[CCCĐ] H.À.G.I.A.N.G - Mùa Đá Nở Hoa. Chuyến săn đào độc hành điên đảo.

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,389
Động cơ
535,429 Mã lực
Những chuyến đi của em ạ.

1 - Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 thác Bản Giốc và hồ Ba Bể

2 - Thung lũng Bắc Sơn - Chốn bồng lai nơi hạ giới.

3 - Gia đình bé nhỏ của cháu chinh phục đường đèo cao nguyên đá và săn hoa Tam Giác Mạch

4 - Đông Ấm Yêu Thương đến với học sinh bản Xéo Dì Hồ - Mù Cang Chải - Yên Bái

5 - Tết Dương nhà cháu nghỉ ngơi bằng cách leo Fansipan và săn mây Y Tý.

6 - Ngẫu hứng.! Tết gia đình em xiên nửa con Vịt ạ. HN - ĐN - Mỹ Sơn - HN

7 - Hành trình săn nàng Mây - Tà Xùa - Bắc Yên.

8 - Nơi anh đến là đảo xa. Bạch Long Vĩ Đảo Quê Hương.

9 - Một vòng ngắm lúa HN - MCC - Ô Quy Hồ - Y Tý - Lũng Pô - Lào Cai - HN

10 - Một thóang Hoàng Su Phì. Chuyến đi của kẻ độc hành đam mê.

11 - Em yêu cao nguyên, cao nguyên đầy đá. Em lại lên với đá và người Hà Giang.

12 - Hành trình rong ruổi Miền Tây Nam Bộ mùa nước nổi trong 12 ngày.

13 - Tết Dương 2016 em lại hành xác trong rừng trên đường leo Bạch Mộc Lương Tử

14 - Du Xuân Tây Nguyên Tết của Khỉ Con. Anh yêu cao nguyên cao nguyên đầy gió.

15 - Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật. Em lại lên với đại ngàn Tây Nguyên tham dự đua voi.

16 - Cung đường biển đẹp nhất Việt Nam - Nam Trung Bộ. Thật tuyệt vời Tổ Quốc ta ơi.!

17 - Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Em theo bước đoàn quân Tây Tiến.

18 - Côn Đảo. Một Thiên Đường rất khác.

19 - Hoàng Su Phì chuyến lang thang của một thằng dân tộc Kinh thiểu số.

20 - Đảo Cái Chiên - Chuyện giờ mới kể.

21 - Kỳ nghỉ hè của tụi trẻ ở xứ sở "Hoa vàng trên cỏ Xanh"

22 - Ý Tý - Kin Chu Phìn điên đảo trong mưa cùng team SO DEEP

24 - Bố hay đi linh tinh,bố hay đi một mình. Con không thích ở nhà,thích đi cùng bố cơ. Đồng Cao Cắm trại

25 - Đừng đùa với ba đỉnh Tà Xùa. Có một đại dương mây lưng chừng trời.

26 - Đón Tết ở một nơi xa. Nơi đá cũng nở hoa trong ngày Tết

27 - LÙNG CÚNG - Trek thế nào cho đúng.

28 - H.À.G.I.A.N.G - Mùa Đá Nở Hoa. Chuyến săn đào độc hành điên đảo.

29 - PU.TA.LENG hành trình đi săn nữ hoàng hoa rừng Tây Bắc.

30 - T.Â.Y.X.Ứ.N.G.H.Ệ Nơi hoang sơ còn sót lại.

31 - Bố ơi mình đi đâu thế. Phiên bản C.Ô.N.Đ.Ả.O.2.0.1.7.

32 - Thanh Lân - Nét hoang sơ còn sót lại.

33 - Y.T.Ý [S ắ c T h u V à n g] Em lại lên với mùa thu vàng Y Tý

34 - P H Ư Ơ N G N A M D U K Ý - Hành trình Chín cửa sông Rồng - Đi tìm một mùa len trâu đúng nghĩa

35 - Từ Quảng Trị anh hùng đến Huế mộng Huế mơ.

