường sắt VN hiện chỉ chiếm có 0,9% tổng lượng vận tải xã hội nhưng mỗi năm (không phải covid) vẫn lãi vài trăm tỉ và đang gánh lỗ cho vận tải hành khách của ĐSCV.
Đường sắt "truyền thống" ấy năm 2025 nó đã thành 160 rồi đấy, VN cũng khởi công 2025 luôn chứ có bỏ đâu.

Nếu so về tiến bộ kỹ thuật thì đường sắt sẽ sợ 2 ông xe tải điện tự lái và máy bay điện vì đám này không hao xăng. Tuy nhiên cũng còn vài chục năm để tính tiếp. Hiện giờ máy bay điện chỉ có tầm bay 200 cây số thôi, tốc độ có 200 km/h, chở chắc 10 người.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
6,572
Động cơ
486,846 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đường sắt "truyền thống" ấy năm 2025 nó đã thành 160 rồi đấy, VN cũng khởi công 2025 luôn chứ có bỏ đâu.
Không phải tuyến Bắc Nam cụ ợ. Cũng không cần sang chảnh đến 160 làm gì, chỉ cần 120 là đủ. Vì sao? Vì tốc độ 160 chở khách nên phải chạy trên cao, mà chi phí làm cầu cạn ít nhất gấp 2,7 lần chi phí đường nền đất.

Có gần 400km mà tốn những 8,5 tỉ đô. Với 8,5 tỉ, đầu tư và thi công trong nước, đủ làm cả tuyến 120km/h Hà nội-SG.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
12,783
Động cơ
334,011 Mã lực
Không phải tuyến Bắc Nam cụ ợ. Cũng không cần sang chảnh đến 160 làm gì, chỉ cần 120 là đủ.

Vì sao? Vì tốc độ 160 chở khách nên phải chạy trên cao, mà chi phí làm cầu cạn ít nhất gấp 2,7 lần chi phí đường nền đất.
cầu cạn làm nhanh nhờ máy móc tự động và nhờ giảm bớt xử lý móng. Xây nhanh được năm nào thì hoàn vốn nhanh được năm ấy, nhất là khi bị tính lãi cả mấy chục tỉ đô. Chả cần Tây Tàu, người Việt cũng đã tính ra thế.

Lại còn không chiếm đất bên dưới, dễ chỉnh bán kính cong, độ dốc. Công nghệ mới cho phép làm cầu cạn siêu dài, tiết kiệm cột cọc.

-------
chi phí đầu tư xây dựng cầu cạn cao tốc do Hòa Bình đề xuất có chi phí đầu tư từ 12 - 13,7 triệu đồng/m2, rẻ hơn nhiều so với giải pháp sử dụng cát, đất đắp nền cao tốc qua vùng đất yếu.

 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
12,783
Động cơ
334,011 Mã lực
có lần có báo nói đoạn Bắc Nam nào không làm cầu cạn là vì không làm được chứ không phải là không muốn làm, cụ nào rành kỹ thuật giải thích thêm.
 

XSim

Xì hơi lốp
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,720
Động cơ
904,041 Mã lực
Có gần 400km mà tốn những 8,5 tỉ đô. Với 8,5 tỉ, đầu tư và thi công trong nước, đủ làm cả tuyến 120km/h Hà nội-SG.
Cụ gửi phương án này cho mấy anh như anh Long Hòa Phát xem, ngon thì anh ấy sẽ làm BOT đấy. Gì chứ 8.5 tỉ USD cũng chỉ gần bằng tổng tài sản của HPG hiện tại thôi, anh ấy huy động được tốt. Nhà nước sẽ ủng hộ GPMB cho các anh. Thế là xong nhiệm vụ chở hàng rồi, ta bàn chở khách thôi.
 

XSim

Xì hơi lốp
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,720
Động cơ
904,041 Mã lực
Không phải tuyến Bắc Nam cụ ợ. Cũng không cần sang chảnh đến 160 làm gì, chỉ cần 120 là đủ. Vì sao? Vì tốc độ 160 chở khách nên phải chạy trên cao, mà chi phí làm cầu cạn ít nhất gấp 2,7 lần chi phí đường nền đất.

Có gần 400km mà tốn những 8,5 tỉ đô. Với 8,5 tỉ, đầu tư và thi công trong nước, đủ làm cả tuyến 120km/h Hà nội-SG.
Em nghĩ chỉ có ngẫn mới chịu tăng mức đầu tư 2.7 lần chỉ để chở khách nhanh hơn tí từ 120 lên 160, trong khi tuyến HP-LC có cao tốc đường bộ sẵn rồi, cự ly không dài để đặt nặng nhu cầu chở khách, tuyến này có nhiệm vụ chở hàng là chủ yếu.
 

XSim

Xì hơi lốp
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,720
Động cơ
904,041 Mã lực
có lần có báo nói đoạn Bắc Nam nào không làm cầu cạn là vì không làm được chứ không phải là không muốn làm, cụ nào rành kỹ thuật giải thích thêm.
Cái này chắc do chi phí thôi chứ địa chất, địa hình VN từ HN đến SG làm gì có chỗ nào không làm cầu cạn được.
 

bridge

Xe container
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
5,239
Động cơ
276,515 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cầu cạn làm nhanh nhờ máy móc tự động và nhờ giảm bớt xử lý móng. Xây nhanh được năm nào thì hoàn vốn nhanh được năm ấy, nhất là khi bị tính lãi cả mấy chục tỉ đô. Chả cần Tây Tàu, người Việt cũng đã tính ra thế.

Lại còn không chiếm đất bên dưới, dễ chỉnh bán kính cong, độ dốc. Công nghệ mới cho phép làm cầu cạn siêu dài, tiết kiệm cột cọc.

-------
chi phí đầu tư xây dựng cầu cạn cao tốc do Hòa Bình đề xuất có chi phí đầu tư từ 12 - 13,7 triệu đồng/m2, rẻ hơn nhiều so với giải pháp sử dụng cát, đất đắp nền cao tốc qua vùng đất yếu.

Giải pháp của Hòa Bình thì về cơ bản đã được dùng trong ngành cầu đường rồi. Còn về giải pháp đang kiến nghị (có đăng ký bản quyền) thì đang vận động hành lang mạnh để đưa vào sử dụng đại trà với các dầm bản lắp ghép, tuy nhiên chưa thực sự phù hợp trong thời điểm này, so sánh về giá vẫn đắt hơn giải pháp đắp truyền thống ...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top