36 - Lảo Đảo Lẩn Thẩn - Chuyến trek đầu tiên của Bông và Sóc

37 - Islands Marathon Trip. Chuyến đi bụi biển đảo từ Côn Đảo - Phú Quốc - Thổ Chu tới Koh Rong Samloem

38 - Y Tý - Kỳ nghỉ hè muộn của bọn trẻ, nhưng rất vui và ý nghĩa

39 - Tour De Hà Giang. Một vòng ê ẩm với miền hoa đá

40 - Tour De Nam Trung Bo

41 - Tour De Cao Bang - Độc hành bằng xe đạp

42 - Tây Nguyên - Có cái nắng, có cái gió, có nỗi nhớ...

43 - Về miền Tây, tôi lại đến với miền đất đầy tình người và cảnh vật mướt mải, tươi đẹp.

44 - Tien Phong Marathon 2022 - Côn Đảo. Chạy cự ly dài và chuyến đi cũng dài.

45 - Tour De "Ra Bắc" và VnExpress Marathon Sparkling Quy Nhon 2022


H.À.G.I.A.N.G Mùa Đá Nở Hoa


Sống giữa chập trừng mây và núi, ở cái nơi mà “đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng”, người Mông có câu: “Đời đá hang hốc, đứng ngồi chen nhau, suốt đời cọ cựa, với cái đói nghèo".

Nơi đây cả cuộc đời một con người họ sống trong đá, quanh năm công việc chỉ có đá với đá, giữa thẳm sâu của đá, trước nghiệt ngã của thiên nhiên là sức sống bền bỉ dẻo dai, là cuộc sống lao động kế tiếp nhau qua biết bao thế hệ của người dân nơi này. Sự khắc nghiệt của đất trời cùng với cái nghèo cái đói chẳng bao giờ dập tắt được khát vọng vươn lên của họ. Nơi đây để canh tác, trồng được cây ngô cây sắn người dân nơi đây đã phải gửi đất trong đá. Gửi cuộc đời mình trong đá. Sống với đá, họ cũng giống như đá. Cứng rắn và thầm lặng. Trên những triền đá tai mèo xám ngoét vẫn phất phơ những chiếc váy hoa xoè của người phụ nữ đi gùi đá trồng ngô. Giữa khoảng không rộng lớn vẫn nghe thấy tiếng lục lạc lẫn âm thanh chói tai của lưỡi cày cào kiết vào đá. Ở vùng đồng bằng, cày đất ruộng còn vất vả, huống chi đồng bào ở đây lại cày cả đá nữa! Cuộc sống của họ chỉ như vậy, quanh quẩn với việc lên núi bẩy đá, tìm đất trồng ngô, mà cũng chỉ có cây ngô mới sống được ở vùng này, nhẫn nại như con người vậy. Dáng đi của họ cứ đổ về phía trước, cặm cụi…lầm lũi. Thức ăn hằng ngày của đồng bào chỉ có mèn mén, quanh năm cũng chỉ có mèn mén. Cuộc sống của họ tuy bao vất vả cực nhọc bộn bề nhưng tinh thần của con người nơi đây lúc nào cũng lạc quan, tươi mới. Ấy vậy mà trước của nhiều nhà vẫn trồng mấy khóm cẩm tú cầu nở bung như mâm xôi, vài cây đào già đến nỗi gốc nó đã sù sì rêu mốc mọc tứ túng, thêm cả những khóm hồng Đà Lạt rộ đỏ và vài cây lê cây mận chắc để chắn gió hoặc lấy bóng mát. Đá đã không phụ công họ đá ấp ủ đất, ấp ủ cây, đá lạnh lẽo đã cứ đến mùa là bung nở những cánh hoa của mùa xuân đỏ thắm làm cho cuộc sống người Mông nơi đây trở nên thi vị vô cùng.

Hà Giang – một bức tranh có cái đẹp hoành tráng của thiên nhiên, nét hoang sơ của rừng già núi đá, có nỗi buồn nghèn nghẹn khi nhìn vào cuộc sống lao động của con người. Mồ hôi chan nước mắt, chua xót bội phần, nhưng tiếng khèn vẫn cất lên từ những ngôi nhà vương nét thời gian, họ cứ sống và làm việc, khắc khổ nhưng đầy thi vị.

Khung cảnh Hà Giang vào xuân như chốn thần tiên cổ tích, như tiếp thêm sức lực, tiếp thêm nguồn sống cho đồng bào Mông nơi đây bước tiếp những bước đi trong cuộc đời vốn đã vô cùng khó khăn của mình ở nơi tưởng chừng như lạnh lẽo chỉ có đá với đá.

Hà Giang - Mùa Đá Nở Hoa 03.2017.

Trong hai ngày cuối tuần khi nhận được tin hoa đào Hà Giang bung nở là tôi lại xách mông lên đường. Tôi đã săn hụt sắc đào sắc mận sắc lê Hà Giang một lần dịp Tết rồi nên lần này tôi quyết không bỏ lỡ. Nói là làm tối thứ sáu tức ngày 03.03.2017 bắt xe giường nằm Hà Giang ở bến Mỹ Đình. Tôi thường hay đi xe Hưng Thành, lái xe và phụ xe quen mặt đến nỗi họ lại bảo mày lại đi đấy à. Vâng em lại đi đây em lên với Mùa Đá Nở Hoa, lên với vợ dại con thơ đang chờ em đó.



Hành trình chuyến đi của tôi như sau:

Ngày 1: 04.03.2017: Hà Giang - Bát Đại Sơn - Vần Chải - Phố Cáo - Phó Bảng - Sủng Là - Lao Xa - Đồng Văn: 190km



Ngày 2: 05.03.2017 Đồng Văn - Đồn Cao - Mốc 422 - Gì Thàng - Lao Xa - Sủng Là - Hà Giang




Mùa Đá Nở Hoa.



























 
Chỉnh sửa cuối:

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,389
Động cơ
535,429 Mã lực
Bọn trẻ ở Nhà Pao





Bọn trẻ con ở Gì Thàng rất đáng yêu








Hai mẹ con ở Lao Xa

 
Chỉnh sửa cuối:

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,389
Động cơ
535,429 Mã lực
Sắc đào ở nhà của Pao









Sắc mận sắc lê ở Phố Cáo







 
Chỉnh sửa cuối:

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,389
Động cơ
535,429 Mã lực
Cậu bé ở Vần Chải







Hương sắc vùng cao



 
Chỉnh sửa cuối:

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,389
Động cơ
535,429 Mã lực
Thế là chị ơi rụng bông hoa gạo













 

my1611

Xe hơi
Biển số
OF-430105
Ngày cấp bằng
15/6/16
Số km
104
Động cơ
221,215 Mã lực
Tuổi
42
Đẹp dữ dội cụ ạ =D>
 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,389
Động cơ
535,429 Mã lực
Ngày 1: 04.03.2017: Hà Giang - Bát Đại Sơn - Vần Chải - Phố Cáo - Phó Bảng - Sủng Là - Lao Xa - Đồng Văn: 190km

Tôi đến bến xe tp Hà Giang lúc 4h30 sáng, sau một đêm ngủ trên xe giường nằm. Tôi đã liên hệ trước với cửa hàng cho thuê xe. Sáng sớm họ đã ra bến xem đón tôi về để làm thủ tục thuê xe. Giờ ở Hà Giang rất nhiều dịch vụ cho thuê xe và chất lượng xe cũng khá tốt. Tôi hay chọn thuê xe máy ở một địa chỉ quen biết mà tôi đã thường hay thuê những lần trước đây. Xe mới dịch vụ nhanh gọn nhân viên nhiệt tình.

Làm thủ tục xong khoảng 5h30 sáng ngày 04.03.2017, đổ đầy bình xăng tôi lên đường luôn cho kịp, vì quãng đường trong dự định của tôi khá dài. Tôi chỉ đi trong 2 ngày cuối tuần là T7 và CN mà có rất nhiều địa điểm cần phải ghé qua để có những bức ảnh đẹp.

7h30 Sáng tôi đã đến thị trấn Tam Sơn - Quản Bạ để ăn sáng.



Thời tiết từ Hà Giang lên Quản Bạ mưa mù trời, báo hiệu một chuyến đi săn hoa đào có vẻ không thành công như mong đợi. Tôi mặc kệ, mưa có cái đẹp của mưa và nắng có cái hay của nắng. Do đó tôi cảm thấy không chán nản mà cảm thấy rất vui, mặc dù đi độc hành, nhưng có vẻ thấy thỏai mái hơn những lần trước đi cùng nhóm. Vì đi độc hành mình thích thì mình sẽ làm những cái mình thích. Mình thấy đẹp thì mình sẽ dừng lại lâu lâu để mình ngắm mình chụp, mình buồn, mình mệt thì mình ngồi nghỉ đâu đó để thỏa mãn cái tôi cá nhân của mình. Và cái quan trọng nhất là mình cứ đi đến những nơi mà mình cảm thấy muốn đi thế thôi.

Sáng sớm ở thung lũng Lùng Tám, người dân dã đi ra đồng đốt rạ từ rất sớm.



Lũ trẻ con đã theo ông bố trẻ này ra đồng từ rất sớm.



Địa hình Hà Giang thì từ thành phố lên đến Quản Bạ - Cán Tỷ - Yên Minh thì người dân vẫn có thể canh tác trồng lúa, trồng hoa mầu lác đác ở một vài nơi được. Còn sau thị trấn Yên Minh trở đi thì địa hình là vào vùng lõi của cao nguyên đá nên không trồng được bất cứ một loài cây lương thực gì ngoài NGÔ, và đến mùa thì một vài vạt tam giác mạch lấy hạt để làm bánh tam giác mạch. Thế mới thấy rằng để có cái ăn thôi chứ chưa nói đến cái mặc, đồng bào Mông ở cao nguyên đá đã vô cùng vất vả đến nhường nào. Giữa những dãy núi đá tai mèo, không phải chỗ nào cũng trồng ngô cũng gieo hạt ngô để nẩy mầm được, mà người dân phải gùi những gùi đất từ nơi xa, xếp đá thành bờ rào của nương rẫy rồi đổ đất cho thành luống thành ruộng để mà trồng ngô. Cuộc sống ngày qua ngày lúc nào cũng chỉ cắm mặt vào với đá. Đục đá, đẽo đá, phá đá để mưu sinh.
 
Chỉnh sửa cuối:

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,389
Động cơ
535,429 Mã lực
Tôi đến cầu Cán Tỷ rất sớm, mới chỉ có 8h30 sáng, mọi khi khu vực cầu Cán Tỷ là nơi đồng bào Mông, Dao mang các sản vật của núi rừng ra bán cho mấy bạn Kinh thiểu số đi du lịch, nhưng lúc này chắc sớm quá nên chưa ai dọn hàng ra cả. Vừa qua cầu Cán Tỷ tôi thấy mấy em bé đang lúi húi dưới sông Miện làm gì đó. Tôi dừng lại chụp ảnh thì hóa ra mấy em bé này đang trông em và giặt quần áo. Bằng tuổi này và vào giờ này, và những ngày nghỉ như thế này thì bọn trẻ con nhà tôi còn lớn hơn mấy đứa bé dưới sông kia rất nhiều, và đa số trẻ con ở thành phố còn đều đang ngủ rất say hoặc có tỉnh giấc cũng vẫn còn đang ườn èo trên giường trong chăn ấm đệm êm, và còn đợi bố mẹ chuẩn bị cho bữa sáng rồi ườn èo ăn một cách rất uể oải. Ngẫm đến lũ trẻ thành phố mà cảm thấy buồn. Tất cả là do thói quen của người lớn, và do những quan niệm vô cùng sai lệch của người lớn, do điều kiện quá đầy đủ mà thôi.

Mấy chị em ra suối giặt đồ



Suối Rêu





Rêu đá suối, một món ăn cực ngon của người vùng cao. Giờ họ cũng ít khi ăn món này do cuộc sống giờ cũng đã khấm khá lên rất nhiều nên họ không phải đi suối để vớt rêu đá về làm lương thực nữa.
 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,389
Động cơ
535,429 Mã lực
Mấy đứa trẻ tôi kể ở trên, hình ảnh tôi chụp bằng điện thoại, chúng bé li ti như những cái chấm nhỏ trong bức ảnh.



 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,389
Động cơ
535,429 Mã lực
Cái cây cô đơn này dường như đã quá quen thuộc với những ai yêu mến Hà Giang.


 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,389
Động cơ
535,429 Mã lực
Với tâm lý của một thằng đi săn hoa đào, nên trong đầu tôi nghĩ tầm này đào nở chắc sẽ có ở mọi nơi, nên tôi rẽ vào Bát Đại Sơn xuống dưới bản để săn một vài cây hoa đào, nhưng Bát Đại Sơn hoa đào gần như không còn. Do đó nó làm cho khung cảnh Bát Đại Sơn một xã giáp biên giới Trung Quốc nơi có mốc 338 mà tôi đã có lần ghé thăm trong một chuyến đi năm ngoái mà tôi đã từng đề cập đến ở trên này. Không đào không mận không lê làm cho khung cảnh Bát Đại Sơn càng trở êm ảm đạm, u ám và buồn một cách lạnh lùng. Tôi ghé vào ngó nghiêng một lúc chụp vài bức ảnh nơi mà tôi rất ấn tượng với cái tên của nó và với cái khung cảnh buồn đến lạnh lẽo của nó.

Phía xa xa trong mây mù kia là Trung Quốc, danh giới chính là mốc 338.






Đi Thẳng là bản Lao Chải và cứ tiếp con đường thẳng là đến mốc 338



Chỗ này tôi không biết để làm gì mà họ san phẳng một ngọn đồi, đắp ụ, đào rãnh rất công phu. Đứng từ đây nhìn toàn cảnh Bát Đại Sơn và đường biên giới với Trung Quốc



Dừng lại châm điếu thuốc hút, và đây ngắm toàn cảnh Bát Đại Sơn mênh mông cho thỏa cái chí tang bồng của kẻ độc hành lãng du.




 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,389
Động cơ
535,429 Mã lực
Rời Bát Đại Sơn tôi đi thẳng lên Yên Minh luôn chứ không rẽ ngang tắt chỗ nào nữa. Đoạn đường gần tới Yên Minh dọc hai bên đường hoa gạo nở đỏ rực cả một góc rừng. Đẹp quá tôi dừng lại lấy máy chụp lại những cây gạo đang vào độ rực rỡ nhất.









 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,389
Động cơ
535,429 Mã lực
Tràn ngập trên đường một màu đỏ rực rỡ của tháng 3 - Hoa Gạo









 

TONGIA

Tầu Hỏa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
40,030
Động cơ
883,731 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Kể từ hồi lên cải tạo nâng cấp QL2
Gần 20 năm chưa quay lại Hà Giang.
Xem ảnh cụ nhớ quá.
 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,389
Động cơ
535,429 Mã lực
Kể từ hồi lên cải tạo nâng cấp QL2
Gần 20 năm chưa quay lại Hà Giang.
Xem ảnh cụ nhớ quá.
Úi lúc đó thì Hà Giang còn quá hoang sơ phải không cụ. Chứ giờ đi HG thì cụ chắc không nhận ra nổi, em mới đi HG từ 2014 đến nay mà đã thay đổi từng ngày từng giờ rồi đó cụ ơi. Giờ như một điểm du lịch cuối tuần của dân Kinh miền bắc hay sao ý. Cuối tuần em ở Đồng Văn mà em cứ ngỡ không phải Đồng Văn đó cụ
 

TONGIA

Tầu Hỏa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
40,030
Động cơ
883,731 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Úi lúc đó thì Hà Giang còn quá hoang sơ phải không cụ. Chứ giờ đi HG thì cụ chắc không nhận ra nổi, em mới đi HG từ 2014 đến nay mà đã thay đổi từng ngày từng giờ rồi đó cụ ơi. Giờ như một điểm du lịch cuối tuần của dân Kinh miền bắc hay sao ý. Cuối tuần em ở Đồng Văn mà em cứ ngỡ không phải Đồng Văn đó cụ
Trước em lên đến Thanh Thủy phải mất mấy ngày.
mấy chô Hoàng Su Phì, Xín mần, nhất là Bắc Quang lang thang vật vờ suốt.
Nhưng không có 1 tấm ảnh nào.
Vì ngày ấy chả có máy
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top